Khiemnguyen

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Công chúng truyền thông hiện đại (phần 2)


(Nguyễn Bùi Khiêm) Cùng với sự phát triển của các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mới ứng dụng công nghệ hiện đại, công chúng truyền thông đại chúng cũng có những đặc điểm mới, tương đối khác biệt so với những quan niệm truyền thống về công chúng truyền thông đại chúng. Có thể so sánh như sau:

Công chúng TTÐC truyền thống

Công chúng TTÐC hiện đại

- Ðại chúng
- Phi đại chúng hóa
- Cá nhân nặc danh

- Ðề cao, khẳng định “cái tôi”
- Không đồng nhất, bao gồm nhiều giới, tầng lớp khác nhau
- Bao gồm nhiều giới và tầng lớp nhưng đã có một số đặc điểm tương đồng
- Ðộc lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết ai
- Tập hợp thành nhóm trong một thế giới “ảo”
- Không có hình thức tổ chức hoặc nếu có thì rất lỏng lẻo, khó có thể tiến hành một hoạt động chung và hiếm có khả năng tương tác
- Tuy hình thức tổ chức cũng chỉ là tương đối trong một thế giới ảo nhưng có khả năng tương tác cao
- Mức độ ý thức chung không cao

- Mức độ ý thức chung tương đối cao nhưng không kéo dài và thường bị chi phối bởi tính cá nhân
- Thụ động trong quá trình truyền thông

- Chủ động lựa chọn thông tin và phương tiện truyền thông
- Thường chỉ tiếp nhận thông tin, có phản hồi nhưng tần suất không cao.
- Tiếp nhận, phản hồi và phát tán thông tin…
Mối quan hệ giữa truyền thông và công chúng không còn theo cách hiểu truyền thống là mối quan hệ giữa người truyền thông điệp và người tiếp nhận thông điệp. Công chúng không chỉ là người tiếp nhận và chịu tác động của truyền thông nữa. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ trước, có quan điểm nghiên cứu truyền thông đã chứng minh rằng truyền thông không phải là “viện đạn thần kỳ” có, có quyền lực vạn năng tác động như nhau đến mọi cá nhân trong công chúng và quan tâm đến hiệu quả có giới hạn của truyền thông. Nhìn từ góc độ tiếp cận cụ thể hơn, có thể hiểu chính tri thức văn hoá của mỗi cá nhân hay môi trường văn hoá xã hội của nhóm công chúng đã là “bộ lọc” để họ không bị biến thành những “khối đại chúng” như có một số quan điểm nghiên cứu truyền thông đã từng lo lắng. Quá trình lựa chọn hay phản hồi thông tin cũng diễn ra ngay trong hoạt động truyền thông giữa công chúng với các loại hình TTÐC truyền thống như báo in, phát thanh, truyền hình. Có điều, hoạt động đó diễn ra âm thầm và chỉ có thể đo đếm được khi để tâm quan sát sự tồn tại và uy tín của ban bạn đọc báo in, hộp thư truyền hình hay chương trình tiếp chuyện bạn nghe đài của phát thanh. Công chúng vẫn có thể chọn đọc chuyên mục mình yêu thích trên báo in, bấm remote điều khiển để chuyển tới kênh truyền hình mình yêu thích hay dành 15 phút buổi tối để nghe chương trình phát thanh thân thiết của mình.
Những hoạt động này từng tồn tại nhưng ngày càng rõ nét và trở thành xu hướng trong tiếp cận và ứng xử với truyền thông của công chúng, đặc biệt là khi internet ra đời và thúc đẩy sự phát triển của truyền thông số và đa phương tiện mà một trong những lợi ích nổi bật được truyền thông ứng dụng là tính tương tác. Nhà nghiên cứu R.E.Rice (1984) có quan điểm trong truyền thông tương tác, người nhận và người gửi thông điệp có thể thay thế vai trò của nhau. E.M Rogers (2003) cũng nghiên cứu về tính tương tác và cho rằng tương tác là quá trình người tham gia quá trình truyền thông có thể đổi chỗ cho nhau và đều có quyền kiểm soát cuộc trao đổi. Các nhà nghiên cứu truyền thông đã chỉ ra các dạng tương tác giữa công chúng và truyền thông bao gồm: giữa nhà truyền thông và công chúng, giữa công chúng với công chúng, giữa công chúng với hệt thống truyền thông và tương ứng với những mối quan hệ đó, công chúng vừa là người tiếp nhận, tiêu thụ, phản hồi truyền thông, vừa là người đồng sáng tạo sản phẩm truyền thông và là chủ thể sáng tạo sản phẩm truyền thông, đồng thời cũng là người “phát tán” sản phẩm truyền thông.
Nhìn từ thực tiễn truyền thông đại chúng, cũng khó có thể tách bạch ra từng đặc tính của công chúng TTÐC hiện đại. Nhưng, những biến đổi mang tính chiến lược của các loại hình truyền thông đại chúng cho thấy “giới truyền thông” đang phải làm mới mình để phục vụ công chúng mới. Các tờ báo in tăng cường chuyên trang, chuyên mục, phát thanh ấn phẩm phụ chuyên biệt để phục vụ các nhóm công chúng cụ thể; tạp chí ngày càng có xu hướng chuyên biệt hoá. Ở thế kỷ trước, để tồn tại trước sức lấn át của truyền hình, phát thanh đã sáng tạo phong cách phục vụ công chúng – chương trình cho đối tượng. Cũng từ hiện tượng này, nhà tương lai học Alvin Tofler đã tiên đoán về xu thế “phi đại chúng hoá” của truyền thông đại chúng trong tương lai. Bài học đã được áp dụng lại khi mà cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, báo chí in, truyền hình, và ngay cả báo trực tuyến cũng bị cuốn theo xu thế phi đại chúng hoá, chuyên biệt hoá truyền thông đại chúng. Công chúng không còn là đối tượng chịu tác động của TTÐC. Họ đã trở thành đối tượng phục vụ của TTÐC, là người tiêu thụ, những khách hàng khó tính muốn lựa chọn “sản phẩm truyền thông” theo nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của mình. Trong một cuộc điều tra công chúng TTÐC ở Hà Nội tháng 7/2010 cho thấy có 70% công chúng thường tiếp nhận thông tin theo lĩnh vực mình quan tâm. Và internet và báo trực tuyến, cho dù là loại hình TTÐC mới nhưng đã được 55,9% người được hỏi lựa chọn là một trong ba phương tiện chủ yếu để theo dõi tin tức hàng ngày (bên cạnh truyền hình 87.7% và báo in 37,8%). 63,4% công chúng cũng chọn internet là nguồn để công chúng theo dõi một thông tin mà họ rất quan tâm. Công chúng cũng được chủ động hơn trong việc chọn thời điểm tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Công chúng có thể dễ dàng xem hoặc nghe một chương trình truyền hình, phát thanh được phát trên mạng từ buổi sáng vào lúc chiều muộn, tra cứu lại loạt bài đăng tải liên tục trên báo trực tuyến trong vòng một tháng hoặc tranh thủ đọc tin trên điện thoại đi động công nghệ 3G ngay khi đi xe buýt... Vẫn biết là thông tin thì phải cập nhật, nhưng với sự hối hả và bận rộn của lối sống đang đô thị hoá thì người ta vẫn có internet hỗ trợ để không bị lỗi nhịp thông tin, nhất là với những loại hình thông tin tuyến tính như phát thanh hay truyền hình truyền thống. Văn hoá ứng xử với truyền thông cũng thay đổi. Công chúng không còn phải hối hả, vồ vập với TTÐC để không bị “đói” thông tin nữa. mà người ta sẽ “để mắt” tới thông tin khi cần, tất nhiên, không thể phủ nhận thông tin hiện nay với con người như môi trường để sống. Nếu lạc dòng thông tin, con người ta khó có thể bắt kịp dòng chảy của xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét