Khiemnguyen

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA VĂN HỌC TRUNG QUỐC TRONG TIẾN TRÌNH PHẤT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM



Lâu nay, khi nghiên cứu mối quan hệ văn học Trung Quốc và Việt Nam học giả Việt Nam chủ yếu nhấn mạnh mặt vượt lên ảnh hưởng to lớn của văn học Trung Quốc để xây dựng nền văn học dân tộc độc đáo. Đó là mặt quan trọng chủ đạo, giúp đánh giá bản thân mọi ảnh hưng. Nhưng việc nghiên cứu các qụy luật của nó cũng có ý nghĩa riêng, nhất là khi địa vị độc đáo của văn học Việt Nam đã được khẳng định trong cộng đồng văn hóa thế giới. Đây là một đề tài lớn mà trong bài này chúng tôi xin phác qua vài nét sơ lược.       
Sự giaou văn hóa Việt Trung vào thời cổ đại, khi tương truyền người Việt có chữ “con nòng nọc” như thế nào, chúng ta còn chưa rõ. Thời Bắc thuộc, từ đầu công nguyên, cho đến khi người Việt Nam xây dựng quốc gia độc lập vào thế kỷ X, mối quan hệ giao lưu không bình thường đã không để lại kết quả gì về thư tịch đáng kể. Tuy nhiên về mặt ngôn ngữ, nhiều nhà ngữ học cho biết đây là thời kỳ chuyển hóa của tiếng Việt từ đa âm tiết và vô thanh điu sang đơn âm tiết vá có thanh điệu (đặc điểm của ngữ hệ môn Khơme và Nam á mà tiếng Việt thuộc vào) (t187): Quá trình đơn âm tiết hóa và thanh điệu hóa hoàn thành khớp với thời điểm hình thành nền văn học viết dân tộc (thế kỷ X - XV). Tiếng Việt giàu thanh điệu hơn tiếng Hán và đường nét của thành điệu cũng khác, cho nên quá trình nói trên không chỉ do ảnh hưởng tiếng Hán. Nhưng cách đọc Hán Việt cổ từ thời Hán và phát triển vào đời Đường còn lưu giữ bền chặt trong tiếng Việt, cùng với khoảng 60% từ gốc Hán các loại trong từ vựng tiếng Việt đã chứng t tiếng Hán đã ảnh hưởng lớn tới tiếng Việt không ch ngữ âm, từ vựng, mà đặc biệt là phong cách học, làm thành yếu tố nội tại của tiếng Việt, tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận và Việt hóa luật thơ, thể thơ và phong cách thơ văn Trung Quốc (t188).
Văn hóa và văn học Trung Quốc được tiếp nhận và phát huy ảnh hưởng nhiều mặt nhất là vào thời kỳ Việt Nam xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ. Ảnh hưởng này diễn ra qua các mặt và quy luật như sau:
1. Việc sử dụng Hán văn như một phương tiện quản lý, giáo dục, giao tiếp đã tạo ra một dòng văn học chữ Hán: với tư cách là bộ phận không tách rời của văn học Việt Nam. Vị trí có trước của văn tự Hán và văn học chữ Hán đã góp phần thúc đẩy sự ra đời củạ chữ Nôm và văn học quốc âm.
2. Về thể loại văn học, các thể văn học viết chữ Hán có trước từ thế kỷ X hoặc sớm hơn, còn thể loại văn học Nôm xuất hiện sau gn 5 thế kỷ (XV - XVI).
Trong các thể loại văn học Nôm, các thể loại mô phỏng luật thơ phú Hán xuất hiện trước (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bnh Khiêm, Nguyễn Bá Lân) các thể thơ thuần túy Việt Nam như lục bát, song thất lục bát xuất hiện sau (Lê Đức Mao, Hoàng Khài thế kỷ XVI), nhưng thịnh hành và đạt được trình độ chín muồi, điêu luyện và đỉnh cao là vào thế kỷ. XVIII - XIX (Chinh Phụ Ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du). Trong các tác phẩm đạt được đnh cao của Văn học Vỉệt Nam như Chinh phụ ngâm khúcTruyện Kiu, dấu vết ảnh hưởng của văn học Hán là rất đậm. Một tác phẩm nặng về tập cổ, một tác phẩm s dụng ct truyện có sẵn của tiểu thuyết Trung Quốc. Như vậy là văn học Trung Quổc đã ảnh hưởng tới từng bước phát triển của văn học Việt Nam, góp phn vào từng thành tựu của nó.
3. Trong lĩnh vực sáng tác, việc nghiên cứu ảnh hưởng ca văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam cần chú ý đầy đủ đặc điểm của văn học trung đại. Một là, hiện tượng tập cổ, vay mượn, biến đổi, xâu chuỗi các chủ đề, biện pháp nghệ thuật, cốt truyện cổ sẵn là quy luật chung của mọi nền văn học trung đại. Các kiệt tác văn học Trung Quốc như Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy H, Tây du ký một số sáng tác thơ như cửa Đào Uyên Minh, theo các nhà Trung Quốc hc người Nga, đều có ci biên, xâu chuỗi, dùng lại các tình tiết, câu thơ của người đi trước. Việt Nam và Trung Quốc tuy về cương vực, phong tục đã khác biệt nhau, song về văn học người ta vẫn như cảm thấy có sự tiếp nối nào đó. Các nhà nho Việt Nam, mỗi khi nhắc tới trước tác của danh gia Trung Quốc đều coi như cổ nhân của mình, và tự coi mình là người kế thừa... (xem Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú), cho nên các nhà văn học trung đại Việt Nam sử dụng chất liệu văn học Trung Quốc mà không cảm thấy như là vay mượn nước ngoài (t189).
Quy luật sáng tác trung đại, một mặt, cho phép sử dụng chủ đề, th pháp, cốt truyện có sn, mặt khác lại cho phép tức hứng, ứng tác biến hóa để gửi gắm tấc lòng, do đó nghiên cứú văn học này phải chú ý đầy đủ phần biến cải, ứng tác của nó. Nhu cầu cải biến, ứng tác này rất lớn, có khi lớn hơn việc sáng tạo ra cái mới... Nếu không, làm sao giải thích được là có một bản Hán văn Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Tràn Côn mà có những tám bản diễn ẩm ra tiếng Việt? Tại sao một bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã sáng tạo thành Đoạn trường tân thanh rồi, mà bạn ông là Phạm Quý Thích lại viết thành truyện Hán văn là Kim Vân Kiều tân truyện?.
Hai, ý thức về bn quyền tác giả chưa có. Theo Riptin, thời trung đại chưa khái niệm về s sao chép, ăn cắp văn, và cũng do đó mà chưa có ý thức tôn trọng văn bản người khác. Nguyễn Huy Tự diễn nôm Hoa tiên ký của tác giả vô danh Trung Quốc, thành Hoa tiên truyện, đến lượt mình Nguyễn Thiện lại nhuận sắc văn của Huy Tự; Cao Bá Quát đọc truyện Hoa tiên lại cũng muốn sửa chữa, nhuận sắc, nhưng do không có điều kiện đành thôi... Cũng vậy, theo Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Du viết xong truỵên Kiều, đưa cho Phạm Quỹ Thích nhuận sắc, và sau nàyc nhà khảo đính còn tiếp tục cho ra nhiu dị bản khác. Một tác phẩm có thể do nhiều người viết (Tây sương ký, Hồng Lâu mộng, Hoàng Lê nhất thống chí).
Ba là, các tác giả cũng chưa có ý niệm rõ ràng về dịch và cải biên, phóng tác, sáng tác (t190). Trong văn học Việt Nam trung đại, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm cùng tồn tại và phân biệt về phong cách tao nhã, văn chữ Nôm ngoài phong cách tao nhã, còn có thêm phong cách gần gũi, suồng sã. Trong điều kiện đó dịch là một hành động sáng tác để tạo được một tác phm Nôm đua tranh vẻ đẹp cùng nguyên tác - Mộng liên đường, chủ nhân đề tựa Truyện Kiều gọi nó là dịch phẩm, nhưng khi bình luận thì coi như là tác phẩm sáng tác. Do vậy, mặc dù có những tác phẩm dịch xuất sắc đầu thế kỷ XIX, song văn học dịch thực sự ch ra đời vào đầu thế kỷ XX. Hu hết thơ văn Trung Quốc đến thời kỳ này mới được dịch ra tiếng Vỉệt. Do đó, trước thế kỷ XX, rất khó phân biệt tác phẩm dịch, sáng tác và phóng tác. Bỏ qua đặc điểm văn học trung đại sẽ không đánh giá đúng quan hệ ảnh hưởng và sáng tạo.
4. Những ảnh hưởng văn học đích thực dù thời nào cũng thông qua tiếp nhận, lựa chọn và sáng tạo, chứ không phải là sự sao chép, lặp lại giản đơn. Đặc sắc của văn học Việt Nam như là một nền văn học dân tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đốí với tác động ảnh hưởng của nước ngoài. Về điểm này có th khái quát mấy nét chính đã được mọi người công nhận n sau: Một là về ch đ, nhìn chung văn học Việt Nam lựa chọn các hình thức, phương tiện để thể hiện lòng yêu nước, yêu còn người của mình. Hai là, về mặt triết học, người Việt Nam có cách tiếp nhận riêng về tư tưng Nho, Phật, Lão. Trong nền văn học của người Trung Hoa, người Việt Nam đặc biệt yêu chuộng các tác phẩm viết về tình yêu quê hương, gia tộc, bạn bè, thiên nhiên, tình yêu đôi lứa, thương tiếc tuổi xuân... Thơ vần Việt Nam tiếp nhận (191) nội dung nhân tính phổ biến được thể hiện đậm đà trong văn học Trung Quốc. So sánh tập thơ Đường do Tản Đà dịch với thơ Đường Trung Quốc, so sánh Chinh phụ ngâm khúc với thơ Trung Quốc sẽ cho ta nhận thức đó. Văn học Việt Nam thiên về chất trữ tình mà ít phát triển ý thức tự sự. Đặc điểm này làm cho các nhà văn Việt Nam ít tiếp thu các thể loại tự sự lịch sử lớn, hoặc các yếu tố văn xuôi của văn học thị dân. Khi kể lại chuyện Tô công phụng sứ hay truyện Vương Tường thì tác giả việt Nam chuyển nó thành một chuỗi bài thơ trữ tình. Sáng tạo Truyện Kiều trên cơ sở tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (bản 20 hồi) ta thấy nhà thơ Việt Nam lược bỏ hầu hết các yếu tố văn xuôi như các cốt truyện mưu mẹo, các tình tiết tình dục (tác phẩm này được liệt vào trong danh sách 112 tác phẩm văn học tình dục cổ điển của Trung Quốc). Các chi tiết hành hạ người có tội, các chỉ tiết treo gương liệt nữ và sự nghiệp bất hủ... để làm nổi bật tính cách Kiều, một số phận đáng thương. Tác giả cũng tước bỏ yếu tố lịch sử, làm cho lai lịch Từ Hải thêm mơ hồ, bay bổng. Nhà văn Việt Nam cũng thay đổi điểm nhìn trần thuật, kể chuyện theo cái nhìn bên trong, khác với cái nhìn rối vụn, thiếu nhất quán vốn có của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc, làm cho thế giới nội tâm của Kiều nổi bật lên. Và Truyện Kiều đầy ắp chất trữ tình. Việc Nguyễn Du tước bỏ các chi tiết văn xuôi của nguyên tác có nhiều lý do. Một trong các lý do đó, theo chúng tôi là nhãn quan thơ trữ tình, ở văn học Trung Quốc tiểu thuyết và thơ đối lập nhau một cách gay gắt: thơ giản lược chi tiết tới mức thấp nhất còn tiểu thuyết thì ngồn ngộn chi tiết (t192). Nguyễn Du đã san bớt chi tiết để phát huy các chủ đề trữ tình thường gp trong thơ cổ và thơ Đường như nhớ quê hương, buồn ly biệt, tống biệt, thương lưu lạc, cảm thân thế, tảo hành, hoài cổ... làm cho tác phẩm có nhiều đoạn t cảnh tình cảnh giao hòa xúc động lòng người. Ngôn ngữ Truyện Kiều đầy ắp ẩn dụ, phát huy cao độ ngôn ngữ ý tưng của thơ cổ điển. Đồng thời ông lại sử dụng câu tiểu đối một cách phổ biến đúng như Phan Ngọc nhận xét, nhưng đó cũng là ảnh hưởng của cú pháp thơ Đường. Có thể nói, trên một mức độ lớn Nguyễn Du đã thơ hóa Truyện Kiều bng nhãn quan thơ Đường.
5. Bước sang thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã tiếp xúc với nguồn tác động mới. Văn học Việt Nam phát triển, hiện đại hóa. Việc hiện đại hóa văn học ở Trung Quốc và Việt Nam hu như xảy ra đồng thời. Văn học Trung Quốc cận, hiện đại với tư cách là văn học nước ngoài đã có ảnh hưởng không nhỏ về mặt tư tưng nghệ thuật. Song ảnh hưởng của văn học cổ điển Trung quốc như một yếu tố nội tại vẫn không giảm sút. Trong phong trào thơ mới 1932 - 1945 ảnh hưởng thơ Đường vẫn rất đậm trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Thâm Tâm... trên một mức độ nhất định ta có thể tán thành với ý kiến của Leon Van Đermetsơ là: “ở Nhật, ở Trung Quốc, Việt Nam và Singapore ánh trăng thu đã được chiêm ngưỡng bằng con mắt của Lý Thái Bạch”.
nh hưởng của văn học Trung Quốc đối với Việt Nam là ảnh hưởng kép. Là một hiện tượng văn học nước ngoài, văn học Trung Quốc ảnh hưởng tới văn học Việt Nam như mọi văn học nước khác (t193). Đồng thời văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng tới văn học Việt Nam như một yếu t nội tại, tiềm ẩn trong truyền thống văn học Việt Nam. Trong thời hiện đại yếu tố tim ẩn này đang giảm bớt trong những thế hệ không học chữ Hán, song nó không bao giờ mất đi, bởi đã ăn sâu vào trong văn học cổ điển của dân tộc.

Nghiên cứu nghệ thuật, số 9/1994

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét