Khiemnguyen

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Các nguyên tắc hoạt động của báo chí (2)



b. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đổi với báo chí
Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước là điều kiện để báo chí hoạt động đủng mục đích và có hiệu quả. Là điều kiện cho nên, như đã trình bày ở trên, báo chí phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nưởc là vấn đề nguyên tắc, đương nhiên. Mặt khác, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước càng hoàn thiện, càng có hiệu quả thi càng có điều kiện thuận lợi cho hoạt động và sự phát triển của báo chí. Vì vậy, việc khẳng định và không ngừng nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước vừa là yêu cầu khách quan, vừa là đòi hỏi của bản thân nền báo chí.
Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị, định hướng tư tưởng, định hướng thông tin, bằng hệ thống quan điểm báo chí; kiểm tra, uốn nắn việc thực hiện các định hướng đó, thông qua các tổ chức đảng và các đảng viên của mình. Hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí phụ thuộc vào việc vạch ra những định hướng và quan điểm báo chỉ đúng đn, khoa học; vào trình độ, năng lực, phẩm chất của các tồ chức đảng và của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, cùng với những bước phát triển của sự nghiệp đổi mới, những bước hoàn thiện của đường lối chính trị, định hướng tư tưởng và quan điếm báo chí cũng phải được đổi mới và phát triển không ngừng. Từ quan điểm báo chí là công cụ tư tưởng sắc bén của Đáng đến quan điểm báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân là một bước phảt triển mới của lý luận báo chí cách mạng. Quan điểm đó quy định phương thức thông tin đa dạng, nhiều chiều trong hoạt động báo chí. Quan điểm đó làm thay đổi diện mạo nền báo chỉ, làm tăng tính hấp đẫn và hiệu quả của báo chí. Quan điểm đó không đi lp Đảng, Nhà nước với nhân dân, trái lại, phản ánh mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân, làm rõ bản chất “của dân, do dân, vì dân” của Nhà nước. Mặt khác, nỏ đòi hỏi nội dung vả phương thức lảnh đạo của Đảng, của hệ thống các văn bản pháp luật về quán lý nhà nước đối với báo chí cũng phải đổi mới vả hoàn thiện không ngừng. Lãnh đạo không thể là cầm tay ch việc, bất chấp những đặc trưng nghề nghiệp của báo chí. Lãnh đạo bằng định hướng, nhưng định hướng phải đứng đắn, khoa học, rỗ ràng và kịp thời chứ không phải chập chờn bằng những “định hưởng rộng” mập mờ, thả nổi và gây khó khăn cho hoạt động báo chí. Qun lý bằng pháp luật, nhung phải là hệ thống pháp luật hoàn chinh, sát với cuộc sống. Đương nhiên, những “yêu cầu lý tưởng” đó không thể thực hiện ngay một lúc. Hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo, hệ thống quản lý bao giờ cũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của đảng cầm quyền và Nhà nước chịu sự lãnh đạo của Đảng. Muốn làm được việc đó, Đng phải có t chức mạnh và những cán bộ, đảng viên đủ năng lực, phẩm chất và trí tuệ trực tiếp làm báo cũng như chỉ đạo và quản lý bảo chí.
c). Tinh khách quan, chân thật của bảo chí
Về lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính chất khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, sau đó đính chính, sẽ tự hạ thấp vị trí của minh trong lòng độc giả. Một nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn gây tổn hại rất nhiều cho xã hội, do đỏ, sẽ bị xã hội tẩy chay, lên án.
Nhưng khách quan và chân thật lại là những khái niệm tương đối, không thể định lượng, kiểm tra một cách hoàn toàn tuyệt đối. Năm 1979, nhà báo Ư. Bớcsẻt đưa tin khách quan về những gi diễn ra ở biên giới Việt Nam. Nhưng, Người bảo vệ, một tờ báo ở Anh, theo quan điểm của mình, đã cắt xén bài báo làm cho những thông tin không còn khách quan nừa. U. Bớcsét đã cắt đứt hợp đồng, chấm dứt 22 năm cộng tác với tờ báo đó.
Như vậy, trong nhiều trường hợp cụ th, khách quan hay không khách quan phụ thuộc vào khuynh hướng chính trị cùa nhà báo, của cơ quan báo chí. Khách quan, chân thật là nguyên tắc hoạt động báo chí. Nguyên tắc đó không tách khỏi sự chi phối bởi nguyên tắc bao trùm là tính khuynh hướng của báo chí. Cho nên tuyệt đối hóa nguyên tắc khách quan, chân thật là phi thực tế...
Nhìn xuyên suốt, tinh đng, vởi tư cách là tinh khuynh hưng phát triển ở trình độ cao của báo chí vô sản, không đối lập với tính khách quan, chân thật. Với yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đòi hỏi báo chí phản ảnh mọi mặt hoạt động của đời sng xã hội một cách chân thật, khách quan, đúng bản chất. Báo chí phát hiện và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Nhưng đồng thời báo chí cũng phát hiện và tích cực tuyên truyền cổ động cho các nhân tổ mới, các mô hình và điển hình tiên tiến. Đó không phải là thái độ “trung dung”, “có xây, có chống”. Đó chính là sự thể hiện tính khách quan của bảo chí. Bởi vì, trên thực tế, không thể tồn tại một xã hội toàn những điều xấu hoặc một xã hội toàn những điều tốt. Những cái tốt và xẩu, thiộn và ác đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau làm thành bức tranh sinh động của đòi sống, biểu hiện ra bên ngoài là xu thế phát triển của xã hội. Báo chí chân thực không chỉ phản ánh đúng từng vụ việc cụ thể, từng góc độ và thời điểm của cuộc đấu tranh xã hội mà còn vạch ra toàn bộ xu thế và bản chất của xu thế đó. Ở đây, nhà báo bộc lộ thái độ của minh, báo chí bộc lộ khuynh hướng và cao hơn là thể hiện nguyên tắc tính đảng của minh.
Như vậy, tính đảng không cản trở, trái lại, nó giúp người làm báo, giúp báo chí phát hiện chiều sâu của bản chất vấn đề. Không phải cứ ngợi ca là đề cao tính đảng, càng không phải cứ phê phán là thiếu tính đảng, mà ngược lại, tính đảng đòi hỏi cao ở báo chí tính khách quan, chân thật, đồng thời là thái độ xây dựng với toàn bộ xu thế phát triển của xã hội, với sự nghiệp cách mạng đang diễn ra vừa khó khăn vừa thuận lợi, vừa có thành tựu vừa có vấp váp, sai lầm.
Cũng với một cái nhìn xuyên suổt, không phải các nn báo chí khác là hoàn toàn không khách quan và không chân thật. Như thế thì tại sao lại tồn tại những nhà báo, những co quan báo chí có uy tín và ảnh hưởng rẩt lớn ở các nước phương Tây? Khách quan, chân thật là đặc điềm, là yêu cầu tồn tại của bn thân báo chí, là nguyên tắc và đạo đức nghnghiệp của nhà báo. Nó đạt được đến trình độ nào, bị bóp méo, bị lợị dụng vả cắt xén đến mức nào là phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vươn tới tính khách quan, chân thật ngày một cao hơn, đấu tranh chng lại các biểu hiện vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp vì bất kỳ động cơ nào là đòi hòi nghiêm khắc của xã hội đối với báo chỉ, cũng là sự phẩn đẩu không mệt mỏi của mỗi người làm báo.
Đ khách quan, chân thật, nhà báo phải dũng cảm và nhiều khi phải chấp nhn những thừ thách, hy sinh rất lớn. Nhưng đó lại là lương tâm nghề nghiệp và nhiều khi là ý nghĩa cuộc song của những người làm báo.
Tuyệt đối hóa tính khuynh hướng, tính đàng, hạ thấp vai trò của tính chân thật, khách quan, nói cho cùng, chính là hậ thấp tính đảng, làm tổn hại đến uy tín và ảnh hưởng xã hội to lớn của báo chí. Ngược lại, tuyệt đổi hóa vị trí khách quan của người làm báo, coi tất cả nhũng thông tin trong các tác phẩm bảo chỉ của mình đều “vô tư và chân thật” cũng là một quan niệm sai lầm, chủ quan và siêu hình. Bởi vi, nắm bt nội dung bàn chất của bất kỳ một sự kiện, sự vật nào đó hoàn toàn không phải là một công việc dễ dàng. Nhiều trường hợp, câu chuyện “thày bói xem voi” vẫn phải được coi là bài học nóng hổi. Sự vô tình và khả năng hạn hẹp, điều kiện khách quan không cho phép những lý do để nhà báo, trong việc phản ánh những sự kiện, nững quá trình phức tạp, nhiều mâu thuẫn, để nhận được những thông tin về một mặt, một giai đoạn của toàn bộ quá trình, toàn bộ hệ thng nhng sự kiện. Trong trường hợp đó nhà báo có thể chân thật, nhung lả sự “chân thật hồn nhiên” chưa đạt đên trình độ khách quan, khoa học. Ấy là chưa kể sự kiện đó, quá trình đó không thể được bệ nguyên xi mà được phản ánh qua lăng kính chủ quan của bản thân nhà báo. Anh ta có thể vượt qua được mọi áp lực, mọi sự cám đỗ để cố gng phản ánh sự vật thật khách quan nhưng lại không thể vượt qua những thiên kiến chủ quan của chính mình. Tệ hại hơn, trên thực tế, vẫn còn những mưu toan sử đụng báo chí vào nhũng mục tiêu vụ lợi, những mưu đồ đen tối.
Chính vì vậy, cuộc đấu tranh để bảo vệ tính khách quan, chân thật, bảo vệ sự trong sáng của lương tâm ngh nghiệp, hạn chế những “nhầm lẫn chủ quan” luôn diễn ra trong bản thân mỗi nhà báo, mỗi tổ chức và toàn bộ gíới báo chí.
c). Tính nhân dân của báo chí
Báo chí còn được coi là các phương tiện thông tin đại chúng. Thuật ngữ đại chúng, dù không đầy đủ, đã phần nào nói lên tính nhân dân và bản chất dân chủ của hoạt động báo chí.
Khái niệm tính nhân dân của báo chi thể hiện mối liên hệ giữa báo chí và đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, người sáng tạo chân chính của lịch sử.
Sự ra đời và mục đích hoạt động của báo chí bắt đầu từ nhu cầu thông tin, giao tiếp cùa con người. Phái triển lên, báo chí thông tin và phản ánh toàn diện đời sống xã hội Không một đề tài báo chí nào, không một nguồn thông tin nào lậ không bắt nuồn từ hoạt động của con người. Nhân dân đông đảo òn là người thưởng thức, tiêu thụ các sp báo chí. Tính đại chúng, tính  nhân dân thể hiện từ khấu đầu tiên đến khâu cuối cùng của hoạt động báo chí.
Được khẳng định bằng sự thật khách quan có tính quy luật đó,  tính nhân dân của báo chí biểu hiện ở chỗ, nó phản ánh và đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sng từ lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhăn dân, đề cao và trực tiếp tham gia vào cuộc đẩu tranh của nhân dân vỉ sự tiến bộ xã hội.
Một nền báo chí, một tác phẩm báo chí có tính nhân dân, khi đề cập, phản ánh những hiện tượng, sự kiện có ý nghĩa đối vớỉ nhân dân, lý giải chúng theo quan niệm tién bộ của nhân dân, phù hợp với những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Theo cách hiểu đó, tính nhân dân không hề mâu thuẫn với tính đảng. Trong cuộc sống, sự gặp gỡ giữa “lòng dân ý Đảng”, tạo thành sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Trong hoạt động báo chí, những tác phẩm thông tin, lý giải các sự kiện nóng hổi, những vấn đề sát sườn đặt ra từ đời sống dưới ánh sáng đường lối quan điểm đúng đắn của Đảng, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân trở thành những tác phẩm gây được tiếng vang, có sức sống lâu bền và có sức lôi cuốn đối với đông đảo công chúng, tức là một tác phẩm báo chí có hiệu quả cao.
Tiêu chuẩn thứ hai xác định tính nhân dân, đồng thời xác định tính đại chúngbản chất dân chủ của báo chí là sự tham giạ tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân vào các họạt động báo chí. Lênin từng nói: “Một tờ báo sống được và trở nên sinh động khi nào nó chừng năm người viết và người biên tệp chuyên nghiệp giỏi nhung đổng thời phải có năm trăm thậm chỉ năm nghìn cộng tác viên không chuyên nghiệp”. Chính sự tham gia đó của quần chúng nhân dân đã làm cho bảo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để người dân phát biểu những tâm tư, tinh cảm, nguyện vọng của mình, trực tiếp tham gia thảo luận nhũng vấn đề quốc kế dân sinh, thực hành quyền dân chủ của công dân trong việc biểu dương những nhân tố tỉch cực, phê phán các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội cũng như trong các cơ quan đảng, nhà nước, các t chửc kinh tế và đoàn thể xã hội.
Quần chúng có thể tham gia vởi tư cách là cộng tác viên, cung cấp thông tin, trực tiếp làm ra các sản phẩm báo chí và với tư cách công chúng (độc giả, thỉnh giả, khán giả...) đóng góp ý kiến phê bình, kiến nghị về tất cả các mặt hoạt động của đời sổng xã hội củng như riêng với các hoạt động báo chỉ. Mặt khác, sự tham gia tỉch cực của quần chúng làm cho thông tin báo chí trở nên sinh động hơn, nhanh chóng, kịp thời và sát với cuộc sống hơn. Thu hút trí tuệ và tài năng sáng tạo của toàn thề xã hội là con đường đúng đắn để nâng cao tính hấp dẫn, “tính trí tuệ” cùa báo chí.
Sự giao lưu, gắn bỏ với công chúng có một tầm quan trọng đặc biệt như vậy cho nên công tác bạn đọc (đối với báo viết), thính giả (đối với báo nói), khán giá (đối với báo hình) luôn luôn là mặt công tảc trọng tâm của bất kỳ cơ quan báo chỉ và bt kỳ người làm báo nào. Ở đây, không chỉ đồi hỏi người cán bộ phải vững vàng, trung thực, nhiệt tình, tận ty, có văn hóa mà cao hơn nữa là phải dày dạn kinh nghiệm công tác, biết đổi mới và sáng tạo nhiều hình thức giao lưu với công chúng, làm cho tờ bảo thật sự gắn bỏ với xã hội.
Khía cạnh cuối cùng thể hiện  tính nhân dân, tính đại chúng của báo chí là ở chỗ, nghệ thuật biểu hiện trong các tác phẩm báo chí phải phù hợp với trình độ hiểu biết, năng lực tiếp nhận và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của quảng đại quần chúng. Một tác phẩm báo chí đề cập đúng vấn đề mà xã hội đang quan tâm nhưng nghệ thuật biểu hiện kém, ngôn ng xa rời cách nói, cách nghĩ của quần chúng thì sẽ không thể đem lại hiệu quả cao. Tất cả những nhà báo lớn xưa nay đều đề cao một nghệ, thuật biểu hiện giản dị, trong sáng và dễ hiểu.
V. I. Lê nin coi việc biết viết, biết nói một cách giản dị, sáng sủa bằng ngôn ngữ của nhân dân, biết dứt bỏ một cách kiên quyết những “thuật ngữ uyên thâm thời thượng”, những từ nước ngoài mà quần chúng không hiểu, những khẩu hiệu rỗng tuếch và xa lạ đối với ngựời dân là phẩm chất hết sức quan trọng cùa người làm báo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên các nhà bảo viểt xong nên đọc cho những người binh thường chung quanh nghe, nếu họ tỏ ra không thích, không hiểu thi hãy viết lại.
Giản dị, dễ hiểu là yêu cầu đặt ra để nâng cao tính hấp dẫn của báo chí đối với quảng đại quần chúng nhân dân, một khía cnh để nâng cao tính nhân dân của báo chỉ. Nhưng ở đây phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao. Nâng cao trên cơ sở phổ cập để tiếp tục nâng cao. Sự thông thái nếu không đi được vào lòng người, không được quần chúng hiểu và chấp nhận, đó là sự thông thái vô bổ. Nhưng giản dị để đến mức “nôm na”, tầm thường và không được chủ ý nâng cao tương xứng với trình độ phát triển cùa nhân dân, sớm muộn cũng sẽ làm cho người ta chán, thậm chí làm hỏng cả thị hiếu của công chúng. Hơn nữa, nâng cao dân tri, nâng cao năng lực thẩm mỹ và hình thành thị hiếu lành mạnh trong xã hội còn là nhiệm vụ thường xuyên của báo chí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét