Khiemnguyen

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Chữ quốc ngữ qua những biển dâu (phần 1)




Đoàn Xuân Kiên

Chữ viết ra đời rất muộn màng 80 với tiếng nói của một dân tộc. Con người đã truyền thông với nhau bằng tiếng nói từ khi họ kết tập với nhau thành những tập đoàn chung sống. Nhưng chỉ là từ khi một thứ tiếng nói đã được sử dụng thật thuần thục, sản sinh ra nhu cầu ghi lại những ý tưởng lời nói của mình, khi ấy, chữ viết mới thật sự ra đời. Thật ra, khó có thể nói là chữ viết đã ra đời “nhất thành bất biến” như chúng ta thấy ngày nay.
Lịch sử chữ viết đã trải qua bao phen biến đổi, từ hình thức thắt nút dây như đã được ghi nhận trong một câu ở Kinh Dịch: “Thượng cổ kết thẳng nhi trị...” đến xâu chuỗi vô số có màu sắc khác nhau như người da đỏ Iroquois, đều là những hình thức ký hiệu để ghi lại ý tưởng người xưa muốn truyền đạt cho nhau, hoặc đơn giản là để ghi dấu lại cho nhớ. Những hình thúc đó đều là những dạng mở đầu cho chữ viết do con người mò mẫm mà có được. Những hình thức chữ viết bằng hiện vật như vừa nói ở trên là những gì sơ khai nhất của chữ viết.
Tiến lên một bước nữa là hình thức chữ viết bằng hình vẽ mà ta còn có thể thấy trong các vản bản cổ khắc trên đá của người cổ Ai Cập từ hơn 4000 năm trước, hoặc là những hình vẽ trên đồ vật bằng đất nung cùa người Sumer cũng khoảng thời kì hơn 3000 năm trước.
Hình thức chữ viết biểu ý như còn thấy ở một số chữ Hán đơn giản ban đầu vạch trên các mai rùa đã có thể gọi là một bước tiến của lịch sử chữ viết. Hình thức phát triển cao nhất của chữ viết là hình thức ghi âm mà dấu vết buổi ban đầu là bộ chữ viết của người Phenicie.
Chữ viết ra đời đã góp phần rất lớn vào việc phát triển ngôn ngữ con người, tạo ra một bước nhảy vọt quan trọng: ghi lại tiếng nói để lưu giữ hoặc truyền đạt trong không gian rộng hơn tầm hạn của tiếng nói. Nhưng giữa tiếng nóỉ chữ viết, không bao giờ có thể tách lìa hoặc thủ tiêu một yếu tố nào: không thể có chữ viết nếu không tồn tại một tiếng nói trước đó. Tương quan giữa tiếng nói và chữ viết như vậy là tương quan trưóc - sau, và chữ viết chỉ có thể xem là những kí hiệu như bao nhiêu hệ thống kí hiệu khác do con người chế tác để biểu đạt một thứ nội dung nào đó.
                                                                                                Chữ viết của tiếng Việt
Chữ viết của người Việt chúng ta ra đời từ bao giờ là một câu hỏi chưa dễ dàng có được câu trả lời rõ ràng. Chỉ biết rằng, trên các đồ vật bằng đá và bằng đồng của thời kì văn minh Đông Sơn của dân tộc Lạc Việt, những dấu hiệu cho phép ta đặt giả thuyết về dạng chữ viết cổ xưa của dân tộc, trước khi bị bọn xâm lược nhà Hán thủ tiêu, trong ý đồ đồng hóa dân Lạc Việt. Hệ thống chữ viết của người Việt nay đã qua nhiều phen thay đổi do những đẩy đưa của lịch sử. Khi bị Hán tộc thống trị hơn nghìn năm, người Lạc Việt đã trải qua một cuộc giao lưu văn hóa lớn, mà một trong số những thành tựu văn hóa mới chính là bộ chữ viết mới được thành hình: chữ nôm. Chữ nôm là một thể hiện ý chí sống còn của tinh thần dân tộc về mặt ngôn ngữ văn tự; dùng chính những nét viết của chữ Hán để ghi lại tiếng nói dân tộc, nhà nho Đại Việt đã dõng dạc nói lên ý chí của giống nòi, quyết đạp bằng những nghiệt ngã của số phận nô lệ để vươn lên độc lập. Những tấm bia cổ xưa từ đời các vua nhà Lí còn cho thấy những tên gọi các làng xóm hoặc tên người rất “nôm na”, không thể không có nhu cầu ghi lại bằng một kiểu chữ viết riêng trong khi mà chữ viết xưa cũ đã tiêu trầm sau hơn nghìn năm ngoại thuộc.
Đến khi người Pháp sang xâm chiếm đất nước ta làm thuộc địa, việc làm đầu tiên của nhà đương cục là hủy bỏ vị thế của hệ thống giáo dục bằng chữ hán, để thay thế bằng hệ thống chữ quốc ngữ, một hệ thông chữ viết mượn của bộ chữ cái tiếng La tin. Chữ quốc ngữ cũng như chữ nôm trước đó, chỉ là những hệ thống chữ viết vay mượn của kẻ mạnh để làm thành công cụ văn hóa dân tộc của một thời kì nô lệ, trong đó ý thức độc lập tự chủ đã bị trói chặt.
Dù là mượn nét viết của chữ Hán hay của bộ chữ cái Latin, các hệ thống chữ viết của ta đều có một điểm giống nhau, là: chữ nôm hay quốc ngữ đều là hệ thống chữ viết ghi âm, tức là dạng chữ viết ở mức phát triển cao nhất trong lịch sử chữ viết loài người. Nguyên tắc của loại chữ viết kí ám là “mỗi âm một kí hiệu”, “nói sao viết vậy”. Tiếng Việt thời Nguyễn Trãi có những phụ âm đôi - mà hiện nay một số dân tộc thuộc chủng Indonesien trên cao nguyên miền Trung hãy còn nói, như: bí, tí, kí, thi chữ viết đó ghi lại trung thực những âm đó:
Cũng thế, khi chữ quốc ngữ được các nhà truyền đạo soạn ra vào đầu thế kỉ XVII, tiếng Việt còn một số cách phát âm mà nay không còn nữa, như trường hợp chữ    trong Từ điển Việt- Bồ-La của A.De Rhodes (1651), đọc nửa như [v] nửa như [v]. Một trường hợp khác: sự khác biệt giữa hai âm [v] và [d] đã được xác định rõ ràng, và khi viết một từ như giản dị chẳng hạn, không thể tùy tiện như một số người bảy giờ, dù rằng ngày nay người Bắc nói hai tiếng cùng có âm [v], khi viết ra chữ thì đều là [d] thật đấy.
Chữ quốc ngữ
Tên gọi hệ thống chữ viết hiện nay đã được các nhà truyền giáo phương Tây đặt ra từ thế kỉ XVII. Cách gọi này không chính xác, vì như đã nói, chữ nôm cũng là thứ chữ để ghi tiếng nói nước ta, có đâu chỉ hệ thống chữ viết Latin mới là của ta (?) (Quốc ngữ: tiếng nói của nước ta). Chẳng qua đó chỉ là thủ thuật vận động quỉần chúng của các vị thừa sai nhằm triệt hạ uy tín cũng như địa vị của chữ hán chữ nôm lúc bấy giờ (thế kỉ XVII).
Chữ quốc ngữ được chế tác từ năm nào, đến nay vẫn chưa rõ. Chỉ biết rằng, năm 1593 đã có một giáo sĩ Portugal là Diego Aduarte đến đất Quảng Nam và ở đây ba năm. Năm 1615, một giáo sĩ gốc Italy là Busomi đến cửa Hàn (Quảng Nam) giảng đạo mãi đến năm 1639. Và đầu năm 1625 thì giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến Hội An giảng đạo. Vị thừa sai dòng Tên người Pháp này cùng vị giáo sĩ Italy khác là Cristoíoro Borri đến đất Việt năm 1618 trước đó đều là những học giả, nhất là A. de Rhođes, chăm chỉ học tiếng Việt trong vòng mấy tháng là đã “giảng đạo cho người trong xứ bằng tiếng của họ được” (Charles Maybon, Hỉstoire modeme du pays d’Annam (1592-1820). Paris, 1920, p.30). Đấy là những yếu tố con người và hoàn cảnh cần cho sự ra đời một hệ thống chữ viết tiện lợi cho việc soạn sách truyền đạo.
Một số văn liệu hiện còn lưu trữ trong thư viện Vatican cho thấy rõ là chữ quốc ngữ đã manh nha từ những năm 1621, qua một vài tiếng Việt xuất hiện rải rác trong các bản tường trình hằng năm của Tỉnh dòng Tên Nhật Bản do một linh mục Portugal tên là Joảo Roiz soạn. Tiếng Việt được ghi trong những văn kiện tiếng Bồ này đều không có díu giọng, và cách ghi âm chỉ tương đối:

(Cf. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ. 1620-1659. Ra khơi, 1972. tr.24-25)
Ròng rã 30 năm liền, chữ quốc ngữ đã được hoàn chỉnh dần, đến khi A. de Rhodes xuất bản cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome, 1651) thì chữ quốc ngữ đã có dạng hoàn chỉnh, nhờ nó tập đại thành những thành công trước của những giáo sĩ thuộc nhiều giáo đoàn, nhiều gốc gác khác nhau: có người Ý, có người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, có người Pháp. Mỗi người sẽ dựa theo bản sắc tiếng nói của họ mà ghi âm tiếng Việt. Những ưu điểm và khuyết điểm của chữ quốc ngữ là tùy ở điểm này. Đây là một điều cần xét đến mỗi khi chúng ta muốn có ý kiến, hoặc là phê bình một kiểu ghi âm nào mà ta cho là “khác thường”. Chữ viết là những bình đựng tiếng nói, vậy thì giá trị của những cái bình là ở chỗ nó có chuyên chở tiếng nói một cách rõ ràng chính xác hay không.
Một quyển lịch sử Việt Nam do Thầy giảng Ben to Thiện soạn bằng chữ quốc ngữ năm 1659 đã chứng tỏ sự trường thành vượt bực của hệ thống chữ viết Latin trong việc ghi âm tiếng Việt. Chữ viết đã triệt để theo qui tắc ghi âm, nghĩa là nói sao viết vậy, mỗi kí hiệu chì một âm thanh. Cách ghi âm của Bento Thiện cũng theo phương pháp trong từ điển A. de Rhodes, nghĩa là theo phương pháp phiên âm cùa người Portugal khi ghi âm ng thành /ũ/, phiên âm kiểu Italy khi viết gi, qu, phiên âm kiểu Pháp khi viết k trước e, ê, i và c trước các nguyên âm khác... Đó là một ưu điểm nếu nhìn về vẻ đa diện của chữ quốc ngữ về mặt cấu tạo.
Ngày nay, đọc lại sách của A. de Rhodes để đối chiếu vối những sách ra đời sau này, sẽ nhận thấy những thay đổi về cách viết của chữ quốc ngữ.
Từ điển Dictionarium Anamitico Latinum do Pigneau de Béhaỉne soạn (1773) đã không thấy những phụ âm đôi bl và tl nữa, cũng không còn phụ âm cuối. Hai từ này đã viết như chúng ta ngày nay, nghĩa là trời, trồng. Các từ điển Dictionarium Anamitico – Latinum của Taberd (Serampore, 1838) hay Dictionnaire Annamite Francais của J.M. Génibrel (Saigon, 1898), đã kiện toàn thêm những hình thức viết cho chữ quốc ngữ.
Mặc dù chữ quốc ngữ đã dần dần ổn định về cách ghi âm, vẫn có những thay đổi nhở nhặt có khi ý thức, có khi vô tình. Chữ quốc ngữ đã không bao gi “nhất thành bất biến” cả.
Trên đường trưởng thành
Đến đầu thế kỉ XX, một học giả Pháp khi nhắc lại công trình của A. de Rhodes, không tiếc lời ca tung: “Quyển từ vị ấy vẫn là nền tảng cho các công trình sau này mà chỉ thường là bổ túc cho nó, có khi cũng làm hỏng nó. Những người biết đi tìm những hiểu biết tinh tường về ngữ âm học ở sách, cùng là sự tài tình của cách phiên chuyển tiếng Việt mà đến nay đã có thể thách đố mọi sự công kích.” (L.Finot, B.E.F.F.E.O, 1908, tr. 226). Lời tán tụng quả là đã đến mức tột đỉnh. Nhưng rồi cũng chính một học giả của Viện Bác cổ ấy, trong một bài khảo cứu về tiếng Mường ở Sơn Tây, nhân tiện đã nhận định về Từ điển A.de Rhodes như sau: “Phương pháp ấy (de Rhodee) thực thế chứa nhiêu cái bất thường mà trong một công cuộc nghiên cứu ngôn ngữ như thế này sẽ có nguy hại là làm sai lạc kết quả nghiên cứu mà thôi. Vì vậy chúng tôi... phải loại bớt những cái bất thường và kì quái làm cho nó hợp lí” (A. Chéon, Note3 sur les Muong de la province de Son Tay. BEFFEO. t.v, 1905, p. 328).
Quả là thế, từ khi ra đời đến nạy, chữ quốc ngữ đã luôn luôn được tu chỉnh. Bộ mặt của chữ viết từ từ điển de Rhodes (thế kì XVII) đến từ điển của Pigneau de Béhaine (thế kỉ XVIII) đã khác biệt là chừng nào. Những khác biệt này có thể bắt nguồn từ chính tiếng nói thay đổi (như là hiện tượng đồng hóa vào b và V sau thế kì XVII, vì vậy không thấy có ở các từ điển sau de Rhodes) nhưng cũng có những trường hợp do sự sửa đổi khiến cho chữ viết mỗi ngày thêm hoàn chỉnh. Vả chăng, chứng cứ hiển nhiên là cho đến nay, có ít ra là năm bảy lượt hô hào cải cách chữ quốc ngữ.
Đề nghị sửa đổi chữ quốc ngữ năm 1902
Hội nghị Nghiên Cứu Viễn Đông 1902 tại Hà Nội có một ủy Ban Cải Cách Chữ Quốc Ngữ do ông Chéon đúng đầu. Phúc trình của Ủy Ban đúc kết những ý kiến thảo luận trong ba ngày 6 tháng Mười Hai đến 8 tháng Mười Hai cho ta biết đại cương những đề nghị sửa đổi như sau:
(1). Phải triệt để tôn trọng nguyên tắc: mỗi chữ một giá trị kí âm thôi. Vì vậy, hoặc phải bỏ chữ g trong gang hay trong gi bởi lẽ rằng hai chữ cái ở đầu phát âm khác nhau; cũng thế, cá và kẻ phải cùng một cách viết chữ cái mở đầu;
(2). Về các âm chính (nguyên âm), hệ thống hiện nay là thỏa đáng, trừ dấu mũ ở trên  có giá trị khác hẳn trong ô và ê, nên tfê nghị thay chữ ả bằng a’ (có râu bên cạnh) thì hơn. “Uy Ban cũng nghĩ rằng phải bỏ hẳn thói quen mà vài tác giả vẫn có, trái với phương pháp của de Rhodes, là thay y vào i trong vài trường hợp (kỹ, lý, mỹ) mà không có một lí do nào chứng minh cho được...”.
(3). Về các âm phụ, Ủy Ban đề nghị thay một số chữ cái sau đây: c thay cho ch. (Chữ h dùng cho những trường hợp các âm thở, như th, kh). Nhất loạt thay k vào chỗ của c. Chữ d (bỏ gạch ngang) thay cho đ. Âm /d/ hiện nay sẽ thay bằng chữ z. Chữ g không mất tính cách âm họng dù là trước các nguyên âm e, ê, i, vậy thì không thể thêm h trong những trường hợp này. Thay chữ gi bằng J. Chữ q không khác gì k, vậy phải bỏ và thay bằng k...
Mặc dù được chuẩn y sau nhiều tranh luận gay gắt giữa hai phe chống đối nhau, bản đề nghị sửa đổi của Ủy Ban đã được Viện Viễn Đông Bác Cổ thực hiện trên các trang in của Viện. Trong công chúng và nhà trường vẫn không hiểu biết gì.
Dự án cải tổ năm 1906
Đến năm 1906, vấn đề cải cách lại được đặt ra ở Hội nghị của Hội đồng Cải lương học chánh do ông Nordemann làm chủ tịch. Bản đề nghị của Hội đồng lần này bị công luận đả kích kịch liệt vì nhiều lí do bên ngoài học thuật. Về sau, L.M. Cadière có nhắc lại chuyện này như sau: “Xét về mặt khoa học cũng như về mặt thực hành và sư phạm. Dự án này thật là một cuộc thoái bộ” (Léopold Cadière, Souvẽnỉrs d’un vieỉỉ aimamitisant. INDOCHINE, số 207, ngày 17.8.1944, tr.19).
Thế là Dự án cải tổ 1906 vĩnh viễn bị chôn vùi.
“QUỐC NGỮ MỚI’ của Nguyễn Văn Vĩnh (1928)
Trên báo Trung Bắc Tân Văn, khoảng cuối năm 1928, nhà văn và cũng là nhà báo nổi tiếng thời bấy giờ, ông Nguyễn Văn Vĩnh, tung ra lối in chữ quốc ngữ mới, gọi là Quôcj Ngưu) Moeij. Việc đề xướng kiểu chữ mới này không nhằm mục đích ngôn ngữ như những lần trước, mà chỉ có tính vụ thực tế làm ăn của một ông nhà báo. Chẳng là: ông chủ báo muốn cải cách công việc in báo của mình bằng một dàn máy in kiểu tân kì nhưng lại không có những con chữ Việt. Thế là đổi sáu dấu giọng bằng con chữ cái, thay những chữ cái riêng của hệ thống chữ viết đang dùng nhưng không có trong bộ chữ của tây (như là ă, đ, ư...) bằng một con chữ nào đó tùy tiện chứ không dựa trên sự chính xác về ngữ âm.
Dự định của Nguyễn Văn Vĩnh không thành, chỉ vì ông chỉ nghĩ đến ý đồ riêng tư chứ không dựa vào chính hệ thống chữ quốc ngữ nhìn từ khía cạnh học thuật.
Theo chân ông, sau này còn một số người khác, lại muốn sửa đổi chữ quốc ngữ theo ý đồ riêng và ý thích riêng của họ. Đó là trường hợp Vi Huyền Đắc (Việt tự), Phạm Xuân Thái (Việt Ngữ Cải Cách). Những “công trình” nói trên đều mua vui chốc lát cho giới học thuật, rồi tan vào lãng quên một cách không thương tiếc.
Hội nghị thống nhất ngôn ngữ (1956)
Đại hội Văn hóa toàn quốc năm 1956 có một Ủy ban Ngôn ngữ, cũng kiến nghị một chương trình sửa đổi một số cách viết chữ quốc ngữ. Có nhiều nhà chuyên môn về ngôn ngữ tham gia soạn thảo dự án. Nhưng rồi cũng không có lí thay đổi suốt bao nhiêu năm trời. Chương trình Giáo dục tiếng Việt ở miền Nam vẫn chỉ nhắc nhở suông vài câu rằng chính tả cần dựa theo Việt Nam Tự Điển do Hội Khai Trí Tiến Đức soạn (1931).
Nội dung của đề án cải tổ chữ quốc ngữ cũng chỉ xoay quanh những nét căn bản đă được khởi xướng từ Bản đề nghị của Ủy ban Cải cách năm 1902, dĩ nhiên là với những lí luận khúc chiết hơn. Nhưng, sở dĩ đề án của ủy ban Ngôn ngữ lần này vẫn rơi vào lãng quên là vì thiếu kế hoạch phối hợp giữa giới văn hóa và nhà trường. Tất cả mọi sửa đổi chỉ có thể thực hiện được là qua báo chí và trường học. Nhưng các nhà văn hóa lúc bấy giờ không tự tin lắm vào chương trình cải tổ của họ, cho nên vẽ ra trên giấy tờ để tự an ủi lương tâm. Rồi thôi.
Hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ (1959)
Tại Hà Nội, một hội nghị cải tiến chữ quốc ngữ được tổ chức năm 1959 với dự định là đẩy mạnh việc cải tiến chữ quốc ngữ cho thêm phù hợp với thực trạng tiếng nói của chúng ta hiện nay, đồng thời sửa lại những chỗ không chính xác trong lốì ghi âm hiện hành. Thật ra, trong Đề Cương Văn Hóa (1943), Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng đã đề ra mục tiêu cải cách chữ quốc ngữ và xem đó là “một việc phải làm”, “một nhiệm vụ cần kíp”. Các nhà khoa học ngôn ngữ miền Bắc lúc bấy giờ cũng chia sẻ vói Ủy ban 1902 về những cải tổ có ý nghĩa. Nhưng rồi, cũng như Hội nghị 1956 ở Sài Gòn, mọi bàn cãi sôi nổi rồi cũng lại ngủ yên trên giấy tờ, vì cho rằng “tình hình chưa thuận tiện”, nên nhiệm vụ cải tiến chữ quốc ngữ phải gác lại.
Như đã nói trên, nội dung của những kết luận Hội nghị 1959 không đi xa hơn những đề nghị của Ủy Ban 1902, nghĩa là cũng dựa trên cơ sở ngữ âm học để thể hiện nguyên tắc “nói sao viết vậy” hay là “mỗi âm được ghi lại bằng một kí hiệu”.
“Chữ và văn Việt khoa học” của Nguyễn Bạt Tụy (1959)
Là một ngưòi nghiên cứu ngữ âm học tiếng Việt, Nguyễn Bạt Tụy là một tác giả đã có nhiều cống hiến về mặt này. Năm 1949, ông viết sách Chữ và Văn Việt Khoa Học, nội dung là trình bày những gì ông tìm tòi được về mặt âm vị học tiếng Việt, rồi qua đó đưa ra một bản đề nghị sửa đổi cách viết chữ quốc ngữ mà ông cho rằng hợp lí và khoa học.
Nguyên tắc chung của quan điểm Nguyễn Bạt Tụy là dựa trên nguyên tắc âm vị học để ghi âm tiếng Việt. Từ đó, ông phân tích hệ thống đơn vị âm thanh tiếng Việt và các lối tổ hợp âm thanh của nó. Kết quả là tác giả phất hiện hệ thống các âm vị có nhiều nét khác vối những gì xưa nay cứ yên trí là đúng đắn, nay cần phải sửa lạỉ. Từ đó sẽ phải dẫn đến một việc chính yếu của sách là đưa ra một bản đề nghị thay đổi cách viết chữ quốc ngữ theo ông là chính xác với nguyên tắc ngữ âm học.
Bản đề nghị của Nguyễn Bạt Tụy rất triệt để, vì hoàn toàn dựa trên nguyên tắc ghi âm, lại dựa trên một số phát kiến quan trọng và mới mẻ. Đó là nguyên nhân tại sao cho đến nay công chúng và các chính quyền tiếp nhau ở Việt Nam không thừa nhận nó. Lại nửa, tác giả lại là người nhiệt tình đốì với tiếng mẹ đẻ, nhiệt tình đến mức độ quá khích, thể hiện ở lối chế tác những thuật ngữ mới. Nhưng vượt lên trên những điểm này, quan điểm của Nguyễn Bạt Tụy có rất nhiều giá trị tham khảo cho bất cứ một công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt.
Ủy Ban Điển Chế Văn Tự (1973)
Bước vào những năm 1970, tại Sài Gòn có một cơ quan tên là Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục được tổ chức ra làm công việc vạch hướng và cố vấn cho hoạt động khoa học của Bộ Văn Hóa Giáo Dục lúc bấy giờ. Mục tiêu nhằm đến thì to tát, tiếc thay, với thành phần già cỗi nặng óc hành chính hơn là tinh thần năng động của những nhà hoạt động và nghiên cứu, Hội đồng đã trở thành một văn phòng cố vấn lạc lõng. Về địa hạt ngôn ngữ, một ủy Ban Điển Chế Văn Tự được ra đời để làm công việc bị bỏ dở từ bao lâu nay: cảỉ tiến chữ quổc ngữ. Thật ra, Ủy ban có nhiệm vụ cụ thể lúc bấy giờ là điển chế danh từ khoa học mà thành tích nổi bật là sự ra đời một Nội San Danh Từ Chuyên Môn nhằm phổ biến những công trình soạn thảo danh từ các khoa học chuyên ngành. Tiểu ban Chính Tả củng đả bàn cãi về những nguyên tắc chính tả và sửa đổi cách viết. Các tập Chương Trình Giáo Dục, một văn kiện hướng dẫn việc dạy và học tại nhà trường phổ thông, đều nhấn mạnh việc sử dụng Việt Nam Tự Điển của Khai Trí Tiến Đức cùng với Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ. Một Bố vị trong Tiểu Ban là thầy dạy học tại cơ sở Đại học nên có một số ảnh hưởng nào đó đối với thế hệ nhà trường trẻ trung. Ngoại giả, công chúng không hề theo dõi để mà có thể có một ý kiến nghiêm chỉnh về một việc làm chính đáng.

Chữ quốc ngữ qua những biển dâu (phần 2)





Đoàn Xuân Kiên
 

Sau 1975
Những dự đoán cải tổ trước kia ở hai miền Nam, Bắc đều không có yếu tố thuận lợi về mặt công chúng. Sau 1975, vai trò chuẩn hóa tiếng Vỉệt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra toàn diện. Theo đã làm việc đó, một số Từ điển, chủ yếu là song ngữ, đã ra đời. Dường như có cả một công trình biên soạn Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ chủ biên. Tiếng Việt trong hoàn cảnh thuận lợi nhiều mặt như thế tất yếu là phải phát triển, vì hội đủ những yếu tố cần thỉết cho một cuộc vận động xã hội: tổ chức chỉ đạo, công chứng, cơ quan công cụ. Thành hay bại giờ đây là tùy thuộc ở đảm lược của chính những con người ở hải ngoại, chưa thể có những điều kiện thuận lợi như thế. Nhưng những nhu cầu của tập thể người Việt ở hải ngoại về mặt ngôn ngữ lại đòi hòi sự quan tâm đúng mức của mọi người để công việc duy trì ngôn ngữ và văn hóa dân tộc có những nền móng ổn định và vững chắc. Thế mà, không có được những tổ chức chuyên môn có thể góp phần vào công việc lớn lao này. Đây là một thử thách lớn cho mọi người. Không trừ một ai.
Chữ quốc ngữ ngày nay
Ngày nay, có một số không nhờ người Việt ở hải ngoại. Nhu cầu về lâu về dài của cộng đồng người Việt là làm sao duy trì ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Từ đó đặt ra công việc dạy và học tiếng mẹ đẻ bên cạnh những công việc khác. Dạy những gì và dạy ra sao, là những câu hỏi mà mỗi thầy giáo và mỗi bậc cha mẹ thường vẫn phải đặt ra để tự soi đường cho việc mình làm; vì đến nay hầu như chưa có nhiều công trình đầu tư suy nghĩ cho cái công việc nặng nhọc này.
Chỉ giới hạn trong phạm vi rất nhỏ hẹp thôi, là vấn đề dạy chữ quốc ngữ, cũng đã có nhiều việc phải bàn. Chẳng hạn, khi cô giáo dạy trẻ rằng đọc /á/. Nhưng khi cô ghép vần với n /n/, cô đọc là /á-n -) ăn/, cháu bé sẽ ngẩn ngơ, vì không hiểu sao không thây dấu sắc /7 nữa. Nó cứ đinh ninh là /á-n --) án/ chứ. Trực giác của cô giáo và của cháu bé đều không sai, chỉ có qui ước của kí hiệu ở đây không chính xác. Ví dụ khác nữa: các cháu được dạy ng đọc là /ngờ/ nên cứ yên trí là nghề nghiệp đúng chính tả, như là ngọc ngà vậy thôi, vì cùng có âm /ng/ ở đầu tiếng...
Những cái “yên trí” như vậy đều có trong mỗi đứa trẻ con trong mỗi người Việt mọi thế hệ. Các bậc cha mẹ có thể nhìn ngược xa về những ngày thơ ấu của mình để làm chứng cho kẻ viết bài này. Chúng ta đâu có lỗi! Chúng ta chi bị hệ thống chữ viết “lõm” chúng ta mà thôi, mà nguyên do chỉ là vì sự bất nhất trong nguyên tắc mà chính những người sáng chế ra chữ quốc ngữ đặt định: dùng chữ cái Latin để ghi các âm theo nguyên tắc mỗi âm một kí hiệu.
Những vướng víu như thế sẽ dễ thông qua nếu ta vẫn còn hằng ngày hít thở ngôn ngữ của mình ở quê nhà. Nhưng đối với trẻ con đang từng ngày bị lôi kéo xa khỏi cộng đồng ngôn ngữ dân tộc, những vướng víu như vậy sẽ nổi lên rất rõ, có thể đến mức gây thành ấn tượng không hay ho gì cho tiếng nói và chữ viết dân tộc. Trong trí trẻ luôn luôn có khuynh hướng đối chiếu ngôn ngữ khi nói và viết tiếng mẹ đẻ, vì chúng đã có một khuôn mẫu ngôn ngữ khác, khuôn mẫu ngôn ngữ Ân - Âu cũng dùng hệ thống chữ cái Latin.
Tất cả những yếu tố tâm lí và xã hội ngôn ngữ học nói đến ở trên đều tác động vào việc học tiếng mẹ đẻ của trẻ Việt song ngữ trong cộng đồng hải ngoại hiện nay và mai sau.
Nhiệm vụ của chúng ta là làm giảm nhẹ những thứ hành lí nặng nề không cần thiết cho công việc dạy và học tiếng Việt ở ngoài nước. Từ đó, đặt ra việc nhìn trở lại những gì chúng ta đang có: hiện tình chữ quốc ngữ.
Chữ quốc ngữ hiện nay gồm có 29 chữ cái mượn từ hệ thống chữ cái Latin có thay đổi chút ít để phù hợp với nét vẻ riêng của tiếng Việt; trong đó 17 chữ cái dùng để ghi phụ âm, 12 chữ cái để ghi nguyên âm. Ngoài ra còn có 5 dấu để ghi giọng cao thấp của nguyên âm. Không kể đến hệ thống chữ viết cổ của dân tộc nay chỉ còn dấu vết rời rạc trên một số di chỉ khảo cổ, hay chỉ so với hệ thống chữ nôm vốn cũng theo nguyên tắc kí âm mà ta mượn nét viết của chữ hán, phải nhận rằng chữ quốc ngữ đơn giản và tiện lợi hơn nhiều lắm, và cũng là một hệ thống được tạo lập rất có khoa học so với tình trạng khoa ngữ học ở thế kỉ XVIII - XIX. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chữ quốc ngữ đã rất hoàn hảo, bất khả xâm phạm. Sự thay đổi của bộ mặt chữ quốc ngữ trong vòng một thế kì từ khỉ Từ điển de Rhodes ra đòi cho đến khi Pigneau de Béhaine soạn Từ điển cùa ông đả chứng tỏ rằng các nhà hoạt động ngôn ngữ đã không quá bảo thủ hoặc hănh tiến đến mức liều lĩnh cố chấp. Huống chỉ, ba trăm năm qua, nhiều tiến bộ về mặt học hỏi song song với sự đổi thay tự nhiên của tiếng Việt, đã khiến cho những niềm tin cũ nay trỏ nên đáng nghi ngờ, cần phải dành nhiều công sức của nhiều giới có thiện chí.
Trong tình trạng hiện nay của chữ quốc ngữ, hay nói đúng hơn, hiện trạng của chữ quốc ngữ trong vòng một trăm năm trở lại đây - tính từ thời điểm những bộ từ điển Taberd, Legrand deLa Lừaye (1877), Génibrel (1898), Bonet (1899) xuất bản, có thể thấy nhiêu vấn đề cần đặt ra thảo luận. Chúng tôi tạm qui về hai nhóm vấn đề:
(1). Những sự thay đổi tự nhiên qua thời gian khiến cho chữ viết không còn ghi đúng nội dung âm thanh tiếng nói;
(2). Những hiện tượng đi lạc ra ngoài nguyên tắc “mỗi kí hỉệu chuyên chở một đơn vị âm thanh của ngôn ngữ”.
Chữ quốc ngữ qua thời gian
Cuốn từ điển của de Rhodes có một phần biên soạn về ngữ pháp tiếng Việt, có tựa là Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratỉo (Sơ lược về tiếng An nam hay tiếng Đàng Ngoài), chính là một tập ngữ pháp Việt Nam vào thời kì này. Chương I: “Về các chữ và vần cấu tạo nên tiếng nói” có đoạn nói về chữ D như sau:
“Chữ D ở Đàng Ngoài đọc giống y như chữ D tiếng Latin. Tuy nhiên cũng có vài khác biệt: khi chữ D có chữ E dính liền mà khổng đọc rời chữ E ấy, như chữ Dea chẳng hạn. Còn khi không có E thì hoàn toàn đọc như D của chúng ta, như tiếng Da...” (Ibidem).
So sánh với đoạn nói về chữ Gi, ta thấy ông chỉ dẫn cách đọc Gi tương tự như lốì đọc gi ở tiếng Ý. Kiểu nói phân biệt /d/ và /gi/ này đã dần biến mất, mà có khuynh hướng đồng hóa cả hai thành /z/ ở tiếng Bắc, và m ở tiếng Trung, Nam. Nhưng chữ viết vẫn không đổi thay theo. Hình thức viết gi và d hiện nay vẫn là theo mẫu mực của thế kỉ XVII.
Nếu không dựa vào lịch sử phát âm như thế, khó có thể hiểu tại sao lại viết giản dị mà không thể viết là dản dị được.
Hiện tượng chữ PH cũng đáng chú ý. Từ điển A. de Rhodes ghi rằng: “Thực ra tiếng xứ này không, bao giờ có p đứng đầu các chữ như đã nói ở phần nghiên cứu chữ F. Chỉ có PH, đọc giống như phi của Hy Lạp” (Ibidem). Ngược lên đoạn nói về chữ F, ta thấy chỉ dẫn như sau: “F - hay đúng hơn, PH - vì khi đọc nó, không tách hai môi như khi đọc F của ta. Khi phát âm chữ này, môi cử động rất nhẹ và hơi rít cũng chỉ qua loa” (Ibidem).
Maspéro cắt nghĩa rõ thêm rằng ph là một âm môi hơn là âm môi răng như ngày nay. Âm này đã thay đổi từ bao giờ không rõ, nhưng rõ ràng là âm /h/ trong tổ hợp /ph/ ngày nay không còn bật hơi như ngày xưa; thảng hoặc chỉ còn một vài nơi hoặc vài cá nhân nói giọng cổ đó mà thôi (Xem Maspéro, Etud.es sur la phonétiquehistorique de ỉa langue annamite; les initiales. BEFFEO, n.l, p. 46). Nói cách khác, ngày nay, âm PH phát âm như âm F của người phương Tây, chứ không bật hơi khi mở hai môi như ngày xưa A. de Rhodes đã ghi nhận.
Tưởng cũng cần nói thêm là de Rhodea và các vị chế tác chữ quốc ngữ đã có dụng ý thêm chữ h trong các trường hợp th, kh, ph là để chỉ tính cách bật hơi thở của những âm này; cho đến nay, tính cách này đã mất đi ph, và giám nhẹ ỏ kỷ.
Trên đây là những sự kiện nhặt ra được từ chính nội thản tiếng Việt để so sánh với chữ viết theo hệ thống chữ cái Latin. Những đổi thay này là tự nhiên thôi, không miễn trừ ngôn ngữ nào cả. Cũng chẳng phải vì tiếng nói đổi thay là chữ viết cũng phải sửa đổi theo ngay. Dù sao, thói quen của tập thể người sử dụng ngôn ngữ vẫn mạnh hơn ý muốn của thiểu số nhà khoa học. Qui luật của ngôn ngữ là: tập quán của đám đông quyết định sự tồn tại của một hiện tượng ngôn ngữ. Cho nên, các hiện tượng đổi thay qua thời gian được đề cập ở đây chỉ có ý nghĩa nói lên tính cách động của tiếng nói qua thời gian, chứ không phải ngôn ngữ luôn luôn “nhất thành bất biến”.
Những hiện tượng lạc ra ngoài nguyên tắc âm vị học
Bộ chữ cái La tin dùng để ghi âm tiếng Việt tất nhiên là cũng theo nguyên tắc chung của mọi hệ thống chữ viết ghi âm: mỗi chữ cái là một kí hiệu ghi lại một âm thanh. Thế nhưng trong chữ quốc ngữ của chúng ta, không phải lúc nào cũng có sự trùng khít giữa chữ cái và nội dung các âm thanh. Và đây chính là nguyên do làm nảy ra các sáng kiến cải tổ chữ quốc ngữ một cách có ý thức do các nhà ngôn ngữ đề xướng.
Trước hết là hiện tượng c, k, qu.
Từ điển de Rhodes ghi chú rằng: “Chữ c chỉ d vị trí đầu các tiếng có nguyên âm a, o, ơ, u, ư; còn trước các nguyên âm ê và i chứng ta dùng k hoặc s (sic)”. Ở đoạn nói về âm k, tác giả viết: “k chỉ đứng với nguyên âm ê và i, chẳng hạn: ke 10...” (Cf. Brevis Declaratio. Ibidem).
Tại sao lại có hiện tượng đó? Không phải tiếng Việt đọc âm /k/ khác nhau trước hai loại nguyên âm này, mà chính là các nhà chế tác chữ quốc ngữ đã đem áp dụng thông lệ chính tả của Pháp đặt vào tiếng Việt. Nhưng âm /ky trong tiếng Pháp lại không có chúm môi trước nguyên âm, cho nên phải mượn QU trong tiếng Latin và đọc y như trong tiếng Latin vậy. Đây là một thói quen của một số giáo sĩ phương Tây đặt để lên tiếng Việt mà không có lí do thỏa đáng nào cả.
Mặc dù vậy, thầy cô giáo tiếng Việt vẫn cứ phải gọi đó là “qui tắc” để nhắc nhờ học sinh viết cho đúng “nguyên tắc”.
Trường hợp g(h), ng(h) cũng là một lệ ngoại. Hiện tượng thêm h trước các nguyên âm E, E, I, là ảnh hưởng của lối chính tả Latin chứ không có lí do tự nội thân tiếng việt. Âm /h/ trong trường hợp này không có cơ sở vững chắc như kh, ph, thu.
Hiện tượng GI được nhắc đến trên đây cũng là một trường hợp đi lạc ra ngoài nguyên tắc âm vị học nữa. GI là cách chính tả của tiếng Ý, mượn để chỉ một âm tắc xốt ở vào thời de Rhodes. Gỉ, như vậy, chỉ là một kí hiệu chỉ một âm đầu, kết hợp với một nguyên âm nào đó mới thành một tiếng: gi-à, gi-ỏ, gi-ề, gi-iết.
Thế nhưng khi ghép với nguyên âm I, GI lại mất I: g (i) - i -) gi. Đây là sự vi phạm nguyên tắc âm vị học, vì g(i) giờ đây đồng hóa với một âm khác là g / g(h) nhưng lại đọc khác hoàn toàn.
Cũng theo qui ước âm vị học, tất cả các nguyên âm đều được phát âm ở bậc thang âm ngang: a, ỉ, o, u...đều đọc là /a/, m, /o/, /u/. Nhưng khi đọc đến những nguyên âm ngắn của a và d, người ta phát âm thành một âm có bậc thang âm rất cao, ở bậc dấu sắc. Sự lẫn lộn nhỏ này đã dẫn đến một nhầm lẫn lớn khác: làm mờ sự đối xứng giữa nguyên âm dài và nguyên âm ngắn ở tiếng Việt. Nói cách khác, â và a không phải là hai âm khác nhau mà chỉ là một âm dài và một âm ngắn mà thôi, tương tự như cặp ơ và â vậy. Có nhận ra sự đối lập này mới cắt nghĩa thấu đáo tại sao có một sự phân bố đồng đều giữa chúng khi kết hợp với các âm cuối y, u, ch, nh. Theo cách viết hiện nay thì ta nghĩ những nguyên âm trong ay, au, ach, anh là những nguyên âm dài, nhưng thực ra đó chính là những âm a ngắn, còn những âm a dài thường phân bố kết hợp với những âm cuối trên dưói dạng viết sau: ai, ao, ac, ang.

Trong cách viết chữ quốc ngữ hiện nay, có hiện tượng bất nhất khi viết i và y. De Rhodes ghi chú như sau về cách viết hai chữ này ở thời ông: “Tiếng xứ này chỉ dùng chữ I làm nguyên âm, vì chữ I phụ âm được thay bằng chữ G (sic). Muốn tránh lẫn lộn, ta dùng I ở giữa hay ở cuối tiếng: biết, bỉ. Cũng cần chú ý là ta dùng âm Y ở cuối tiếng khi nào có nguyên âm kép (sic) cần phải đọc tách biệt: Éy (ấy), nhưng phải dùng I khi nào nguyên âm kép không đọc tách rời, ví dụ chữ Ai. Để tránh dùng nhiều dấu hiệu trên một chữ, ta không đánh hai dấu chấm trên chữ I. Chỉ cần nhớ với nhau rằng viết Y ở sau một nguyên âm không phải để đọc thêm một vần tách biệt mà chỉ có ý phân biệt vần như trong cây và cai. Ta cũng dùng Y trước một số nguyên âm nhưng cũng không xem là phụ âm bao giờ, chẳng hạn Yéo (tức là yêu), Ya (tức là ia)” (Ibidem).
Nguyên tắc này được áp dụng chặt chẽ trong bản thảo của Bento Thiện (1659) cho đến những tự vị của Génibrel (1898) và của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931).
Có thể nêu ra “qui tắc” chung cách viết I và Y như sau:
Chỉ viết Y trong những trường hợp sau đây:
(a). Ở đầu một tiếng và sau đó có âm Ê; ví dụ: yên, yêu, yết.
(b). Ở sau âm chúm môi /u/ (ngoại trừ khi viết với qu). Ví dụ: uy, tuy, khuya, chuyện...
(c). Ở sau qu nhưng theo sau đó có Ê hoặc NH. Ví dụ: quyền, quyết, quỳnh.
(d). Sau âm ngắn của /a/ (tức là sau chữ A) và âm ngắn của /d/ (tức là chữ A). Ví dụ: may, mây, đây, đây.
(đ). Đứng độc lập thành một tiếng. Ví dụ: Y, Ý. Tuy vậy, trong khi chúng ta viết ỷ (lai), thì sự thiên vị trong tâm lí ngôn ngữ đã tạo nên thói quen viết: (âm) ỉ, (ầm) ĩ, (đi) ỉa theo đúng nguyên tắc âm vị học. Cũng tâm lí thiên lệch đó khiến chúng ta viết lý, yêu với niềm tin rằng vẻ thẩm mĩ của chữ y sẽ tạo ấn tượng “tốt đẹp” mà tự thân chữ viết không hề mang lại.
Chi viết I trong những trường hợp sau đây:
(a). Ở phần âm chính của vần. Ví dụ: bí, chim, đi, hí, k!t kim, lì, lính, sĩ, tỉ, tím, vì, vịnh... Theo qui tắc này thì sau qu chính là phần âm chính của tiếng, vậy phải viết với ỉ: quí, quít, quỉ, (hoa) quì.
(b). Sau một nguyên âm làm âm chính, hay là trong những trường hợp I là một bán nguyên âm. Ví dụ: ngùi, đói, người, cải, hòi, chuối, hỏi, trai.
Trong một số sách báo tiếng Việt, chúng ta có thể lượm lặt rất nhiêu kiểu viết bất nhất về chữ I và Y. Dường như người viết chỉ theo trực cảm hoặc theo thói quen (có thể đúng mà cũng có thể sai), nên chỉ có hiện tương tên người là Sĩ được viết thành Sỹ hoặc ngược lại, tị (nạn) lại cũng có thể viết thành tỵ (nạn)...
Dựa theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, chúng tôi nhận thấy có thể ta có những trường hợp sau đây viết lẫn lộn I thành Y: sau các âm khởi đầu m, t, 1, k, qu, h. Nếu bảo rằng phải viết tiếng hán Việt theo cách khác, e là không chính đáng, vì chữ viết kí âm không bao giờ “chia hán/nôm” mà chỉ quan tâm đến việc ghi âm sao cho đúng như khi ngưòi nói phát âm ra. Vì thế, không có lí do gì để phân biệt mỹ (thuật), với (bánh) mì, hoặc là phân biệt (biệt) ly với 11 tỉ, lấy lí do là một bên viết với y vì là từ hán việt, bên kia viết với ỉ vì là một từ nôm na. Vả lại, thật là khó chấp nhận sự kiện cho rằng có thể cả hai cách viết ỉ và y đi kèm với những âm khởi đầu m, t, 1, k, qu, h đều được coi là đúng, là hợp cách như một tác giả đã ghi nhận (L.Thompson, A Vietnamese Grammar. Seattle, 1965, tr. 65).
Thật ra, khi chúng ta viết Lý, Kỹ, Mỹ với y, ta đả chọn thói quen và trực cảm chủ quan hơn là dựa trên chính dữ kiện ngôn ngữ để viết chữ quốc ngữ. Có lẽ vì thế mà Việt Nam Tự Điển (1931) của hội Khai Trí Tiến Đức - một công trình đồ sộ của các học giả có trình độ làm việc cao, ra đời cùng một thời với Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh - đã không theo thói quen này.
Hiện tượng bất nhất nói trên đã diễn ra từ thời kì nào? De Rhodes và những nhà sáng chế chữ quốc ngữ xem ra rất tách bạch về cách dùng chữ này - như lời dẫn trong sách của ông đã cho thấy. Đến những từ điển Huỳnh Tịnh Của (1895-6) hay là của Génibrel (1898) thì đã có dấu hiệu của sự phân hóa giữa hai qui tắc: các ông vẫn viết I ở phần chính: huình, quình, Huịch, huiên, nhưng cũng có những chỗ viết, huyên, khuyên, truyền, ly... nghĩa là bắt đầu vào “qui tắc” của cách viết Y mà chúng tôi vừa nêu ở một đoạn trên. Ta thấy rõ có sự lẫn lộn I là nguyên âm chính với Y là bán nguyên âm hay nguyên âm phụ.
Đến những năm đầu thế kỉ XX thì sự lẫn lộn đã trở nên phổ biến: Đào Duy Anh soạn Hán Việt Từ Điển thì chuộng y khi viết với m, 4, 1, k, qu, h. Từ điển của Khai Trí Tiến Đức thì nhất loạt theo qui tắc mà chúng tôi nêu ở trên. Uy tín của hai bộ từ điển đã kéo theo sự phân hóa về chính tả sau đó. Tuy nhiên, trong nhà trường, qui định chính tả đả được minh thị trong các ấn bản Chương Trình Trung Học do Bộ Giáo Dục xuất bản hằng năm, rằng phải theo qui tắc viết của Việt Nam Tự Điển. Tuy thế, dường như nhà trường phổ thông không thiết tha gì với chính tả, và dường như không mấy ai để ý quyển từ điển này đã viết chữ quốc ngữ ra sao! Có người còn nói liều rằng quyển từ điển này đã lạc hậu rồi. Phải, sẽ phải quên nó đi thôi nếu quả thật là nó đã bị vượt bỏ. Nhưng mà cho đến nay vẫn chưa có bộ từ điển nào thật có phương pháp nghiêm túc trong lối chọn mục từ, giải nghĩa, và dẫn chứng văn liệu chính xác như nó. Đó là điều đáng buồn chung cho những ai thích sự tiến bộ (Chúng tôi không nghĩ là chiêu dày của bộ từ điển Lê Văn Đức đã đủ để được tôn là bộ từ điển có giá trị về mặt phương pháp cùng nội dung biên soạn).
Trở lại hiện tượng I và Y, có thể nói là hiện tượng lẫn lộn này tương đối mới mẻ so với lịch sử 300 năm của chữ quốc ngữ. Có thể tạm xác định mốc những năm đầu thế kỉ XX. Vả chăng, Bản đề nghị của Ủy Ban Cải Cách Chữ Quốc Ngữ (1902) đã xác nhận giả thuyết này.
Một hiện tượng khác cũng cần để ý là tiếng Việt có đến 4 con chữ dùng để viết hai bán nguyên âm: /w/ được ghi bằng o và u, /y/ được ghi bằng i và y: hòa/hào, mùa/màu, mai/may... Nguyên tắc âm vị học lại một lần nữa bị vi phạm.
Hãy lấy cặp mai/may làm tì dụ: sự khác biệt giữa hai tiếng này không nằm ỏ i/y mà chính là ỏ hai âm a. Một đàng, a được đọc dài, một đàng âm a đọc ngắn; vậy để cho chính xác, phải ghi hai âm a đó. Nhưng thói quen đã ghi như vậy.
Tưởng cũng cần nhắc lại hiện tượng h ghi trong nh và ch. Hai phụ âm nh và ch chỉ là mượn kiểu ghi âm của tiếng Bồ, hoàn toàn không có hiện tượng bật hơi thở như trong bộ ba ph, kh, th. Mặc dù ngày nay h đã mất tính cách bật hơi trong ph và giảm nhẹ trong kh, nhưng chữ quốc ngữ vẫn không vì thế mà đổi theo.
Trở lên là những vấn đề đặt ra cho ngưòỉ Việt khi suy nghĩ về việc giảng dạy tiếng Việt cho con em ở một thời kì mà những hiểu biết về ngôn ngữ cho phép chúng ta rút ngắn những kiểu làm việc, giảm thiểu những thừa thãi vô ích. Trong ý nghĩa đó, bao nhiêu cố gắng của các thế hệ nghiên cứu tiếng Việt không có nghĩa là làm phiền toái sự việc, mà ngược lại là những nỗ lực để nhìn sự vật một cách chính xác hơn. Thế tại sao, từ 1902 đến nay, những gắng công của các thế hệ nghiên cứu đều chưa thành công trong việc làm cho chữ quốc ngữ thêm chính xác? Chúng tôi không nghĩ là trách nhiệm thuộc về họ, mà là ở nhà trường. Nhà trường Việt Nam trước đây đã không làm đúng phần việc của nó trong sự gìn giữ chữ quốc ngữ được ngày một tinh giản.
Bài viết này không đặt vấn đề sửa đổi chữ quốc ngữ. Việc đó để dành cho những quan có thẩm quyền về sau này. Dụng ý duy nhất của người viết là phân tích một vài khía cạnh của chữ quốc ngữ để mong nhận ra dáng vẻ sống động của hệ thống chữ viết Latin này trong dọc dài lịch sử chữ viết dân tộc. Chữ quốc ngữ đã trải qua nhiều thay đổi từ nhiều thế hệ, do công phu của những người sử dụng ban đầu - mà không nghi ngờ gì nữa - đều là những người có trình độ hiểu biết rành rẽ về nó.
Trong tình trạng hiện nay, thiếu một tổ chức thẩm quyền, việc sử dụng chữ viết đang chịu một thách đố của qui luật phát triển tự nhiên. Dạy tiếng mẹ đẻ trong hoàn cảnh đó thật là phức tạp. Những ghi chú trên đây chỉ nhằm tìm một chỗ dựa cho việc soạn thảo bài giảng tiếng Việt cho thế hệ trẻ mà không vương vấn giữa những phiền toái không cần thiết - trong nhiều trường hợp chỉ là làm mất vẻ trong sáng của tiếng nói và chữ viết./.

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Đi tìm gốc gác Lý Toét, Xã Xệ

Họa sĩ Đông Sơn vẽ ra Lý Toét vào đầu thập niên 1930, và tờ báo đầu tiên đăng tranh Lý Toét, là Phong Hóa. Đó là hai điểm chính, về cụ Lý được dân chúng yêu chuộng đặc biệt từ gần tám chục năm nay. Tìm đọc lại báo Ngày Nay Xuân 1940, cũ, mới biết Nhất Linh có giải thích rõ ràng chi tiết về lý lịch của cụ, trong bài viết “Lịch sử Lý Toét...”, Báo Xuân Ngày Nay 1940, tóm tắt như sau:ên Lý Toét ra đời trước, rồi hình người Lý Toét mới ra đời sau.Năm 1930, trong báo Tứ Dân, người đẻ ra “tên Lý Toét” lại là Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu (chuyên viên thơ trào phúng của Tự Lực Văn Đoàn), từ “đẻ ra” sáng tác bởi Nhất Linh. Họa sĩ Đông Sơn và bà Phụ Nữ Thời Đàm đẻ ra “hình Lý Toét” sau. Sự tích là: Đông Sơn một hôm đang xem báo Phụ Nữ, vẽ nghịch một ngườì nhà quê, thấy hay hay nên xé ra vứt vào ô kéo, chưa biết để làm gì. “Quý vị ơi! Nhìn hình dưới đây đi! Nó đấy, chính nó đấy, mảnh giấy nhật trình có chân dung “thủy tổ” của tất cả các Lý Toét sau này đấy!”:
Đúng là không có bà Phụ Nữ Thời Đàm thì không có Lý Toét,
Nhất Linh nói chí lý thật! Trên bức hình đó Lý Toét trẻ hơn sau này nhiều, đã được mặc áo dài khăn đóng, như mọi cụ già thời đó. Lại có đủ cả râu ria, búi tóc, cụ xách thêm đôi dép da gia định và cắp cái ô đen: Cá tính được định hình. Cụ thường xách dép lên, đi đất, vì ngại chóng hỏng đôi dép cũ. Cái ô cũng ít khi mở ra, cụ để dành đánh chó và đeo lên vai cho oai. Nhưng chúng cũng làm khổ cụ, vì cứ bị tụi trộm nhỏ nhít đặt vào tầm ngắm, quấy phá luôn luôn. Nào dép, nào ô, nào khăn cứ bị trộm rình!
Chắc các bạn còn nhớ: Bắt đầu từ Phong Hóa số 14, ra ngày 2/9/1932 chủ bút mới là Nguyễn Tường Tam. Cùng các em là Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long và các bạn như Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, Khái Hưng Trần Khánh Giư... mới phụ trách tờ Phong Hóa. Ngay trong số 14 này, ta bắt gặp Đông Sơn đưa hình cụ (chưa có tên) về Hà Nội trên một chuyến xe đò đông như nêm cối (hình dưới). Các bạn có nhìn thấy cụ ngồi trên mui xe ngay trên đầu tài xế đó không? Họa sĩ Đông Sơn thật hóm, giấu kỹ chẳng cho ai biết tin gì cả! Nhưng lòi đuôi! Tuy nhiên, rất có thể chính ông cũng không biết là mình đã cho cụ về thành hôm đó, trên chiếc xe đò đó! (Mà này, nhỡ ông vẽ mà không biết là có cụ trốn trên mui đó thì oan cho ông nhỉ!?)
Nhất Linh còn kể là Lý Toét ra mắt độc giả ngay từ số Phong Hóa 14, nhưng còn ngơ ngác vì chưa có tên. Sau đó Đông Sơn dính thêm cái tên Lý Toét vào hình vẽ, thế là Phong Hóa có trong tay một nhân vật hý họa hoàn chỉnh. Lý Toét nom thật có duyên:
Lần đầu tiên Tứ Ly đem Lý Toét tên (không có hình), lên báo Phong Hóa trong số 35, trong bài viết “Cuộc Chợ Phiên của Phong Hóa tổ chức”. Lúc đó, Lý Toét hình, không tên, chỉ dùng để trang trí cho mục Vui Cười mà thôi:
Tới số 48, năm 1933, Phong Hóa có tranh “Lý Toét ra tỉnh” thứ nhất. Đó là lần đầu cụ Lý có đủ tên và hình, cùng cái dáng lom khom hay đặt câu hỏi lạ lùng:
Thế rồi tới Phong Hóa số 59, bức vẽ “Lý Toét ra tỉnh” thứ hai, do Đông Sơn vẽ dưới đây, (ký tên chữ nho) chiếm ngay trang bìa:
Đông Sơn Nhất Linh biết rằng nhân vật này sẽ chinh phục độc giả toàn quốc! Quả như vậy, Lý Toét đã làm mưa làm gió trên văn đàn nước ta trong suốt thập niên 1930. Trước hết, về cá nhân Lý Toét, tính chất tổng quát được mọi người cùng chấp nhận bất thành văn, là Lý Toét là một ông già nhà quê, có chức phận trong làng, chức Lý trưởng, nên được goi là Lý, mắt bị bệnh đau mắt hột từ bé, thành ra nó cứ kèm nhèm, như viền vải tây đỏ, ta gọi là mắt toét. Nhập hai chữ Lý và Toét vào nhau thành tên luôn, chứ Lý Toét không phải là tên cúng cơm, bố mẹ đặt cho.
Lý Toét nghèo, sống ở thôn quê, chưa từng được thấy những thứ văn minh ngoài phố do người Pháp mang lại. Lý biết đọc chữ quốc ngữ, biết ít chữ nôm, chữ nho, nhưng không hiểu tiếng Pháp, nên có nhiều phen không thông về chữ nghĩa, nhầm chữ nọ sang chữ kia tí chút. Vì nghèo nên Lý Toét tham ăn, lại nghiện rượu, nên ích kỷ, chỉ muốn mình được phần to, thêm nữa, không hiểu gì về vệ sinh, ăn ở dơ bẩn, nên cả tin, sợ hãi đủ mọi thứ. Lý Toét rât mê tín, thờ đủ mọi loại thần thánh, từ con cóc sành trên bể nước ngoài vườn hoa, đến con hổ sống trong chuồng Vườn Bách Thú...
Vợ con ở quê rất lếch thếch. Lý Toét có một cô con gái lớn tên là Ba Vành, cô này xưa bỏ nhà ra đi, rồi lấy tây. Thỉnh thoảng cụ Lý có xuống vùng mỏ thăm con gái, báo Xuân Phong Hóa, số 85 tường thuật thế. Cô có con, thỉnh thoảng con bị sài đẹn cũng mang vào bệnh viện chữa, làm cụ Lý đi tìm thăm thật khốn khổ. Phong Hóa có tranh chân dung của cô, cô mặc áo tân thời, nom cũng đẹp ra phết (khi trước còn ở dưới quê thì vẫn vận áo tứ thân).

Nhân vật ảo Lý Toét với đầy đủ tính cách như vậy, được họa sĩ Đông Sơn sáng tác ra. Nhưng cha đẻ của Lý Toét đã rất hào phóng không giữ tác phẩm cho riêng mình, mà rủ tất cả mọi người cùng tham dự vẽ Lý Toét! Do đó, cùng với Đông Sơn Nhất Linh, các họa sĩ của Phong Hóa nhẩy vào vẽ Lý Toét với đầy hứng thú trong các tranh vui của báo Phong Hóa. Thế là: Cuộc Vui “Vẽ Lý Toét” bắt đầu!
Mỗi họa sĩ anh tài của Phong Hóa vẽ ra một Lý Toét dung mạo khác hẳn nhau, nhưng cùng tính cách, vẫn nhận ra được. Độc giả có thể ngắm các Lý Toét khác nhau trong hình trên của các họa sĩ Đông Sơn, Nhất Sách, Tô Tử tức Ái Mỹ Tô Ngọc Vân, Lemur tức Nguyễn Cát Tường, Bloc tức Trần Bình Lộc, Ngym tức Ngạc Mai tức Trần Quang Trân, Trần An...
Nhân vật Lý Toét với rất nhiều tranh chân dung đó, đã nổi lên vững vàng thân ái như một vì sao mới mọc trong lòng độc giả báo Phong Hóa. Sau này có thêm danh họa Nguyễn Gia Trí (lúc đó mới ra trường) tức Rigt, tức Gtri, cùng nhiều người khác, kể cả Lê Ta Thế Lữ cùng vẽ chân dung Lý Toét (vẽ chữ số thành hình cụ Lý).
Nhưng ngắm tranh Lý Toét lâu, ta thấy cụ có vẻ hơi... cô độc, thiếu bạn. Và việc phải đến, đã đến: Xã Xệ xuất hiện. Nhất Linh gọi đó là do tự nhiên phải thế. Xã Xệ là một nhân vật bằng vai phải lứa với Lý Toét. Xã Xệ béo ịt, thấp lè tè, đầu trọc lông lốc, còn độc một sơi tóc quăn xoắn ốc trên đỉnh. Hình ảnh Xã Xệ hoàn toàn đối chọi với Lý Toét gầy đét và cao lênh khênh. Xã ra đời để đấu láo với Lý, cãi chầy cãi cối với Lý, chung buồn chung vui với Lý... Ngớ ngẩn, lẩn thẩn sống cuộc đời mới của dân nô lệ mất nước, dưới sự bảo hộ của mẫu quốc Phờ Lăng Xa cùng Lý.
Nhân vật ảo Lý Toét với đầy đủ tính cách như vậy, được họa sĩ Đông Sơn sáng tác ra. Nhưng cha đẻ của Lý Toét đã rất hào phóng không giữ tác phẩm cho riêng mình, mà rủ tất cả mọi người cùng tham dự vẽ Lý Toét! Do đó, cùng với Đông Sơn Nhất Linh, các họa sĩ của Phong Hóa nhẩy vào vẽ Lý Toét với đầy hứng thú trong các tranh vui của báo Phong Hóa. Thế là: Cuộc Vui “Vẽ Lý Toét” bắt đầu!
Mỗi họa sĩ anh tài của Phong Hóa vẽ ra một Lý Toét dung mạo khác hẳn nhau, nhưng cùng tính cách, vẫn nhận ra được. Độc giả có thể ngắm các Lý Toét khác nhau trong hình trên của các họa sĩ Đông Sơn, Nhất Sách, Tô Tử tức Ái Mỹ Tô Ngọc Vân, Lemur tức Nguyễn Cát Tường, Bloc tức Trần Bình Lộc, Ngym tức Ngạc Mai tức Trần Quang Trân, Trần An...
Nhân vật Lý Toét với rất nhiều tranh chân dung đó, đã nổi lên vững vàng thân ái như một vì sao mới mọc trong lòng độc giả báo Phong Hóa. Sau này có thêm danh họa Nguyễn Gia Trí (lúc đó mới ra trường) tức Rigt, tức Gtri, cùng nhiều người khác, kể cả Lê Ta Thế Lữ cùng vẽ chân dung Lý Toét (vẽ chữ số thành hình cụ Lý).
Nhưng ngắm tranh Lý Toét lâu, ta thấy cụ có vẻ hơi... cô độc, thiếu bạn. Và việc phải đến, đã đến: Xã Xệ xuất hiện. Nhất Linh gọi đó là do tự nhiên phải thế. Xã Xệ là một nhân vật bằng vai phải lứa với Lý Toét. Xã Xệ béo ịt, thấp lè tè, đầu trọc lông lốc, còn độc một sơi tóc quăn xoắn ốc trên đỉnh. Hình ảnh Xã Xệ hoàn toàn đối chọi với Lý Toét gầy đét và cao lênh khênh. Xã ra đời để đấu láo với Lý, cãi chầy cãi cối với Lý, chung buồn chung vui với Lý... Ngớ ngẩn, lẩn thẩn sống cuộc đời mới của dân nô lệ mất nước, dưới sự bảo hộ của mẫu quốc Phờ Lăng Xa cùng Lý.
Cha đẻ của Xã Xệ là họa sĩ Bút Sơn, từ Saigon gửi tranh vẽ ra Hà Nội. Tôi nghĩ vị này là một độc giả yêu quý Phong Hóa, nên tạo ra nhân vật Xã Xệ đối kháng với Lý Toét. Ông lấy hiệu Bút Sơn để nhái Đông Sơn. Nhưng Nhất Linh đến tận khi mất, vẫn chưa biết tên thật của Bút Sơn. Trên tờ di cảo “Đời làm báo” ghi tất cả tên và bút hiệu các cộng sự viên, trong cũng như ngoài Tự Lực Văn Đoàn, Nhất Linh có hàng chữ sau: Bút Sơn ở Saigon (Người đẻ ra Xã Xệ), tên thật chưa biết. Xin ông Bút Sơn (nếu ông còn sống) hoặc các bạn, cho biết tên thật.
Hiện nay chúng tôi được biết tên thật họa sĩ Bút Sơn là Lê Minh Đức. “Theo nhà báo nhà thơ trào phúng Tú Kềnh viết trên Báo Bình Minh Xuân Mậu Thân 1968 xuất bản ở Saigon thì: Vào năm 1936 báo Phong Hóa, nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, ở Hà Nội, có tổ chức cuộc thi vẽ tranh hài hước, họa sĩ chuyên vẽ tranh hài hước Bút Sơn Lê Minh Ðức ở Saigòn vẽ một bức tranh gửi ra Bắc dự thi” (1).
Thật ra, lần đầu tiên Xã Xệ xuất hiện trong tranh Bút Sơn là ngày 16/3/1934, trên báo Phong Hóa số 89. Xã Xệ đã được đón tiếp thật nồng hậu. Xã cùng Lý lên ngay trang bìa của báo. Dưới đây là bức tranh trên Phong Hóa, Xã Xệ ra mắt toàn dân An Nam, cõi Đông Pháp, với lối lý luận hạng nhất:

Vậy là báo Phong Hóa đã tạo dựng được cặp đôi hý họa Lý Toét, Xã Xệ, mang rất nhiều “đặc tính dân tộc”, đi vào lịch sử văn học Việt Nam:
Tranh Lý Toét Xã Xệ không của riêng ai, thật là thú vị. Mỗi bức tranh có khi là một tấm, có khi là một loạt nhiều tấm như phim hoạt họa, với lời chú giải ngắn gọn hoặc vài câu thoại, chính là một câu chuyện nhỏ, nhiều khi rất thâm trầm, nhiều khi mộc mạc.... Ai có một vài ý nghĩ chủ đạo là có thể vẽ ra một tranh hay, nếu không biết vẽ thì viết thành truyện cười Lý Toét cũng không kém phần dí dỏm.Trong khi đó, nhờ những cuộc thi tranh khôi hài của Phong Hóa, nhiều họa sĩ bên ngoài tòa soạn đã tới vẽ cho Phong Hóa như NG9, HKB, DLAN, Trần An, 2TTG, Mạnh Quỳnh.... và rất nhiều người không chuyên cũng vẽ. Thêm nữa, các họa sĩ còn mang hình ảnh Lý Toét Xã Xệ phổ biến, nhân rộng ra khắp các báo thời bấy giờ, từ ngoài Bắc tới trong Trung, trong Nam. Họa sĩ thích vẽ, người thường thích kể chuyện, báo nào có Lý Xã thì có nhiều người đọc. Đến nỗi cặp đôi này đã trở thành những nhân vật để quảng cáo! Có những bài quảng cáo thuốc, quảng cáo rượu của Lý Toét... đăng ngay trên Phong Hóa, Ngày Nay rất nhiều lần.
Để cạnh tranh, báo Thanh Niên số 2, ra ngày 27/1/34 cho ra đời “Xã Dù”một anh em họ hàng với Lý Toét. Nhưng tiếng tăm của Xã Dù quá lu mờ, nay không ai còn biết, nhớ đến (bài Cuộc Điểm Báo, Phong Hóa số 84).
Như vậy là Đông Sơn Nhất Linh đã dựng ra được một phong trào có vô số họa sĩ trong, ngoài tòa báo, cùng độc giả “dấn thân”, đua nhau sáng tác ra vô số tranh Lý Toét Xã Xệ kể chuyện vui đùa!
Còn gì thú vị hơn!
Từ đó, Lý Toét Xã Xệ xuất hiện đều đặn trên báo Phong Hóa và Ngày Nay, qua những truyện vui lý sự cù nhầy. Thỉnh thoảng Lý Toét có bài viết riêng như “Điều thỉnh cầu của Lý Toét”(Phong Hóa số 68), bài thơ Vợ Lý Toét Khuyên Chồng, trong mục Dòng Nước Ngược, thơ trào phúng của Tú Mỡ, rồi Lý Toét Trả Lời, Lý Sự Cùn viết... Lâu lâu báo có đăng Lý Toét Phú, Xã Xệ Phú, Ván Cờ Lý Toét, cả Văn Tế Lý Toét (của Đỗ Đức Thu, làm trước, phòng khi...), ...
Nhưng nhiều nhất, được chú ý nhất, vẫn là những bức tranh Lý Toét Xã Xệ, với những cảnh trông thấy, gặp thấy trên tỉnh. Có nhiều kỳ báo Phong Hóa, Ngày Nay có cả năm, bảy tranh Lý Xã trên cùng một số báo. Tranh nào cũng kể những chuyện ngây ngô, những suy nghĩ, suy luận chéo cẳng ngỗng, những hiểu lầm về ngôn ngữ tây ta tầu... Những câu chuyện vui vu vơ, vô tội này, ngày một lan rộng, ngày một thu hút. Những tính tình xấu xí, gàn bướng, cù nhầy, đáng cười... của người đời được diễn tả, phô bầy dưới hình thức khôi hài rất duyên, rất khéo... Trong đó, Lý, Xã rất “nghệ”, với những phản ứng không giống ai, diễn tả được biết bao khía cạnh khác nhau của cuộc sống... Quý vị độc giả đừng tưởng hai cụ nhà quê này luôn luôn khù khờ, trái lại, có khi rất láu đấy! Và trong nhiều tranh các cụ lý luận hay đáo để! mời các bạn xem tranh Lý toét trả lời quan tòa tây:
Khi Lý Toét phải ra tòa trả lời tội gửi thư với tem đã đóng dấu. Cụ Lý trả lời: “Lần nào nhận thư của con gái, là cô Ba Vành, gửi về cũng thấy tem đã đóng dấu”.
Đúng quá chứ!
Cặp bài trùng Lý Xã của Phong Hóa Ngày Nay dần dần trở nên vô cùng nổi tiếng, được sự ủng hộ triệt để của quốc dân, từ trẻ con tới người lớn. Người coi tranh, mê tranh mỗi ngày một nhiều, tạo ra một hiện tượng xã hội chưa từng có. Năm 1933, Georges Mignon, trong Nụ Cười Tân Á, khen ngợi Lý Toét của Phong Hóa (2). Và năm 2007, tại Mỹ có bài nghiên cứu của George Dutton: Lý Toét in the City (3),… Còn ở Việt Nam thì tới ngày nay vẫn có lai rai bài viết, khảo cứu, kịch, chèo... về Lý Toét.Ròng rã từ 1932 tới cuối năm 1940, tranh Lý Toét là những cú đâm xầm vào đời sống văn minh mới, do “mẫu quốc” mang tới, của hai cụ nhà quê cổ hủ “đẫm đặc dân tộc tính”... Đó cũng là lúc dân ta đang gặp phải cái “chạm trán tóe lửa” của hai nền văn hóa Đông Tây. Như bà văn sĩ Pearl Buck (giải thưởng Nobel về văn chương 1938) trong truyện ngắn ‘Bà Mẹ Già”, Huyền Hà dịch, Ngày Nay số 200, 1940, kể chuyện bên Tầu: Cô con dâu đi du học về, trong bữa cơm đại gia đình, đã: “hét inh lên vì sợ, khi thấy bà cụ mẹ chồng đưa đôi đũa đã liếm nghiêm chỉnh thật sạch trước, chọc vào đĩa thức ăn chung của cả nhà”.
Đồng thời trong những bức tranh nhỏ Lý Xã, các ý tưởng được đào sâu dần, nói lên được nhiều điều muốn nói. Người đọc ngày một thấm thía về thân phận người dân nhược tiểu mất nước, khi đa số dân chúng còn chưa được giáo dục, vô kỷ luật, hay sợ hãi, mê tín, và cam chịu tủi nhục dưới ách nô lệ của Pháp. Những bức tranh hý họa nhẹ nhàng hóm hỉnh đó phơi bầy dần dần những thói hư tật xấu của dân ta. Có người cho rằng báo PH NN đã bôi xấu người nhà quê! Không! ta phải hiểu rằng nếu dân ta còn nghèo đói, vô học, sống khổ sở như thế, chịu bao nhiêu bóc lột đè nén như thế, thì lẽ dĩ nhiên hủ lậu mê tín phải sinh ra tham lam, ích kỷ... Nhưng tới đó thì chúng ta phải tự hỏi: “Phải làm gì đây?”
Đó là chủ ý của Tự Lực Văn Đoàn: dùng văn chương, báo chí để vận động cải tạo xã hội.
Trong bài Trả lời Tân Xã Hội, Hoàng Đạo viết trên Ngày Nay số 30, năm 1936: “Ông sẽ phải công nhận như chúng tôi, là dân chúng - hầu hết là dân quê - chỉ biết mình khổ cực, đói rét, chứ chưa biết đường tự bênh vực lấy mình. Vậy công việc tối quan trọng của ta, của chúng tôi, của ông, là làm thế nào cho họ hiểu hết quyền lợi nghĩa vụ của họ. Công cuộc to tát không phải một ngày mà nên: công cuộc ấy có thành cũng nhờ một phần lớn ở sự tự do báo chí và tự do kết đoàn”(4).
Thực vậy, muốn dân chúng hiểu nghĩa vụ và quyền lợi của họ, thì việc đầu tiên là phải thu hút dân chúng bằng báo chí, phải tìm cách làm dân muốn nghe, thích nghe ta nói. Vậy trước hết, hãy xét lại chính mình. Hẳn trước khi thành người thành thị, ai chẳng có gốc gác nhà quê, không là ta, thì bố mẹ ông bà...ta, đã từng ngớ ngẩn “nhà quê lên tỉnh” như thế. Mà người Việt nào cũng có quê, như Nguyễn Trãi quê Nhị Khê, Nguyễn Du quê Tiên Điền, Hồ Xuân Hương quê Nghi Tàm, Cao Bá Quát quê Phú Thị... Mồ mả các cụ tổ tiên chúng ta đều còn ngay ở giữa những cách đồng lúa lầy lội đó, chứ đâu? Mà cũng những nơi nhà quê đó, có kho tàng vốn cổ ai cũng say mê, đó là những tranh khôi hài, các chuyện cười, chuyện diễu, chuyện tiếu lâm, phóng đại, nói khoác... Chuyện được truyền khẩu từ ngàn xưa, từ các bác dân quê như Ba Giai, Tú Xuất ngoài Bắc, tới bác Ba Phi trong Nam, cùng các vị trí thức không theo lề lối quan trường như các Trạng, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,... rất nhiều. Những chuyện đối đáp với sứ Tầu của các vị thiền sư từ hơn nghìn năm trước, hay giai thoại những câu đối đáp giữa Chiêu Hổ, Hồ Xuân Hương ai mà chẳng mê. Và các tranh cổ ngộ nghĩnh được bán trong những phiên chợ quê, chợ Tết, như Đám cưới chuột, Vinh quy, Đánh ghen, Hứng dừa... của làng Đông Hồ, ai mà chẳng thích?
Ta hãy ngắm lại hai tấm tranh Đông Hồ dưới đây:
Trong khi đó, người đầu đàn của Tự Lực văn đoàn Nhất Linh Đông Sơn là một họa sĩ. Các thành viên khác như Thế Lữ, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam... cũng có thú vẽ tranh không phải thường (nếu bạn đọc tinh ý thỉnh thoảng có thể bắt gặp trong Phong Hóa hoặc Ngày Nay những bức vẽ rất đẹp ký tên Khái Hưng, Tứ Ly, ... Đặc biệt, Ngày Nay số 198, xuân 1940, có in tranh vẽ của nhiều thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Khái Hưng, Tú Mỡ, Thế Lữ, Hoàng Đạo, Thạch Lam). Với tinh thần mỹ thuật từ bản chất của ban biên tập như thế, hai báo Phong Hóa, Ngày Nay sử dụng tranh ảnh trang trí rất nhiều, luôn luôn có họa sĩ nhà nghề làm việc minh họa. Những họa sĩ lớp mới này được học rất bài bản, họ học được kỹ thuật hội họa Tây phương tại trường Mỹ Thuật Đông Dương tại Hà Nội (khóa đầu của trường tốt nghiệp năm 1930). Vì vậy, họ sử dụng rất thông thạo kỹ thuật hý họa kiểu tây phương, để đùa rỡn các ông dân biểu, các quan thượng thư ...với mục đích sửa lưng các ông, xin các ông nhớ đến dân đến nước và làm cho công chúng hiểu đời sống chính trị hơn... Những năm sau có thêm Bang Bạnh và Ba Ếch trong thể giới hoạt kê đó, giúp các họa sĩ tạo được nhiều màu sắc, nhiều khía cạnh sâu xa hơn trước. Tuy nhiên, hai nhân vật này không được yêu thích bằng Lý Xã.

Cũng với lý tưởng làm thay đổi bộ mặt xã hội, dân sinh, TLVĐ và các họa sĩ, kiến trúc sư đã giới thiệu cách sống mới hợp vệ sinh, kiểu nhà mới Ánh Sáng và nhất là việc sáng tác áo dài kiểu mới Lemur cho phụ nữ, một thành công vang dội, tới ngày nay “áo dài”còn chịu nhiều ảnh hưởng.
Trong khi đó Tứ Ly Hoàng Đạo viết hàng loạt bài trên Phong Hóa Ngày Nay như Trước Vành Móng Ngựa, Bùn Lầy Nước Đọng, Công Dân Giáo Dục, Có Cứng Mới Đứng Đầu Gió (ký tên Tường Vân)... kể chuyện trong tòa án, giải nghĩa nhiệm vụ công dân, chỉ dẫn cho dân chúng về pháp luật, để họ hiểu và biết cách sống, cách cư sử cho khỏi bị ép buộc vô lý, và cũng để tờ báo mưu tính những cải cách về xã hội.
(Trong bài viết ngắn này, chúng tôi không nói tới sự nghiệp văn chương lừng lẫy của các văn hào, thi bá, thành viên Tự Lực Văn Đoàn, mà chỉ xin nhắc thêm rằng các tiểu thuyết, thơ mới, kịch nói...của các vị, đã làm say mê bao thế hệ người Việt, đã thay đổi cách viết, cách sử dụng chữ Việt, văn chương Việt, đã trợ giúp rất nhiều cho công việc cải tạo xã hội về mọi mặt).
Ngắm lại những bức tranh Lý Toét thật lý thú, báo Phong Hóa Ngày Nay có khá nhiều: gần 1000 tấm. Hai khía cạnh mỹ thuật và khôi hài, đã trộn vào nhau rất ăn ý. Chúng là một sáng tạo tài tình gồm cả đông lẫn tây, cả xưa lẫn nay, trong suốt một thập niên đã nở rộ đến không ngờ: Phong Hóa và Ngày Nay càng ngày càng càng đông người đọc, đã trở thành một tờ báo không đối thủ trong làng báo lúc đó, mà cũng có lẽ cả lịch sử báo chí Việt Nam xưa nay. Có lần tờ báo Xuân Phong Hóa đã phải xuất bản lần thứ hai, vì nhu cầu bạn đọc. Trong tinh thần phản đối Khổng giáo lỗi thời hành hạ con người, đả phá thái độ phong kiến quan lại cũ, chế diễu lòng mê tín ngu muội, tố cáo sưu cao thuế nặng của tờ báo, những tấm tranh bé nhỏ đã đụng được tới rất nhiều vấn đề, rất nhiều hủ tục, thói xấu, đã phá bớt “những ý kiến cổ hủ, nó làm mờ mịt khối óc người ta” Riêng những vấn đề xã hội, chính trị thực sự, chỉ được nói đến một cách rất nhẹ nhàng, chúng được giấu rất kỹ để tránh kiểm duyệt rất khắt khe của thực dân Pháp... Tuy vậy, ngày 31 tháng 5 năm 1935, Phong Hóa đã bị Thống sứ Bắc Kỳ đình bản ba tháng. (Tới nay, không ai biết tại sao báo bị đóng cửa. Có người cho là do loạt bài “Thần thoại tân thời” Hậu Tây Du Ký nói động đến Phạm Quỳnh, Nguyễn Tiến Lãng cuả triều đinh Huế... có người cho là do bài phóng sự sắc bén về Hoàng Trọng Phu... đều do Hoàng Đạo viết. Tất cả chỉ là phỏng đoán, theo cuốn Tiếng Cười của Tú Mỡ, (Vu Gia, cuốn Hoàng Đạo, nhà báo, nhà văn, (6)). Theo Martina Nguyễn Thục Nhi: “Do cả hai điều trên”, trong hồ sơ của phòng nhì Pháp: việc đóng cửa ba tháng báo Phong Hóa là do báo này đã chế giễu các quan lại An Nam.
Ngày 5-6-1936, Phong Hóa số 190 đăng một tranh Lý Toét vẽ nhái theo chuyện “Tam anh chiến Lã Bố” của Tam Quốc Chí, rất đẹp, không có chữ ký họa sĩ. Ngắm nét bút đặc biệt sống động, ta có thể nhận ra họa sĩ vẽ tranh là Tô Tử tức Tô Ngọc Vân, một trong những họa sĩ chính của Phong Hóa thời đó. Theo thông lệ, các tranh khôi hài thường được mang ra bàn luận trong giờ làm việc chung của cả tòa soạn. Một bức tranh nhiều ẩn ý sâu xa, mà không ký tên tác giả chắc là do sự góp ý của nhiều thành viên tòa soạn.
Theo sách Tam Quốc Chí, vào đầu công nguyên ba nước Ngụy, Thục, Ngô chia nhau nước Tầu, tranh giành quyền lực, gây chiến tranh dài cả trăm năm. Trong một trận đánh quyết liệt, tam anh, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, nước Thục, cùng nhau vây đánh Lã Bố, nước Ngụy. Lã Bố tuy là đại tướng nổi tiếng vô địch, nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ, đã thua. Truyện này rất phổ thông ở Việt Nam, trước đây gần như ai cũng biết. Trong các buổi diễn tuồng cổ, màn này thường được trình bầy rất sôi nổi, các diễn viên hóa trang kiểu xưa, mặt mày tô màu xanh đỏ rực rỡ, áo mũ tuồng lộng lẫy xênh xang, biểu diễn múa võ cao cường, trong tiếng chiêng trống rộn ràng, và nhiều khi cả tiếng la hét cổ vũ của người xem.Bức tranh này vẽ: “ba con chó cắn bố Lý Toét”, có con trai Lý Toét đứng ngoài xem, dơ tay múa chân reo hò: “A ha! Tam anh chiến nhất Bố!”
Thật là một câu dùng điển Tam Quốc “Tam anh chiến Lã Bố” để ví tuyệt hay. Tuyệt hay, vì hai câu có cấu trúc hoàn toàn giống nhau, diễn tả hai trận đánh hoàn toàn khác nhau. Do cách dùng hai nghĩa của chữ “Bố”: Bố là tên của đại tướng nước Tầu: Lã Bố, mà “bố” cũng là bố của đứa con đang đứng ngoài dơ chân muá tay reo hò.

Đọc câu điển Tam Quốc, ta chỉ cần thay chữ “Lã” bằng chữ “nhất” là biến thành câu ví, câu reo của con Lý Toét: Chuyện chiến đấu hào hùng trong sử Tầu biến thành chuyện Lý Toét la ó chống chọi với ba con chó dữ. Nó làm người xem tranh cảm được ngay, và cũng đau nhói lòng ngay, vì thấy đứa con trai reo hò vui thích trước sự nguy khốn của bố mình. Đó là:
- Con vô cảm, vô ý thức hay còn quá trẻ dại không biết rằng bố đang lâm nguy bởi ba con chó dữ tấn công? Cùng lúc, nó nhắc người xem tranh:
Lý Toét có mặt trên Phong Hóa từ số đầu tới nay, Lý Toét tượng trưng cho Phong Hóa:
- Độc giả có biết rằng báo Phong Hóa đang trong cơn khốn khó, có cơ nguy bị Pháp đóng cửa, rút giấy phép vĩnh viễn bất cứ lúc nào? (như rất nhiều báo thời đó, không được giải thích tại sao).
Lý Toét, nhân vật thấm đẫm đặc tính dân tộc, những xấu tốt của vốn cổ, tượng trưng cho đất nước lúc này:
- Quốc dân có biết rằng đất nước mất chủ quyền, đang bốn bề thọ địch? (“Địch” là thực dân Pháp, là sự ngu tối, dốt nát của đại đa số dân chúng, là sự chia rẽ của các đảng phái trong nước, nguy cơ nội chiến...).
Trong cảnh tình như thế, bố Lý Toét làm sao sống nổi! Than ôi! Đó cũng là tiếng kêu cứu của Phong Hóa! Trùng hợp làm sao, đúng lúc đó thực dân kiểm duyệt đóng cửa báo. Báo Phong Hóa bị chết ngay sau số 190 này (05/06/1936)!
May thay, báo Ngày Nay hãy còn giấy phép, (Ngày Nay là báo dự phòng của TLVĐ, do Nguyễn Tường Cẩm, anh ruột Nguyễn Tường Tam, một công chức, đứng tên, NN số 1 ra ngày 30/01/1935) nên Tự Lực Văn Đoàn còn hoạt động thêm được mấy năm nữa. Lý Toét còn tiếp tục sống, tiếp tục kể chuyện đời trên báo.
Phải đến thời Mặt Trận Bình Dân cầm quyền ở Pháp, những lời mong cầu tự do, bỏ kiểm duyệt, bớt thuế... mới được viết ra một cách công khai. Những tưởng Mặt Trận Bình Dân thuộc tả phái, sẽ nới lỏng chế độ bảo hộ. Mà không! Tất cả những lời hứa chỉ là bánh vẽ, báo chí vẫn chịu chế độ cũ, bởi vì bên Pháp vẫn còn Bộ Thuộc Địa, thực hành chủ trương khai thác thuộc địa, phục vụ Mẫu Quốc. Sau này, dù trong thế chiến thứ II, dù năm 1939 Paris đã bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, chế độ Bảo Hộ ở Bắc Kỳ vẫn rất khắt khe: Báo Ngày Nay bị đóng cửa vĩnh viễn năm 1940, người viết báo bị bắt bỏ tù (Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí... bị giam, bị tra tấn dã man...từ 1941 tới 1943, tại Vụ Bản, Hoà Bình (5)).
Trong bức tranh Mẫu Quốc (nước mẹ), dưới đây, Ngày Nay số 110, 1936, nhân Uỷ Ban điều tra do Pháp gửi sang việt Nam sắp làm xong công việc. Hy vọng của quốc dân là: Chắc sẽ có kết quả tốt? Họa sĩ Rigt Nguyễn Gia Trí viết một câu chửi đổng:
- Ồ, trông mong... nước mẹ gì!
Thế rồi tới giữa năm 1940, báo Ngày Nay cũng bị đóng cửa rút giấy phép.Sau một vài cố gắng cuả Khái Hưng, Thạch Lam ra báo, sách... đều chết yểu, các thành viên phân tán, văn đoàn Tự Lực tan đàn sẻ nghé: Người chết vì bệnh, người bị Pháp bắt bỏ tù, an trí, người trốn sang Tầu làm cách mạng, người đi xa lánh nạn, người quay sang kịch... Chỉ còn nhà xuất bản Đời Nay sống lay lắt, in sách bán... Tới tháng 4-1945 còn xuất bản cuốn thơ Hoa Niên của Tế Hanh, (Tế Hanh cùng Anh Thơ được giải thưởng thơ của TLVĐ năm 1939, năm cuối còn có phát thưởng, trước khi báo NN đóng cửa). Tôi không biết Hoa Niên có phải là cuốn sách cuối của Đời Nay hay không.
Và cuối cùng, tới tháng 5-1945 báo Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới ra đời, Hoàng Đạo phụ trách mục “Kiểm diểm chính trường Việt Nam” (Hồ Hữu Tường, Nguyễn Tường Long, nhà chính trị, Tạp chi Văn, số 107) Báo ra được 16 số là hết. Tới giữa năm 1946, nhà in được mang bán, chia tiền cho các thành viên.
Từ đó tới nay, chúng ta chưa bao giờ thấy lại một văn đoàn, một nhóm văn nghệ sĩ tài năng như thế, chung sức làm được một kho tàng văn hóa thành công như thế nữa. Tất cả chỉ còn là bóng con chim nhạn bay qua ngang trời...
Tôi còn nhớ khi còn rất nhỏ, được biết hai nhân vật huyền thoại Lý Xã qua một bài hát do các chị dạy truyền khẩu, trước khi đi học chữ, để có thể đọc được tiểu thuyết của TLVĐ (mà phải đọc lén, vì gia đình tôi cấm con gái đọc tiểu thuyết). Đó là bài hát sau đây, tuy tôi thuộc nằm lòng nhưng không biết tác giả là ai, phải hay không phải là người của Văn Đoàn Tự Lực:
Ông Lý Toét mà cắp cái ô
Đi ra phố gặp lúc mưa to
Có bác Xã Xệ mà muốn đi nhờ
Tay thì vời vời miệng thét bô bô;
- Này bác Lý, thủng nhĩ hay sao?
Gọi như thế mà chẳng coi sao
Giá có cút rượu thì đến chơi liền
Đi nhờ một tí mặt cứ vênh vênh!
- Này bác Xã thật rõ lôi thôi
Còn non nước còn bác với tôi,
Ô tôi năng cụp mà bất năng xòe
Năng dựa đầu hè mà bất năng che!

(Cóp bi bài trên nét của cụ Phạm Thảo Nguyên)

(1) NguyễnMạnhHùng, Đi tìm gia phả hai nhân vật ảo Lý Toét và Xã Xệ, Đại học Hồng Bàng,
(2) Georges Mignon, Nụ Cười ở Cõi Tân Á, L’Asie Nouvelle. Phong Hóa, số 109, trang 9
(3) George Dutton, Lý Toét in the City: Coming to Terms with the Modern in 1930s Vietnam, Journal of Vietnamese Studies, vol 2, Issue 1, pps 80-108
(4) Hoàng Đạo, Trả Lời Tân Xã Hội, Ngày Nay số 30, 18/10/1936.\
(5) Theo Nguyễn Lân, con Hoàng Đạo: Hoàng Đạo bị Pháp bắt cùng Nguyễn Gia Trí, giam ở Vụ Bản. Bà Hoàng Đạo đi thăm, mang về một chiêc áo đầy máu. Khi được tha về, ông bị đau tim nặng.
(6) Vu Gia, Hoàng Đạo, nhà báo, nhà văn, nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1997.
(7) Lý Trực Dũng, Lý Toét Xã Xệ hai siêu sao của biếm họa Việt Nam, Thể Thao -Văn Hóa 5/7/2008.
(8) Lý Trực Dũng, Sức sống của Lý Toét Xã Xệ, báo Thể Thao - Văn Hóa 7/7/2008.
(9) Lý Trực Dũng, Lý Toét Xã Xệ: Nạn nhân hay chứng nhân, báoThể Thao - Văn Hóa 8/7/2008.
(10) Tú Mỡ, Tiếng Cười, nxb Hội nhà văn, 1993