Khiemnguyen

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Tiểu phẩm - một thể loại văn học năng động trong môi trường báo chí (1)



1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của tiểu phẩm
Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng tiểu phẩm đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII, gắn liền với sự phát triển của báo chí phương Tây trong những hoàn cảnh lịch sử - xã hội đặc biệt. Đó là thời kỳ của những cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ, quý tộc phong kiến và xã hội phong kiến vốn đã mục ruỗng, thốỉ nát. Như vậy, tiểu phẩm ra đi đã gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp và được coi là một trong những vũ khí lợi hại của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh ấy.
Là con đẻ của cuộc cách mạng dận chủ tư sản, tiểu phẩm là tiếng nói của khuynh hướng vận động tích cực, hợp quy luật để chng lại những thế lực cản tr dòng chảy của lịch sử nhân loại. Nhiều nhà văn tiến bộ đã sử dụng thể loại này một cách có hiệu quả để châm biếm, giễu cợt những điều xấu xa, bất công, những biểu hiện giả dối, lừa bịp và những trì trệ, lạc hậu trong đời sng. Một số tác giả như Mông-ten, Vôn-te, Đi-đơ-rô, Lét-xinh, Héc- đơ Ghéc-xen, Lỗ Tấn... thường được coi là những cây bút tiểu phẩm mẫu mực ở thời kỳ này.
Có thể lấy ví dụ về trường hợp của Lỗ Tấn - một cây bút tạp văn, tiểu phẩm nổi tiếng nhất trong văn học Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh tình trạng xã hội Trung Quốc ngày càng trở nên đen tối, hủ bại, qua các tác phấm xuất sắc của mình, ông đã mổ xẻ tính cách của người Trung Quốc - nhất là của những kẻ cầm quyền một cách lạnh lùng và cay độc. Ông là người biết cách châm biếm sâu sắc những nhược điểm của dân tộc mình với một lòng yêu nước chân thành. Mặc dù bọn bồi bút của giai cấp thông trị khi đó luôn tìm cách dè bỉu các tác phẩm của Lỗ Tấn, nhưng không ai có thể nghi ngờ tinh thần dân tộc, sự phẫn nộ chân thành và nhất là tài năng của ông. Chính Lỗ Tấn đã nâng tiểu phẩm, tạp văn lên địa vị ngang hàng vi những thể loại văn học khác, m ra cho nó một chân trời phát triển rộng rãi và chiếm một địa vị vinh quang trong văn học Trung Quốc hiện đại...
Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, khi còn đang hoạt động cách mạng nước ngoài, nhà báo Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tiểu phẩm sắc bén để vạch trần bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp và thức tỉnh các dân tộc thuộc địa đứng lên giành độc lập. Chỉ riêng trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Le procès de la colonisation francaise) xuất bản bằng tiếng Pháp (năm 1925) đã có hàng chục tiểu phẩm mẫu mực (như các mục viết về Ông Phuốc; Ông Lông; Ông Gác-bi; Ông Méc-lanh; Ông Giê-rê-mi-lơ-me, Ông U-tơ-rày; (Chương III: Các quan toàn quyền thống đốc) hoặc các Ông Xanh; Ông Đác-lờ; Quy ngài Bu-đi-nô, Bô-đoăng và những ngài khác (Chương IV: Các quan cai trị)[1] v.v... Với sự kết hợp với những kiến thức của Đông, Tây kim cổ và những kiến thức phong phú của cuộc sống hàng ngày; với tinh thần chiến đấu không khoan nhượng trước kẻ thù và với nghệ thuật châm biếm sâu sắc, các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - trong đó có nhiều tiểu phẩm xuất sắc, đã trở thành những đòn mạnh mẽ giáng thẳng vào chế độ thực dân tàn bạo. Cũng chính những tác phẩm đó đã đặt nền móng cho nền văn học và báo chí cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Trước đây, GS Lương Duy Thứ đã nhận thấy: không phải ngẫu nhiên mà nhà báo Nguyễn Ái Quốc thích đọc tác phẩm Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa. Đó là kết quả của một sự gặp gỡ trong quan niệm về sứ mệnh văn chương. Có thể nhận thấy bút pháp và giọng điệu châm biếm trong tiểu phẩm của Nguyễn Ái Quốc có nhiều điểm rất gần gũi với bút pháp, giọng điệu của Lỗ Tấn. Nhận xét chung về tiểu phẩm của Bác, đồng chí Trường Chinh đã viết: “Về văn phong, cách nói hoặc cách viết của đồng chí H Chí Minh có những nét rất độc đáo; nội dung khảng khái, thấm thía, đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và lý trí của người ta; hình thức sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân[2].
nước ta, mặc dù nền báo chí xuất hiện chậm hơn so với các nước phương Tây nhưng ngay từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, nhiều tiểu phẩm in trên báo đã gây được những tác động xã hội mạnh mẽ. Như đã nói trên, trong số những cây bút tiểu phẩm thời k này, Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút tiêu biểu nhất, xứng đáng được coi là người đứng đầu trong đội ngũ những cây bút thời kỳ đó. Với cái nhìn hiện thực tỉnh táo, với sự sâu sắc và dũng cảm của một tài năng và một nhân cách lớn, ông đã chĩa mũi nhọn ngòi bút của mình vào bọn thực dân phong kiến và bọn tay sai. Ngô Tất T không chỉ viết mỗi tiểu phẩm, tuy nhiên thể loại này đã được coi là “xương sống” trong sự nghiệp văn học và báo chí của ông.
Nhìn trên tiến trình vận động phát triển của tiểu phẩm trong văn học và báo chí Việt Nam gần một thế kỷ qua, có thể thấy rằng đây là một thể loại văn học có khả năng thích ứng với đời sng báo chí một cách hết sức nhạy bén. Trong những năm đổi mới nước ta, quá trình dân chủ hoá đời sng văn học và đời sống báo chí đã tạo ra những điu kiện thuận lợi cho tiểu phẩm phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trên các báo Trung ương, báo ngành và báo địa phương, chuyên mục tiểu phẩm và hàng chục những chuyên mục có đăng tải tiểu phẩm đã trở thành một nét đặc trưng quan trọng của nền văn học và báo chí đổi mới ở nước ta. Những đối kháng dân tộc không còn, nhưng cuộc đấu tranh chng tiêu cực, tham nhũng, tệ hối lộ, quan liêu vẫn rất gay gắt và ngày càng tinh vi phức tạp hơn, đòi hỏi tiểu phẩm phải đa dạng hơn, linh hoạt hơn. Tính chiến đấu với vũ khí châm biếm vốn là ưu thế của tiểu phẩm vẫn được phát huy một cách mạnh mẽ trong bối cảnh hiện đại.
Sẽ là không đầy đủ và không công bằng khi nói đến những đặc điểm của nền văn học và báo chí đổi mi ở nước ta mà lại không nhắc đến tiểu phẩm - một thể loại được ví như những “con dao mổ” sắc bén để trích vào những ung nhọt của cuộc sng.
2. Một số quan niệm về tiểu phẩm
Về những ưu thế của tiểu phẩm trong nền văn học và báo chí hiện đại thì không có gì phải bàn cãi, tuy nhiên đến nay vẫn đang còn những ý kiến rất khác nhau khi xác định về vị trí và những đặc điểm của thể loại này. Trong thực tế, thuật ngữ “tiểu phẩm” vẫn thường xuyên được các nhà nghiên cứu văn học và báo chí sử dụng nhưng với nhiều cách hiểu không giống nhau. Điều đó dẫn tới một thực trạng là có những tác phẩm tuy cùng được coi là tiểu phm nhưng lại có những tính cht, đặc điểm rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bên cạnh đó, trong lý luận văn học lại có xu hướng sử dụng hai thuật ngữ “tiểu phẩm” và “tạp văn” như một thuật ngữ ghép vì cho rằng tiu phẩm chỉ là một trong những dạng của tạp văn, được phân biệt vi các dạng khác “tính chất chính luận” sắc bén và “tính chiến đấu” trước những cái xấu, cái lạc hậu trong xã hội.
Trong bối cảnh của nền văn học và báo chí ở nước ta hiện nay, việc xây dựng một quan niệm khoa học về tiểu phẩm không chỉ có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu lý luận mà còn có tác động tích cực đối với các chương trình đào tạo và đối với thực tiễn sáng tạo tác phẩm.
Vậy tiểu phẩm là gì ? Đó là th loại văn học, là thể loại báo chí hay là một thloại trung gian giữa văn và báo? Để có thể trả lời câu hỏi này, cần phải bắt đầu từ việc điểm qua những cách hiểu về thể loại.
Cho đến nay, ỏ nước ta đang tồn tại một số quan niệm sau đây:
Quan niệm thứ nhất: tiểu phẩm là một thể loại văn học đặc biệt, rất gần gũi với báo chí. Nó có những đặc điểm nổi bật là: hình thức ngắn gọn; nội dung có tính chiến đấu cao, năng động và linh hoạt do bám sát những con người, sự việc, vấn đề, tình huống có thật trong đời sống; thường sử dụng bút pháp châm biếm, đả kích. Đây là quan niệm khá phổ biến trong giới nghiên cứu lý luận văn học nước ta. Theo cách hiểu này, những tác giả viết tiểu phẩm nổi tiếng thường được nhắc tới là Lỗ Tấn, Nguyễn Ái Quốc, Ngô Tất Tố...
Cũng chính do việc xác định những đặc điểm của tiểu phẩm như vậy nên các nhà nghiên cứu văn học đã xác định tiểu phẩm là một thể loại thuộc ký văn học (vì nó phản ánh những sự thật đời sng, mà đây lại là một đặc trưng quan trọng nhất của các thể ký văn học). Những người tán thành quan niệm này còn cho rằng: tiểu phẩm là một th loại văn học có năng lực phản ánh những vấn đề thời sự. Tất nhiên, với tư cách là một thể loại văn học, tiểu phẩm không thể phản ánh được những sự kiện, vấn đề thời sự cấp bách đang nảy sinh hàng ngày hàng giờ một cách nhạy bén như các thể loại báo chí. Nhìn chung, nó chỉ có thể phản ánh những vấn đề thời sự hay chủ đề nào đó trong từng giai đoạn trong cuộc sống.
Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học còn cho rằng: tiểu phẩm là “thể loại tản văn ngắn gọn, xinh xắn nhưng giàu chất trữ tình (...) Văn tiểu phẩm có loại thiên về triết lý, có loại thiên về tiểu sử, phong tục, phong cảnh, có loại nghiêng về phê bình văn học, có loại nghiêng về phổ biến khoa học, lại có loại thuần tuy trữ tình”… Phong cách chung của văn tiểu phẩm được xác định ở “tính hình tượng cô đọng, tính ngụ ý,ngữ điệu trò chuyện, tâm tình, bộc lộ trực tiếp nhân cách cá tính của tác giả, đê lại ấn tượng nhẹ nhàng, khoáng đạt[3].
Có một điều đáng chú ý là trong các nhà nghiên cứu văn học nước ta, còn có ý kiến muôn đặt hai thuật ngữ “tạp văn” và “tiểu phẩm” bên cạnh nhau thành một thuật ngữ ghép. Trên cơ sở cho rằng: tạp văn, tiểu phẩm là những tác phm ký văn học phản ánh những sự thật trong đời sống, những người tán thành cách hiểu này đã xác định những đặc điểm của thể loại tiểu phẩm được thể hiện qua các yếu t hình thức ngắn gọn; có tính chiến đấu cao với cảm hứng tố cáo mạnh mẽ; giọng điệu linh hoạt, gắn liền với cá tính sáng tạo của mỗi tác giả; thường sử dụng bút pháp trào lộng, hài hước, châm biếm...
Đi xa hơn nữa, GS. Hà Minh Đức còn nêu ra mối quan hệ giữa tạp văn, tiểu phẩm với bút ký chính luận: “Có tác giả dùng hình thức ký chính luận đ tranh luận, phê phán kẻ thù nên trong những bút ký đó yếu tố châm biếm được vận dụng xen kẽ và có khi thâm nhập vào toàn bộ hình tượng và ngôn ngữ của bài văn (như trong tạp văn của Lỗ Tấn và nhiều tiểu phấm văn học của Ngô Tất Tố)[4].
Quan niệm thứ hai: xuất phát từ một trong những đặc điểm của tiểu phẩm là phản ánh những sự thật của đời sống và có thể đáp ứng yêu cầu tuyên truyền thời sự, quan niệm này cho rằng: “tiểu phẩm là một thê loại tác phm báo chí ngắn gn, mang tính văn học, đưc din đạt bằng một ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ th hoặc khái quát mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của mình trước sự việc hoặc hiện tượng đó[5]. Như vậy, cách hiểu này đã cho rằng tiểu phẩm là thể loại báo chí nhưng ít nhiều mang tính chất văn học với ngôn ngữ sinh động, giọng điệu châm biếm, hài hước.
Quan niệm thứ ba: tiểu phẩm là thể loại trung gian giữa văn học và báo chí. Những người tán thành quan niệm này cho rằng: trong từng tác phẩm cụ thể, do tính chất văn học hay tính chất báo chí mạnh hơn sẽ quyết định tác phẩm đó thuộc vào văn học hay báo chí. Theo ý kiến của GS, TS Tạ Ngọc Tấn, chỉ đến cuối những năm 30 của thế kỷ trước, báo chí Xô-viết mới chính thức thừa nhận tiểu phẩm là một thể loại đặc biệt - một thể loại châm biếm nằm trong loại tác phẩm chính luận – ngh thuật. So sánh tiểu phẩm với các thể loại báo chí ông cho rằng “một đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm là sự kết hợp những phương pháp thể hiện của báo chí và thủ pháp nghé thuật của văn học, giữa ngôn ng thông tin chính luận với ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật. Sự kết hợp này rất phong phú, sinh động tuỳ theo tài liệu về sự kiện khách quan và tài năng của người viết[6].
Những khác biệt trong các ý kiến nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát chính từ sự năng động và linh hoạt của tiểu phẩm trong quá trình phản ánh hiện thực. Trong thực tế, thể loại đặc biệt này đã thể hiện rất sinh động sự giao thoa giữa văn học và báo chí. Điều đó đã dẫn tới những ý kiến khác nhau trong việc xác định vị trí và những đặc điểm của nó. Cũng vì thế, có thể thấy rằng việc xác định tiểu phấm là th loại văn học hay thể loại báo chí là một trong những những điểm then chốt trước khi đi sâu hơn trong việc nhận diện đúng đắn về những đặc điểm thể loại của nó.
(xin mời xem tiếp phần 2)

[1] Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, (Sđd), Tr. 28 - 44.
[2] Tạ Ngọc Tấn, Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2000, Tr.21.
[3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1992. Tr.291,292.
[4] Hà Minh Đức, “Các thể ký văn học”, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993. Tr.207
[5] Nhiều tác giả, Ngh nghiệp và công việc của nhà báo, Hội nhà báo Việt Nam. Hà Nội, 1992. Tr. 248.
[6] Tạ Ngọc Tấn, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1999. Tr.200.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét