Khiemnguyen

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Tiểu phẩm và tiểu phẩm báo chí (1)



                      KHÁI QUÁT VỂ TIỂU PHẨM VÀ TIỂU PHẨM BÁO CHÍ
1. Có một thể loại tiểu phẩm trong lịch sử báo chí Việt Nam
Trong lịch sử báo chí thế giới, người ta ghi nhận tiểu phẩm đã xuất hiện từ hơn 200 năm trong thời gian diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp lần thứ nhất - cuối thế kỷ 18. Tiểu phẩm (tiếng Pháp là Feuilleton gốc ở từ Feuille nghĩa là những tò giấy rời) lúc bấy giờ là những bài văn ngắn, tính chất châm biếm, đăng trên những tờ phụ của số báo hoặc bên dưới dòng kẻ đậm ở cuối các tờ báo.
Cũng như các thể loại tác phẩm báo chí khác, tiểu phẩm ra đời do yêu cầu khách quan của xã hội. Giai cấp tư sản tìm thấy ở tiểu phẩm một thứ vũ khí sắc bén để chống lại các thế lực phong kiến, quý tộc bảo thủ, phản động cùng chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu đã mục ruỗng từ bên trong. Là con đẻ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản, tiểu phẩm ngay từ đầu đã mang tính chiến đấu cao. Nó là tiếng nói của giai cấp cách mạng, tiếng nói của khuynh hướng vận động tích cực hợp quy luật lịch sử chống lại giai cấp phản động, những thế lực cản trở bánh xe lịch sử.
Phẩm chất tiêu biểu tạo nên tính chiến đấu của tiểu phẩm chính là cái cười. Khi mới ra đời, cái cười trong tiểu phẩm vạch mặt, lên án bản chất xấu xa, sự lạc hậu, thối nát của chế độ xã hội phong kiến đã mục ruỗng, suy tàn. Dần dần về sau, cái cười trong tiểu phẩm nhằm vào cái cũ, cái xấu nói chung, kể cả những biểu hiện tiêu cực trong nội bộ nhân dân. Nhiều nhà văn, nhà báo lớn có tư tưởng tiến bộ ở châu Âu trước đây, đã sử dụng tiểu phẩm trên diễn đàn báo chí công khai để châm biếm, diễu cợt, lên án sự thối nát, bất công của xã hội đương thời, những biểu hiện giả dối, lừa bịp trong hoạt động tôn giáo hay sự lợi dụng tôn giáo để thực hiện những mục tiêu chính trị vụ lợi, ích kỷ. Lịch sử tiểu phẩm thế giới đã từng gắn bó với những con người nổi tiếng, dùng ngòi bút của mình đấu tranh cho sự tiến bộ, công bằng xã hội, cho chủ nghĩa nhân đạo cũng như những lý tưỏng tốt đẹp của nhân loại như: Tuốc-ghê-nhi-ép, Ghéc-xen, U-xpen-xki, Goócky, An-na-tôn Frăng, Lỗ Tấn...
C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I Lê-nin - những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, bên cạnh những tác phẩm khoa học, chính trị lớn của mình, cũng đã sử dụng tiểu phẩm báo chí như vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp. Trưóc phiên toà bồi thẩm ngày 7/2/1849 xử những người chịu trách nhiệm chính tờ “Báo Ranh mới” (Neue Rheinische Zeitung), từ ghế bị cáo, C.Mác đã tuyên bố: “Báo chí phải chống lại một hiến binh nhất định, một viên công tố nhất định”(l). Với tinh thần ấy, trong suốt thời kỳ tồn tại của “Báo Ranh mới”, C.Mác và Ph.Ăng - ghen đã viết nhiều tiểu phẩm, bằng “sự trào phúng chua cay để vạch mặt kẻ thù cách mạng” với bộ máy mục ruỗng của những tên quan trường nham hiểm, độc ác, với sự bóc lột tham lam, vô lương tâm, cùng những chính sách giả dối, lừa bịp và bản chất phản động của chúng. Chính Ăng-ghen cũng đã viết: “Khắp nơi chúng ta đều gặp những kẻ thù đáng khinh rẻ... cho nên đối với chúng chỉ có châm biếm và diễu cợt”.
nước ta, do báo chí hình thành và phát triển chậm nên tiu phm cũng ra đời mun hơn so với các nước phương Tây. Vào những năm 20, tiểu phẩm đã bắt đầu xuất hiện trên mặt báo, tuy nhiên không nhiều và chưa tạo được sự chú ý của dư luận xã hội (2). Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ hai mặt. Thứ nhất, các sản phẩm báo chí còn quá ít trong khi trình độ văn hoá của cư dân còn thấp nên ảnh hưởng của báo chí trong xã hội rất hạn chế. Thứ hai, chế độ thống trị hà khắc của bọn thực dân, phong kiến phản động cùng lưỡi kéo kiểm duyệt của bộ máy thống trị đương thời không cho phép báo chí chĩa mũi nhọn đả kích vào chính quyền thực dân - phong kiến. Trên thực tế, có lẽ phải đến những năm 30 của thế kỷ này, khi mà báo chí công khai phát triển rầm rộ thì tiểu phẩm mới thực sự khẳng định vai trò vị trí của mình là một thể loại báo chí có uy lực. Đặc biệt trong thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 - 1939), khi báo chí tiến bộ và cách mạng có điều kiện phát triển công khai, tiểu phẩm thực sự có đất để cắm rễ và nở rộ.
Trong giai đoạn này, tác giả tiểu phẩm để lại dấu ấn đặc biệt sâu đậm trên mặt báo trong nước là Ngô Tất Tố (1892 - 1954). Dưới các bút danh: Thiết Khẩu Nhi, Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Dân Chơi, Phó Chi, Ngô Công, Tuệ Nhỡn.v.v... tiểu phẩm của Ngô Tất Tố có mặt trên khắp các tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, từ An Nam Tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần Chung, Phụ nữ tân văn, Phổ thông, Đông phương đến Thực nghiệp dân báo, Con ong, Tương lai, Việt nữ, Hải Phòng tuần bủo, Hà Nội tân văn v.v... Có thể nói, các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố làm thành một bộ biên niên sử của giai đoạn này, trong đó phản ánh đầy đủ những biến cố chính trị quan trọng, phơi bày bộ mặt thật sinh động và cụ thể của đủ mặt những kẻ thực dân tồi tệ, những tên quan trường phong kiến thối nát.
nước ngoài, đầu những năm 20, Hồ Chí Minh dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tiểu phẩm bằng tiếng Pháp, đăng tải trên tờ Người cùng khổ (Le Paria) do Người sáng lập và tờ Nhân đựa (L’Humanite), cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Pháp. Đó là các tác phẩm Thù ghét chủng tộc (Le Paria Siố 4, 1.7.1922), S thích đặc biệt (Le Paria số 5, 1.8.1922), Chế độ nô l hiện đại hóa” (L’ Humanité 26.10.19^2), Sự chăm sóc ân cần (L’Humanite 2.11.L922), Giáo dục quốc dân (Le Parias 29, tháng 9.1924) v.v... Sau những năm 1936 -1939, tiểu phẩm tiếp tục phát triển và được đặng tải trên báo chí cách mạng. Hồ Chí Minh trở thành cây bút bậc thy về thể loại này. Hàng trăm tiểu phẩm mẫu mực của Người, dưới nhiều bút danh, đăng trên các báo (chủ yếu là báo Nhân dân), từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đến khi Người qua đời. Trên các mặt báo, một số tác giả viết tiểu phẩm khá nổi tiếng, được đông đảo người đọc biết đến như: Xích Điểu, Hương Xn, Lê Kim, Nguyễn Vĩnh, Hữu Thọ v.v...
rCó thể nói rằng, trong báo chí, tiểu phẩm có dung lượng nhỏ và tần số xuất hiện ít hơn so với các thể loại: tin tức, phóng sự, bình luận v.v... Nhưng với sự ra đời và phát triển của mình, tiểu phẩm khẳng định vai trò là một loại vũ khí sắc bén vạch mặt, đấu tranh với kẻ thù chính trị, là một phương tiện có tác dụng tự phê bình, phê bình, chỉ cho xã hội thấy những khía cạnh chủ yếu của từng sự việc xấu cản trở quá trình tiến triển của xã hội, góp phần bồi dưỡng phát triển cái tốt đẹp và tích cực.
2.Tiểu phẩm báo chí hay tiểu phẩm văn học?
Tiểu phẩm là một thể loại có lịch sử khá lâu, có vị trí không kém phần quan trọng trong mối tương quan chung với các thể loại báo chí khác. Tuy nhiên, sự khái quát lý luận về thể loi này lại chậm. Ở Liên Xô, đầu những năm 1930, tiểu phẩm chưa được coi là một thể loại báo chí. Mi-kha-in Cam-sốp - một nhà báo Xô viết nổi tiếng đã nhìn nhận tiểu phẩm bên ngoài khuôn khổ của một thể loi. Ông coi tiểu phẩm có thể là ký, là thơ châm biếm v.v... nằm trong loại tác phẩm chính luận. Chỉ đến cuối những năm 50 của thế kỷ này, báo chí Xô-viết mới chính thức thừa nhận tiểu phẩm là một thể loại báo chí đặc biệt trong bảng phân loại - thể loại tác phẩm mang tính châm biếm (4).
Đối với nước ta, tình hình nghiên cứu về tiểu phẩm nằm trong tình trạng chung là chưa phát triển. Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ về tiểu phẩm. Các ý kiến về tiểu phẩm nằm rải rác trong một số tác phẩm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu báo chí hoặc trong những phát biểu của các nhà báo có kinh nghiệm đăng tải trên các tờ báo, tạp chí. Nói chung các ý kiến, nhận định đã nhìn nhận được một số đặc trưng khá cơ bản của thể loại này, song còn phiến diện hoặc chưa rõ ràng, đầy đủ.
Từ góc độ báo chí, xưa nay tiểu phẩm chỉ được sử dụng mà ít được xem xét, đánh giá. Rất ít nhà báo phát biểu ý kiến về thể loại này. Xích Điểu, với kinh nghiệm của một nhà báo viết tiểu phẩm báo chí được đông đảo người đọc biết đến đã nhận xét như sau: “Là thể loại vừa cho phép phát triển tính chất điển hình của văn học, vừa mang tính chất chân thật, khoa học và kịp thi của báo chí, tiểu phẩm vốn mang một tính chiến đấu cao, có khả năng vch bản chất tàn bạo của kẻ thù một cách trực tiếp sâu cay và châm biếm làm cho người đọc vừa căm thù vừa khinh ghét cười vào mũi chúng” (5). Khi nói đến tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Hồ Chí Minh, tác giả viết: “Có thể nói cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản tại Paris năm 1925 là một thiên “tiểu phẩm dài” hay nói đúng hơn, là một tác phẩm gồm nhiều bài tiểu phẩm được sắp xếp theo một chủ đề thống nhất” (6).
Như vậy, theo ý kiến của Xích Điểu, cả về nội dung và phương pháp thể hiện, tiểu phẩm đều mang những tính chất đặc trưng của tác phẩm báo chí. Nhưng tiểu phẩm cũng cho phép phát triển phương pháp điển hình trong sáng tạo văn học. Tính chất điển hình hoá của tiểu phẩm không được tạo nên do hư cấu mà nó được hình thành theo quy luật sáng tạo của nhà báo, nghĩa là qua sự chọn lọc, phân tích khách quan những sự kiện, vấn đề có thực trong cuộc sống để phản ánh trong tác phẩm trên cơ sở ưu tiên nội dung chính trị, tư tưởng. “Khả năng” cũng như là mục đích của tiểu phẩm là phê phán, châm biếm kẻ thù. Nếu coi tiểu phẩm báo chí có những đặc điểm trên thì việc xếp “Bản án chế độ thực dân Pháp” vào thể loại tiểu phẩm là hợp lý.
Một vấn đề đặt ra là có hay không có ranh giới giữa tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm văn học. Như đã nhắc đến ở trên, không riêng gì tiểu phẩm mà: “Nguồn gốc việc dùng các thể loại báo chí khác nhau và sự phong phú ngày càng lớn trong cách thể hiện đối với từng thể loại là dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội nhiều mặt, căn cứ vào khả năng mỗi ngày một lớn hơn và căn cứ trên các nhiệm vụ nhiều mặt được giao phó cho báo chí. Lịch sử phát sinh của bất kỳ thể loại báo chí nào cũng đều chứng minh” (7). Tất nhiên, mỗi thể loại tác phẩm báo chí ra đời đều tiếp thu những yếu tố tích cực, có lợi trong nền văn hoá để làm tăng khả năng, thông tin hiệu quả của nó. Tiểu phẩm báo chí trong quá trình ra đời vận động cũng tiếp thu các yếu tố, thủ pháp châm biếm, giễu cợt của văn học và văn hoá dân tộc. Điều đó không có nghĩa là trước khi tiểu phẩm báo chí ra đời đã có tiểu phẩm văn học mà thực tế chỉ có những yếu tố mầm mống của tiểu phẩm báo chí.
Mặt khác, với tính cách là một thể loại tác phẩm, lịch sử ra đời, phát triển của tiểu phẩm gắn liền với báo chí, nằm trong sự vận động của báo chí. Tiểu phẩm ra đời do yêu cầu xã hội và do yêu cầu mà những nhiệm vụ của báo chí đặt ra. Quy luật sáng tạo của tiểu phẩm nằm trong quy luật chung của báo chí: phản ánh khách quan, trực tiếp các sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội hiện thời, ưu tiên nội dung chính trị, tư tưởng, thời sự. Tiểu phẩm phản ánh trực diện, cụ thể, chân thực sự kiện, vấn đề trong xã hội một cách khách quan, không thông qua hư cấu như văn học - nghệ thuật. Hơn nữa, dù nhà văn hay nhà báo đều viết tiểu phẩm theo yêu cầu, “đơn đặt hàng” của báo chí. Hầu như, không có tiểu phẩm nào không được bắt đầu số phận của mình bằng sự có mặt trên mặt báo, tạp chí.
Như vậy, rộ ràng là không có lý do tồn tại ranh giới giữa “tiểu phẩm báo chí” và “tiểu phẩm văn học”, mà chỉ có một “thể loại được gọi với những tên khác nhau như: “tiểu phẩm”, “tiểu phẩm báo chí” hay “tiểu phẩm văn học” và tính chất, mức độ, khả năng biểu hiện khác nhau của mỗi tiểu phẩm. Tính nghệ thuật trong tiểu phẩm được biểu hiện như khả năng vận dụng các thủ pháp trong xây dựng văn bản, trong việc tổ chức lôgíc các chi tiết để tạo ra tiếng cười châm biếm. Sẽ là nhầm lẫn nếu đổng nhất tính nghệ thuật trong tiểu phẩm với việc hư cấu để tạo ra hình tượng nghệ thuật. Nói cách khác, “điển hình trong văn tiểu phẩm khác với điển hình trong kịch, truyện với tiểu thuyết”. Đó chính là bắt đầu sự lựa chọn, phát hiện ra cho được những sự kiện, vấn đề, chi tiết cuộc sống có tính tiêu biểu về mặt tiêu cực để vạch mặt, lên án nhằm hướng tới những điều tốt đẹp. Vấn đề tiếp theo mới là nghệ thuật thể hiện. Vai trò quyết định của tiểu phẩm báo chí phải là nội dung chính trị tư tưởng và tính thời sự nóng hổi. Thời gian sáng tạo của nhà báo được tính bằng giờ, bằng phút chứ không tính bằng năm, bằng tháng như nhà văn. Tất nhiên, nội dung chính trị, tư tưởng muốn tác động có hiệu quả đến xã hi phải thông qua nghệ thuật thể hiện. Vì thế, nghệ thuật thể hiện mói có vai trò quan trọng của nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét