Khiemnguyen

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Phong cách và phong cách báo chí là gì?



(Nguyễn Bùi Khiêm) Qua nghiên cứu hoạt động sáng tạo của các nhà báo, chúng tôi cho rằng, phong cách đúng là do cảm quan về thế giới khác nhau của mỗi nhà báo tạo nên, nhưng cơ sở tư tưởng của nó cũng khác nhau, đó là tư tưởng nghệ thuật riêng của mỗi cây bút. Và cũng từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xác định khái niệm phong cách của mỗi cây bút luôn hội tự ở bốn điếm chung sau đây:
1. Phong cách là một phạm trù thẩm mỹ
Nhà báo có phong cách phải là người tạo ra được những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao về bút pháp. Phong cách không đơn giản chỉ là những đặc điểm nào đấy trong hoạt động sáng tạo của nhà báo. Đặc điểm cá nhân thì ai cũng có. Nhưng phong cách là đặc điểm thế hiện cá tính sáng tạo, là chỗ mạnh của tài năng mỗi nhà báo, là chỗ hay riêng của mỗi cây bút. Không nên nói phong cách ở những nhà báo hạng ba, nhà báo bất tài.
2. Phong cách là một chỉnh thể thống nhất
Phong cách bao giờ cũng phong phú, đa dạng, nhưng dù đa dạng đến thế nào vẫn có tính thống nhất chi phối bởi một qui luật thể hiện nội tại nào đấy. Tìm ra những đặc điểm này khác của phong cách một nhà báo tuy không dễ nhưng không khó. Nhưng tìm ra chỗ thống nhất của phong cách thì cực khó. Nếu chưa tìm ra chỗ thống nhất ấy thì chưa thế coi là đã hiểu đích xác phong cách của nhà báo. Điểm thống nhất này liên kết các yếu tố phong cách, tạo nên tính chỉnh thể của nó.
3. Phong cách là một hiện tượng cụ thể, là diện mạo của mỗi nhà báo
Phong cách là một cái gì quan sát được, miêu tả được. Cơ sở của phong cách là nội dung, là tư tưởng, nhưng tư tưởng ấy phải được hình thức hoá khiến có thế cảm nhận được cụ thể.
4. Phong cách luôn luôn chuyển biến theo quá trình sáng tác của nhà báo
Hoạt động báo chí là một hoạt động sáng tạo. Nhưng dù chuyển biến thế nào cũng trên một căn bản thống nhất, khiến cho từ tác phẩm này đến tác phẩm kia, tuy nhà báo thể hiện rất khác nhau, nhưng người ta vẫn nhận ra đó là tác phẩm của ông ta chứ không phải của ai khác. Những tác phẩm của một cây bút có phong cách, tuy rất khác nhau từ nội dung đến hình thức, nhưng người ta vẫn nhận ra tất cả đều là tác phẩm của một người.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Ảnh màu hiếm về Bắc Kỳ gần 100 năm trước (phần 1)

Lọ mọ trên mạng, thấy có cuốn sách hay hay, trong đó có rất nhiều ảnh được chụp từ gần 100 năm trước về nhiều mặt của đời sống xã hội Bắc Kỳ. Điều đặc biệt ở chỗ đây là những bức ảnh màu hiếm hoi có thể tìm được. Bởi lẽ vào những thập niên đầu của thế kỷ trước, ảnh màu là sự hiếm có ngay cả với các nước phương Tây, chưa nói gì đến một nước như Việt Nam ta. Vấn đề đáng nói đó là sản phẩm của các nhiếp ảnh gia đến từ Pháp. Kỹ thuật chụp ảnh, màu sắc, bố cục, nội dung và nhất là khả năng lưu giữ của họ thật là đáng nể và rất đáng học tập. Coppy về đây để mọi người cùng xem.
Trân trọng giới thiệu.




















Ảnh màu hiếm về Bắc Kỳ gần 100 năm trước (phần 2)

Lọ mọ trên mạng, thấy có cuốn sách hay hay, trong đó có rất nhiều ảnh được chụp từ gần 100 năm trước về nhiều mặt của đời sống xã hội Bắc Kỳ. Điều đặc biệt ở chỗ đây là những bức ảnh màu hiếm hoi có thể tìm được. Bởi lẽ vào những thập niên đầu của thế kỷ trước, ảnh màu là sự hiếm có ngay cả với các nước phương Tây, chưa nói gì đến một nước như Việt Nam ta. Vấn đề đáng nói đó là sản phẩm của các nhiếp ảnh gia đến từ Pháp. Kỹ thuật chụp ảnh, màu sắc, bố cục, nội dung và nhất là khả năng lưu giữ của họ thật là đáng nể và rất đáng học tập. Coppy về đây để mọi người cùng xem.
Trân trọng giới thiệu.