Khiemnguyen

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Phan Khôi và Lỗ Tấn (2)



(Bài viết này lược trích gần như nguyên văn từ cuốn sách về Phan Khôi)
3. Phan Khôi dịch các tác phẩm của Lỗ Tấn
Năm 1956, Phan Khôi sang Trung Quốc dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày mất của Lỗ Tấn, trong bài thơ Tụng Lỗ Tấn của ông, có câu Hận bất tương kiến công tử tiền Phan Khôi đã than rằng “Giận không được gặp ông trước khi ông mất.
Phan Khôi vẫn nặng lòng với tiếng Việt, nhưng không đủ thì giờ nên sau đó ông thiên về việc sưu tầm, ghi chép các câu nói, các thổ ngữ ông chơt nghe được từ đồng bào dân tộc hoặc trong ca dao tục ngữ, để làm tư liệu cho việc nghiên cu. Sau khi ông chuyển từ Ban Ngôn ngữ - Văn tự của Hội Văn hóa Việt Nam sang Vụ Văn học Nghệ thuật của Bộ Quốc gia Giáo dục, thì phần lớn thời giờ ông dành cho ng tác dịch thuật. Ông được phân công chuyên trách dịch sách Trung Quốc. Trong thời gian này, ông dịch từ tiếng Trung Quốc tập Chủ nghĩa Mác về ngôn ngữ học của J. Stalin, Thù làng của Mã Phong và tiểu thuyết Ánh lửa đằng trước của Lưu Bạch Vũ, cùng một số tác phẩm khác nữa đăng ở Tập san của Vụ Văn học Nghệ thuật.
Đáng mừng là lòng kính trọng Lỗ Tấn của ông, mấy chục năm về trước bị cấm đoán, thì nay được tự do bày tỏ. Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn là tấm gương lẫm liệt mà ông hay soi vào, ông hay nghiền ngẫm. Giờ đây ông có đủ thì giờ dành cho các tác phẩm của nhà đại văn hào này.
Theo ông, Lỗ Tấn không những là đại văn hào Trung Quốc, đại văn hào thế giới, mà còn là một đại chiến sĩ cách mạng. Ông là người đấu tranh không mệt mỏi cho một nền văn nghệ mới, cho một nền chính trị mới theo con đường của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thật ra, ngay từ cuối năm 1946, trong lúc ở Hà Nội chờ dự Hộì nghị Văn hóa Toàn quốc, sau đó tìm đường lên Việt Bắc và cả năm 1947 ở trong Đoàn Văn hóa Kháng chiến, tranh thủ những lúc có điều kiện, ông đã bắt tay dịch Lỗ Tấn, chứ không phải chờ đến khi làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam, là lúc dịch thuật trở thành một công việc ông được phân công.
Hai năm 1946 – 1947, ông lần lượt dịch của Lỗ Tấn mấy tác phẩm: Vĩ sao tôi viết tiểu thuyết đăng trên tạp chí Văn nghệ số 3, tháng 6 - 7 năm 1948; Khổng Ất Kỷ; Chuyện cái đầu tóc; AQ chính truyệnChúc phước. Năm 1949, ông dịch Nhật ký người điên. Năm 1950, tạp chí Văn nghệ đăng bản dịch Chúc phước của ông.
Thật ra, chừng đó mới chỉ là một phần nhỏ trong số những truyện ngắn của Lỗ Tấn điều đó là có lý do. Ông chủ trương chỉ dịch của Lỗ Tấn những truyện mà ông thấy gần vớỉ tính tình, phong tục của người Việt Nam và những truyện mà ông hiểu hết được ý nghĩa, nhất là nắm được ch đề của nó.
Trong các truyện mà ông dịch, có chỗ dùng điển tích ở sách xưa, có ch cần phải hiểu lịch sử cận đại Trung Quốc, có chỗ dụng ý hơi sâu kín, ông đều có chú thích theo sự hiểu biết của mình. Những truyện như Khổng Ất Kỷ, Chúc phước tự nó đã thuyết minh chủ đề của nó, xem qua khc hiểu, thì ông để nguyên.
Còn truyện nào chủ đ hơi khuất kín, nói một đằng mà phi hiểu một nẻo, như Nhật ký người điên, không nói ngay chính diện mà nói cạnh nói khóe, như Chuyện cái đầu tóc, hay là chủ đ tản mạn và phức tạp, như AQ chính truyện thì ông có viết my lời lược giải ở sau truyện, ông gọi la đại ý. Không biết cỏ đúng không, nhưng hình như trong việc dịch văn học nước ngoài, chỉ có ông là làm theo cách đó?
Thiển nghĩ, đối với một thứ ván sâu sắc và nhiều hàm ý như Lỗ Tấn viết ra dưới thời phong kiến và thời quân phiệt, bây giờ lại được dịch ra trước hết là cho công - nông - binh vốn chỉ mải cầm súng để đánh giặc chứ chữ nghĩa chưa được bao lăm, thì cách làm đó của người dịch là rất có trách nhiệm, nó giúp cho người đọc thể thưởng thức được tác phẩm.
Về sự dịch, ông theo lối trực dịch của Lỗ Tấn mà ông cho là lý tướng nhất. Nghĩa là nguyên văn thế nào cứ thông ngôn ra thế ấy, không bớt đi hay thêm vào, chỉ khi nào cực chẳng đã thì mới đảo lên đảo xuống một số mệnh đề. Khi dịch, ông nhằm đến cái đích: chẳng những phải theo sát ý nghĩa của nguyên văn mà còn phải truyền đạt tinh thần của nguyên văn, nhưng vẫn không được phản lại giọng điệu của tiếng bản quốc. Trong các bản dịch của mình, ông cố gắng làm cho được điều đó, nhưng chính ông cũng không dám chắc là mình đã làm được hết? Ông đã cố gắng hết sức, dành toàn tâm toàn ý cho việc dịch Lỗ Tấn, nhưng không dám chắc mình đã thấy hết cái lớn lao, cái sâu sắc của tác giả. Sau đó, ông chuyển toàn bộ các bản dịch tiểu thuyết Lỗ Tấn cho Hội Văn nghệ Việt Nam, để nếu có điểu kiện thì xuất bản thành sách. Sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc 1954, ông về Hà Nội và tiếp tục công việc dịch các truyện ngắn của Lỗ Tấn mà hồi đó ông gọi là đoản thiên tiểu thuyết.
Năm 1950, cơ quan ông làm việc có thời gian đóng trụ sở trên đất huyện Đại Từ, tnh Thái Nguyên. Lúc này ông đã chuyển sang dịch các bài tạp văn của Lỗ Tấn. Theo ông thì Lỗ Tấn xuất bản mươi sáu tập tản văn, trong đó có đến mười lăm tập là trào phúng và đả kích.
Năm 1953 đến với ông không có gì khác với mọi nămĐối với ông, năm 1953 có lẽ chỉ có ba việc đáng kể:
Một việc là, theo nhà biên khảo Vu Gia trong cuốn Phan Khôi - Tiếng Việt, Báo chí và Thơ mới, thì ngay đầu năm (thứ Bảy, ngày 10/1/1953 - công bố Giải thưởng Văn nghệ năm 1951 - 1952, ông được giải Nhì (không có giải Nhất) phần Văn học dịch, với năm tác phẩm dịch từ tiếng Trung Quốc, là: Chúc phướcAQ chính truyện là truyện ngắn và tiểu thuyết của Lỗ Tấn; Dưới cây hòe, thơ của Hồ Chinh; Thù làng truyện của Mã Phong; Ánh lửa đằng trước tiểu thuyết của Lưu Bạch Vũ và Chủ nghĩa Mác và ngôn ngữ học của J. Stalin.
Ngày 14/5/2012, báo Tiền Phong Online (http://www.tienphong.vn) dẫn lại một bài của tác giả Thúy Toàn trên báo Công An Nhân Dân có tiêu đề Nhà văn, nhà báo Phan Khôi với việc dịch thuật, còn đưa tín kỹ hơn về việc này. Bài báo ghi nhận nhà văn, nhà báo lão thành Phan Khôi có nhiều đóng góp cho văn hóa, văn học nước nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch thuật. Riêng về Giải thưởng Văn nghệ năm 1951 - 1952, bài báo cho biết Tạp chí Văn nghệ số Xuân Quý Tỵ (1953) ngoài việc công bố ông được giải Nhì (không có giải Nhất) toàn bộ các bản dịch đã in và chưa in, như đã nói ở trên, còn công bố cả nhận xét của Ban Giám khảo. Nhận xét đó như sau:
Ưu điểm chính của người dịch là tinh thần trách nhiệm trong việc chọn tác phẩm dịch và trong cách dịch. Đã dịch và giới thiệu kịp thời một tác phẩm lớn về khoa học xã hội của Đại Nguyên soái Stalin viết Chủ nghĩa Mác và ngôn ngữ học. Đã chọn dịch nhiều tác phẩm có tiếng của nền văn học tiến bộ Trung Quốc trước cách mạng Trung Quốc thành công (tiểu thuyết của Lỗ Tấn) và những tác phẩm phản ánh cuộc kháng chiến, cuộc nông dân đấu tranh do các nhà văn có tiếng hiện thời của Trung Quốc viết…”
Trong số sách vở, tài liệu của ông còn lưu giữ được, có một quyển vở khổ 19 x 24,5 cm, viết một mặt, không đánh số trang, gồm bản thảo dịch các bài tạp văn của Lỗ Tấn, như: Về sự giải phóng phụ nữ; Chúng ta không bị lừa nữa đâu; Bài văn đăng lộn; Trả lời câu hỏi của Quốc tế Văn học xã; Đến rồi; Thánh Võ; Xem gương có cm; Nhàn đàm cui xuân; Bò và nhảy; Sự tiến hóa của người đàn ông; Đồng ý và giải thích; U; Hoa và Đức đều đốt sách, mà có khác nhau; Dò nghe và n tượng; Văn học của thời đại cách mang; Thế giới con ve sầu; Ghi vụn khi đọc sách; Thư trả lời cho phái Tờ-rốt-kít; Nói về cuộc vận động văn học của chúng ta hiện nay; Bài tựa AQ chính truyện bản dịch tiếng Nga; Lời nói của người; Phép an bần lạc đạo. Những bài tạp văn này ông dịch từ rất nhiều sách, báo và tạp chí của Trung Quốc, như: Nam xang bắc điệu tập; Thả giới đình tạp văn mạt biên; Nhiệt phong; Phần; Chuẩn phong nguyệt đàm; Nhi dĩ tp; Hoa biên văn; Tập ngoại tập; Ngụy tự do thư. Các bản thảo dịch này, năm 1956 đã được in trong cuốn Tuyển tập tạp văn Lỗ Tấn của Nhà xuất bản Văn nghệ; năm 2007 được nhà văn Lại Nguyên Ân tập hợp in trong cuốn Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Riêng bài Bò và nhảy còn được đăng báo Văn nghệ số 91 tháng 10 năm 1955. Tất cả những chuyện này có lẽ nhiều người đã biết.
Nhưng nay, có một phát hiện có lẽ là cần thiết cho các nhà nghiên cứu, các nhà dịch thuật và các nhà ngữ pháp tiếng Việt. Đó là: lần giở các trang viết đặc chữ của ông, thì thấy ở mặt sau trang thứ nhất của cuốn vở nói trên, ông có viết một đoạn văn nói về sự chấm câu, có lẽ là cho các bản dịch này. Nguyên văn đoạn văn đó, như sau:
Về sự tiêu điểm (chấm câu)
Chữ Quốc ngữ của ta chưa có phép tiêu điểm. Trong một vài sách ngữ pháp chưa thấy có dạy phép tiêu điểm. Lâu nay viết báo viết sách, chúng ta đều tiêu điểm theo lối viết chữ Pháp.
Trong khi tôi dịch Lỗ Tấn, cả đến khi dịch các văn chương Trung Quốc nữa, về phép tiêu điểm, đều theo đúng như nguyên văn.
Sở dĩ làm như vậy, là muốn đưa vào trong văn chương ta một lối tiêu điểm khác với trước, để so sánh hai lối với nhau, sau này chọn lọc, dựng nên phép tiêu điểm cho chữ Quốc ngữ. Đại khái như:
Trong tiêu điểm chữ Hán có hai thứ dấu ngoặc đôi: ((...)) để hai đầu lời dẫn; “…” để hai đầu một danh từ lạ hay đáng chú ý, mà của Pháp ch có một thứ dấu ngoặc đôi dùng cho cả hai. Tôi muốn theo lối chữ Hán có phân biệt hơn.
Trong tiêu điểm chữ Pháp, gặp chỗ đối thoại có dùng dấu ngang (-), theo luật nhà in, dấu này thay cho “quilit” (nó nói), thì trong tiêu điểm chữ Hán không có. Tôi muốn theo lối chữ Pháp dùng dấu ấy hơn là chữ Hán không có dấu ấy, nó khí đột ngột.
Đây chi đưa ra một vài ví dụ, ngày sau phải có một hội nghị bàn về việc này.
02/9/1954, tại Đại Từ
Đoạn văn trên của ông còn cho biết rằng, các bài tạp văn của Lỗ Tấn có lẽ chủ yếu ông dịch trong hai năm 1953 -1954, và đến ngày 2 tháng 9 năm 1954 thì dịch xong.
Lần này, nhân có sự cậy nhờ của Hội Văn nghệ, lại trong không khí phấn khởi của chiến thắng Điện Biên Phủ, ông bắt tay vào dịch bài báo từ năm 1951 của một nhà văn Trung Quốc giới thiệu về Lỗ Tấn. Đến cuối tháng 7/1954 thì ông dịch xong, gồm 30 trang viết tay trên giấy đen, khổ 18 x 24 cách mạng.
… Ông viết sẵn lời Bộ Biên tập thay cho lời nói đầu của cuốn sách sẽ xuất bản, nguyên văn như sau:
Hội Văn nghệ Việt Nam quyết định in ra những bn dịch văn Lỗ Tấn vào ngày kỷ niệm ông tháng 10 năm 1954. Trong khi in ra, chúng tôi muốn viết một bài giới thiệu nhà văn vĩ đại ấy cho độc giả, nhưng nghĩ, có viết cũng chưa chắc đúng và đầy đủ cho nên chúng tôi cứ dịch ngay một bài của một nhà văn tân tiến Trung Quốc bình luận về L Tn, tức là tập sách nhỏ này.
Bài này của Phùng Tuyết Phong, người đồng thời với Lỗ Tấn, mới viết và đăng ở Văn nghệ báo số 11 - 12 ra ngày 1 tháng 10 năm 1951. Nguyên đầu đề là “Đời Lỗ Tn và những nét lớn về phát triển tư tưởng của ông”, nay chúng tôi đổi là Đời và tư tưởng của Lỗ Tấn để làm nhan sách cho gọn.
Theo sau tập sách nhỏ giới thiệu tác giả này, Hội Văn nghệ sẽ lần lượt xuất bản những bn dịch tiểu thuyết và tản văn của Lỗ Tấn, cũng ra từng tập nhỏ. Chúng tôi còn mong có một ngày sẽ dịch và in cả toàn tập của ông./.
Ngày 1 tháng 10 năm 1954
Bộ Biên tập Hội Văn nghệ Việt Nam
… Ông viết thư cho những người có trách nhiệm ở Hội Văn nghệ Việt Nam về công việc mà Hội đã đề nghị ông làm, bức thư như sau:
Hai đồng chí Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài,
Tôi gửi anh Mãi mang về những tài liệu này:
1. Đời và tư tưởng của Lỗ Tấn. Chép tay, tờ đầu là Lời Bộ Biên tập, ý tôi muốn viết như thế, nếu các anh không đồng ý, thì chữa. Bn dịch này có những câu dài, tôi có ý cắt ngắn, song có chỗ phải chịu, không cắt được. Còn có những chỗ tôi tưởng cần phải chua thì tôi đã chua, nếu chỗ nào các anh thấy không cần chua, thì bỏ đi. Đến như trong tập sách in, chỗ nào dùng caractère gì, và những ch ngoài bìa, quyền tự các bác, tôi không dính đến việc ấy.
2. Năm cái truyện ngắn chữ đánh máy. Theo date của tác giả, phải sắp thứ tthể này:
1/Nhật ký người điên
2/Khổng Ất Kỷ
3/ Chuyện cái đầu tóc
4/AQ. chính truyện
5/Chúc phước
Tôi còn đang dịch tản văn của Lỗ Tấn nữa, cho nên tôi muốn in văn của ông làm hai thứ. Một là, Tiểu thuyết của Lỗ Tn, và hai là, Tản văn của L Tn. Vậy thì hiện nay ta in trước tiểu thuyết của Lỗ Tấn, thì ta nên đề bìa sách như vầy:
Tiểu thuyết của Lỗ Tấn
Tập I
1/ Nhật ký người điên
2/ Khổng Ất Kỷ
3/ Chuyện cái đầu tóc
4/ AQ. chính truyện
5/ Chúc phước
Tôi không biết hiện nay ta có đủ điều kiện để in ra cuốn sách vài trăm trang chưa? Nếu chưa đủ thì cứ tùy thứ tự mà in hai hay ba cái làm một tập. Cái đó là tùy các bác.
Như thế là ý tôi muốn còn in ra Tiểu thuyết của Lỗ Tấn tập II, tập III nữa. Vtản văn cũng vậy.
Tôi thấy chắc chắn rằng chúng ta sau này, văn học càng ngày càng tiến, thì phải dịch in toàn tập Lỗ Tấn. Nếu không được thế, thì cũng dch in cả hai tập tiểu thuyết (hai tập nguyên Nột hám và Bàng hoàng) và mười sáu tập tản văn của ông. Vì cái kho văn học ở đó phong phú lắm. Có người nói văn Lỗ Tấn ch là “chửỉ, quá thời rồi, không đắc dụng ở ngày nay nữa. Nói như vậy là không đúng. Chính ở Trung Quốc những sách nghiên cứu về Lỗ Tấn mấy năm nay càng ngày càng ra nhiều.
Nếu các bác đồng ý với tôi như trên, thì rồi đây tôi sẽ dịch thêm tiểu thuyết LTấn nữa, để ra tiếp tục.
*
Về sự dịch tiểu thuyết và tản văn của L Tấn thì tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm không những với bây giờ mà với về sau nữa. Cho nên Hi phải cho phép tôi (đứng tên) viết một bài tựa nhỏ để ở đầu Tập I. Trong bổn dịch, có những chỗ tôi cần phi chua, cần phải giải sơ qua, gọi là “nêu đại ý”, những cái ấy, nếu có sai lầm, riêng tôi chịu trách nhiệm mà thôi, Hội khỏi mang tiếng. Ấy là tôi nghĩ thế. Trong năm truyện ngắn, chỉ ba cái có “nêu đại ý”, còn Khổng Ất Kỷ và Chúc phước không không cần có.
*
Hiện nay tôi dịch được vài chục bài tản văn của Lỗ Tấn vừa dài vừa ngắn, có thể in được một tập dày. Nhưng hẵng cứ ra những cái này trước đi, tôi còn đang dịch thêm nhiều bài tản văn nữa, sẽ kiểm soát lại và cho ra sau.
Ý tôi định tương lai nếu không dịch in cả Lỗ Tấn toàn tập được, thì, về tản văn ca ông, ta sẽ in cách thế này:
Tản văn Lỗ Tấn tập I
 Về văn học
Tản văn Lỗ Tấn tập II
Về hội họa
Tản văn Lỗ Tấn tập III
Về dịch thuật
V.v... Như thế thì tiện cho người chuyên môn đọc lắm.
*
Bức thư này là một kế hoạnh tôi định dịch và in tác phẩm Lỗ Tấn. Xin các bác thảo luận xem có nên làm như tôi nói đó không? Lại xin giữ bức thư này của tôi ở tủ tài liệu của Hội làm hồ sơ lưu chiếu, không chừng, sau này còn đem nó ra làm vấn đề thảo luận lần nữa.
*
Gần nay tôi có viết bức thư trả lời cho đồng chí Karmen hỏi về đối với văn học Việt Nam sau thắng lợi, nhờ anh Tố Hữu xem, rồi gửi đi. Nay tôi gởi về cho Ngành và Hội một bổn đánh máy, là để các bác biết tôi có làm một việc như thế, và ý riêng của tôi về văn học sau thắng lợi là như thế. Còn như có dùng làm cái gì không, là tùy ý các bác.
Nay kính thư.
Phan Khôi Ngày 3 tháng 8 năm 1954
Bức thư này ông chép một bản giữ lại, vì như ông đã viết trong thư, nó vừa là “kế hoch ông định dịch và in tác phẩm Lỗ Tấn”, vừa để “làm hồ sơ lưu chiều” khi cn. Nhưng rồi tháng 10/1954, vì quá bận rộn với việc di chuyển toàn bộ các cơ quan kháng chiến đóng trên Việt Bắc về lại Thủ đô, nên buổi lễ kỷ niệm Lỗ Tấn không thực hiện được, tập sách nhỏ Đời và tư tưởng của Lỗ Tấn, vì thế, không ra được. Phải từ năm 1955 ở Hà Nội, các buổi lễ kỷ niệm Lỗ Tấn cũng như cái kế hoạch của ông về dịch và in tác phẩm Lỗ Tấn mới được thực hiện./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét