TIỂU PHẨM VÀ CÁCH VIẾT TIỂU PHẨM
|
(Tài liệu tham khảo)
|
TIỂU PHẨM CÓ TỪ BAO GIỜ?
Lịch sử báo chí có thể ghi nhận sự ra đời của tỉểu
phẩm vào những năm 60 và 70 của thế kỷ 18, với sự xuất hiện các bài
viết của Nôvicốp và Giécxen trên báo chí nước Nga. Tuy nhiên, người ta lại chú ý nhiều đến các bài viết của cố đạo người Pháp
Guylỉêng Giốpphroa đầu thế kỷ 19 trên báo chí Pháp. Những
bài báo ngắn của ông về những đề tài văn hóa, chính trị, với lời
văn nhẹ nhàng, duyên dáng, lúc đầu giống như tiểu luận, dần
dần định hình thế loại tiếu phẩm với những đặc điểm: văn học, hoạt bát, có tính thời sự. Người ta gọi các loại bài viết
này là Phơỉơtong. Từ tiếng Pháp này đă trở thành một từ quốc tế. Ở nước Nga, các nhà
văn tầm cỡ thế giới như Puskin, Đôxtôepxki, Sêkhốp - cũng là những người viết tiểu
phẩm xuất sắc.
Tiểu phẩm thực ra chưa có một định nghĩa chinh xác,
mà mới chỉ mang tính qui ước. Ở chỗ này, nó giống với một tiểu bình (bình luận
ngắn, hoặc bài phê bình ngắn), có lúc nó lại giống một bài bút chiến hoặc một chuyện kể. Ở nước ta, đã xuất hiện các loại tiểu phẩm như:
Chuyện thời sự, chuyện cuối tuần, chuyện vui... hoặc được mở rộng khái niệm và thu nạp cả: thơ châm, ca dao mới, tục ngữ mới, thơ chính ngôn, nụ cưởi v.v. Nhìn chung tiểu phẩm là một thể loại "đứng giữa văn học và báo chí”.
Có thể tạm đưa ra một định nghĩa như sau:
Tiểu phẩm là một thể loại tác phẩm báo chí ngắn gọn, mang tính văn học, được
diễn đạt bằng một ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước
về một sự việc có thực, cụ thể, hoặc
khái quát, mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của mình trước sự việc hoặc kiện tượng đó.
TIÊU CHUẨN CỦA MỘT TIỂU PHẨM
Một tiểu phẩm cần đạt những tiêu chuẩn sau đây:
1. Ngắn gọn: Thông thường tiểu phẩm chi có độ dài 500 từ trở lại. Tiểu phẩm
càng ngắn gọn, càng súc tích thi cáng gây ấn tượng. Nếu viết dài sẽ dễ lan man và nhiều khi lạc đề, mất điểm nút.
2. Phải có tính hài: Nếu tiếu phẩm viết ra chỉ nêu được
vấn đề cần bàn, cấn tỏ thái độ mà thiếu chất hài thì bài viết không còn là tiếu phẩm
nữa. Lức đó nó chỉ là một ý kiến ngắn, một tin có lời bình hoặc là một thông báo, một
bài văn vần dễ dãi (nếu là thơ). Vì vậy tính hài khổng thể thỉếu trong tiểu phẩm.
3. Phải bộc lộ thái độ của người viết: Thái độ đó thường là phê phán, bút chiến, nhưng cũng có khi ngợi ca dí dỏm, thông minh.
4. Phải có sức thuyết phục: Sức thuyết phục được thể hiện ở
ngôn ngữ dùng để diễn đạt vấn đề, dẫn dắt vấn đề và nằm ở bản bản thân lô-gích của sự việc nêu ra. Nếu bài viết thiếu lô-gich, tiểu phẩm sẽ trỏ thành khiên cưỡng, thiếu sức thuyết phục và người
đọc khó có thế đồng tinh với tác già.
NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI VIẾT TIỂU PHẨM
Do tiều chuẩn của tiếu phẩm đặt ra như trên, nên
người viết tiểu phẩm phải có những tổ chất về nhân cách rõ ràng, biểu hiện ở những điểm sạu:
1. Biết chọn đề tài: có thể nói, đề. tài viết tỉếu phẩm là vô tận: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v. Nghĩa là mọi khía cạnh của đời sống con người. Song
người viết cần biết chọn vấn đề thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Ví dụ: Chiến sự vùng vịnh đang ác liệt, ta
viết một tiểu phẩm phê phán những kẻ lợi dụng cuộc chiến đế chà đạp lên
lợi ích của dấn tộc khác, hoặc đế “đục nước béo cò”, chắc chắn sẽ thu hút được bạn
đọc lúc đó.
2. Có nhận thức đúng và kiến thức đủ để phát hiện vần đề và diễn đạt vấn đề Nhận thức ở đây biếu hiện ở khía cạnh: có lập trường, quan điếm đúng mới xác định được
vấn đề cần đưa ra để soi xét, bình phẩm hay đả kích.
Cần có kiến thức đủ, mới phát hiện vấn đề và diễn đạt được
nó. Đế viết tiểu phẩm, đòi hỏi người viết phải hiếu biết nhiều, trôn cơ sở đó mà vận dụng hiểu biết của mình vào bài viết linh hoạt, đúng chỗ, bợp lý,
để bài viết thoát ra khỏi một tin, một tiếu bình, một thông báo... nhạt nhẽo.
Phương pháp diễn đạt vấn đề là cực kỳ quan trọng,
quyết định sống còn của tiếu phẩm. Để điễn đạt hay, người viết phải làm
chủ được ngôn ngữ; tìm được lổi viết sắc sảo; có dàn bài rõ ràng, cân đối, hợp
lý; nghệ thuật dùng từ châm biếm, hài bước; và điều quan trọng là chỉ cần viểt ngắn mà nói được vấn đề có tính khái quát cao theo kiểu “ngôn tại ý ngoại”.
3. Người viết phaỉ có tinh thần chiến đấu và
thái độ xây dựng: Do đặc điểm của tiểu phẩm là châm biếm, hài hước, tiểu phẩm thường thiên về hướng phê phán. Vì thế người viết tiếu phẩm
phải dũng cảm lao vào vấn đề nóng hổi mà “múa bút”, không ngại đấu
tranh. Nếu là bài “đánh địch”, tiểu phấm đòi hòi người viết ra nó phải chiến đấu mạnh mẽ bằng ngòi bút sác sảo
của mình. Nếu là bài phê phán mặt trái, mặt chưa được của xã hội
ta, tiểu phẩm đòi hỏi ở người viết một thái độ xây dựng. Thiếu thái độ xây dựng, tiếu phẩm sẽ mất
đi tính thuyết phục - một trong những tiêu chuẩn chính của tiếu phẩm. “Nói ngọt lọt đến xương” chinh là lời răn của ông cha ta xưa truyền
lại cho người viết tiểu phẩm hổm nay.
CẤU TRÚC CỦA MỘT TlỂU PHẨM
Tiếu phẩm thường có ba phần; vào đề, diễn giải và
kết luận. Phần vào đề có tính chất gợi mở vấn đề cần bàn, cần đề cập trong tiếu phẩm gây sự chứ ý, tò mò cho
người đọc. Phần diễn giải dẫn dắt người đọc đi vào cốt lõi của vấn đề, tạo nút căng thẳng và cới nút, hoặc tạo tình huống và giải đáp tình huống đó. Phần kết luận cần
khái quát vấn đề đang bàn, đưa ra lời bình thật đắt và thuyết phục người đọc. Lời
bình có thề là lời của tác giả, nhưng có khi lại là lời của nhân
vật trong tiểu phẩm, nếu có.
CÁCH VIẾT TIỂU PHẨM
1. Cách chọn đề tài: Mỗi
người thường có cách
chọn đề tài cùa
mình. Nhưng thông thựờng có hai
cách chọn: chọn ngẫu hứng và
chọn có chủ tâm.
+ Chọn ngẫu
hứng: là cách chọn khổng chủ động về đề tài, nhưng lại chủ
động về tư duy. Điều đó có nghĩa là đề tài có khi chợt nảy ra nhưng người viết luôn có tư duy lật xới vấn đề đế xem đề tài ấy có đáng viết không, và viết ra có hay hay không? Cách chọn ngẫu hứng tốt nhất là đọc báo
hoặc nghe đài nước ngoài (Để có thông tin
mới nhất thì mới có đề
tài mới) hoặc đọc báo, hoặc nghe đài, xem
truyền hình trong nước để quan sát dư luận báo chí trong nước, Ngoài
ra, người viết cũng có
thế tự đi quan sát thực tế ngoài xã hội đế tim đề tài ngẫu hứng.
+ Chọn có chủ tâm: chọn có chủ tâm là cách chọn khá, nhưng
lại gặt hái được nhiều. Tác gỉa ngồi vào bàn để suy ngẫm theo một định hướng. Nếu ví cách chọn ngấu hứng là “đi câu”, thì cách chọn có chủ tâm là “quăng chài”. Quăng chài
- chính là cách tư duy định hướng. Ví dụ, nếu ta định phê phán tệ tham nhũng, ta cần suy xét
xem có những kiểu tham nhũng gì, kẻ tham nhũng thường có thái độ hay hành động gi... Từ đó mà moi ra những mánh khóe, thủ đoạn, những ngang
trái, hài hước của hành vi tham
nhũng.
Một trong những cách chọn đề tài có
chủ tâm khá thú vi là khai thác vốn cổ: Từ tục ngữ,
ca dao hay chuyện dân gian, những tích xưa mà “biến tấu”, vận vào thời nay để gây cười, tăng tính phê phán, giáo
dục. Ví dụ, câu tục ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” có thế biến tấu cho vui thành “Nhà sạch thì mát, bát sạch thi... nhịn”, hoặc “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” thành ”Ra đường hỏi già, về nhà hỏi… vợ” v.v. Tuy nhiên mỗi câu tục ngữ không thế làm nên một tiểu phẩm, mà phải tập hợp chúng lại thành một chủ đề hoặc lấy từng câu làm một chủ đề đế viết.
2. Xây dựng dàn
bài: Để tiểu phẩm ngắn gọn, xúc tích, phải hình thành một
dài ý rõ ràng cho tiểu phẩm với ba phần: Mở đầu (nêu vấn đề, gợi mở vấn đề), diễn giải (dẫn dắt câu chuyện hay tung ra sự kiện, tạo nên điểm nút) và kết luận (cởi nút, hoặc
đưa ra lời bình
luân hóm hỉnh có tính khái
quát).
Tuy nhiên, như đã nói
ở trên, do đặc điểm ngắn gọn
nên nhiều khi chính cái “tít” của tiếu phẩm đóng luôn vai trò phần mở đầu của nó. Mặt khác, ở phần kết luận không nhất
thiết lời bình hay ý kiến kết luận có tính khái quát cứ phải do tác giả tuyên bố. Có khi tác giả mượn luôn câu
nói của nhân vật trong đó (nếu có) để làm kết luận. Nhỉều khí, tác giả
tiếu phẩm không viết phần kết luận, mà treo nó lơ lửng trước bạn
đọc, đành kết luận cho bạn đọc tự rút ra. Đó cũng là một thủ thuật của người viết. Trong trưởng hợp
ấy, việc đưa ra kết luận bằng văn bản là thừa.
3. Sử dụng ngồn ngữ: Ngôn ngữ của tiểu phẩm là loại ngôn ngữ giàu tính châm biếm, hài hước, sâu cay hoặc dí dỏm, thông minh. Vì
vậy cấn chọn lọc từ ngữ cho đắt nhất.
4. Thủ thuật viết tiếu phẩm: Mỗi tặc gíả thường có những thủ thuật riêng của minh, khó ai có thể bắt chước được. Tuy nhiên, trong tiểu phẩm,
mọi thủ thuật đều nhầm mục đích nêu bật quan điểm tư tưởng của người viết. Có thế nêu vài thủ thuật như
sau:
+ Thủ thuật ví von so sánh: kể chuyện cũ, điển
tích cũ đặc sắc đem so sánh với chuyện thời nay (vận cổ, suy kim), hoặc so sánh các sự việc với nhau, để lầm tăng thêm tác dụng phố phán hoặc ngợi ca.
+ Thủ thuật gài bẫy: tác giả dẫn dắt người đọc theo một
hướng, rồi bất ngờ chuyến sang hướng khác hoàn toàn không ai dự đoán trước được.
Cách gài bẫy này thường gây ra tiếng cười khoái trá.
+ Thủ thuật cường điệu: Sự việc xáy ra ở mức độ này, nhưng tác gỉa cường
điệu lên mức khác bằng những lời pha trò,
khiến người đọc biết rõ đó chỉ là sự đùa cợt của tác gíả, nhưng vẫn thấy thú vị.
+ Thủ thuật
nhân cách hóa: Mượn con vật, đồ vật hay hiện tượng
thiên nhiên, thần thánh không có thật để diễn đạt chuyện thật của xã hội loài người (cuộc họp của các chữ số, phiên tòa
trên thiên đình v.v).
+ Thủ thuật đừng lối viết ấn dụ: khổng
nói toạc ra điều cần nói mà để tự người đọc suy ngẫm, phát hiện ra ẩn ý của tác giả. Tuy nhiên, mức độ cần vừa phaỉ, vì nếu qúa khó suy diễn thì người đọc không hiểu nổi, tiểu
phẩm trở nên mất tác dụng. .
Tiếu phẩm đang
trở thành “món ăn ngon miệng” cho mọi người. Có người chỉ đọc tiếu phẩm và “nghiện” tiểu phẩm. Tương lai của tiếu phẩm là tươi sáng./.
bài viết rất trúng
Trả lờiXóako bt:)
Trả lờiXóa