Khiemnguyen

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Nhà văn - nhà báo trước 1945



CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM TRƯỚC 1945 VÀ NGHỀ VIẾT BÁO


Vương Trí Nhàn
(Trích từ tập Chuyện cũ văn chương)

Nhất Linh và Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, Thế Lữ và Xuân Diệu... Giờ đây, người ta thường thấy bên cạnh nhng tên tuổi đó, có kèm hai chữ nhà văn nhà thơ. Nói cho gọn hơn, ví phỏng như thời tiền chiến cũng có những thứ hội nghề nghiệp như bây giờ thì ai cũng nghĩ chỗ của họ hẳn là bên Hội Nhà văn chứ không phải Hội Nhà báo.
Nhưng chúng ta nhầm!
Bấy nhiêu tên tuổi, nếu như không nói là hầu như gần hết các nhà văn có tên có tuổi” hồi tiền chiến, đều từng là người viết báo, đóng góp của họ cho nền văn hóa đất nước còn đó với kho tàng báo chí sống động đương thời, và đến nay vẫn chưa được khai thác hết.
Những cộng tác viên thiện nghệ
Bao giờ thì cũng vậy thôi, trước khi viết các tác phẩm dài hơi, các nhà văn hãy thử viết ngắn cái đã. Mà nơi nào s là sân chơi lý tưởng cho cuộc thể nghiệm ban đầu đó, nếu không phải là các tờ báo?
Tuy nhiên, có một sự thực là trước 1945, báo chí còn mới phôi thai mà người viết báo so với bây giờ lại còn ít, nên sau khi trình làng trên mặt báo, thì các nhà văn tương lai không rời bỏ cái sân chơi ấy ngay, mà có nhiều hình thức cộng tác hợp lý. Viết tiểu thuyết để đăng nhiều kỳ trên báo chỉ là một cách. Điều đáng nói hơn là các loại bài vặt, từng được mệnh danh đủ thứ: tay bút, tiểu phẩm, phiếm luận... Đại khái mọi chuyện diễn biến như sau: Thấy cây bút A, cây bút B viết được, báo mời ông ta nhận cho một mục để viết thường xuyên. Mục ấy, đặt hẳn ở một góc nhất định, trong một trang nhất định của tờ báo. Giở tờ báo ra, cứ đúng góc ấy trang ấy là có bài của tác giả ấy. Như cách nhìn của một số báo chí hiện nay thì làm thế là dành quá nhiều đất cho một ngưi; là giúp người đó nổi trội hẳn lên so với người khác. Nhưng trước đây, các báo không nghĩ thế, ngược lại còn thấy tự hào bởi biết rõ rằng người ta mua báo là để tìm đọc người đã cộng tác với mình. Được bảo đảm một chỗ thường xuyên, nhà văn cũng yên tâm mà viết. Một người như Ngô Tất Tố từ lúc bỏ quê lên Hà Nội, sống hẳn bằng nghề cầm bút, đã cộng tác với nhiều tờ báo hàng ngày, bằng cách viết các loại tiều phẩm đó, và ký bằng các bút danh khác nhau: Hy Cừ, Lộc Hà, Phó Chi, Xuân Trào, Thôn Dân v.v... May cho Ngô Tất Tố là ngay từ những năm 60, lúc các thư viện Hà Nội còn khá nền nếp, tác phẩm của ông đã được nhà nước chú ý, nên gom về gần như khổng sót chút gì. Thử tính sơ sơ thì thấy trong toàn bộ tác phẩm của Ngô Tất Tố đã sưu tầm đến nay là 1.200 trang (theo Ngô Tất T, Tác phẩm NXB Văn Học, 1977), phần tiểu thuyết bao gồm cả tiểu thuyết lịch sử, ch chiếm già nửa (620 trang), còn lại, phóng sự chiếm 160 trang và tiểu phẩm tới 420 trang. Nhưng đây không phải là đặc điểm riêng trong hoạt động làm nghề của ngòi bút Ngô Tất Tố. Ngay một nhà thơ nổi tiếng lơ mơ như Lưu Trọng Lư, lúc đi làm thuê cho báo Tao Đàn cũng đã viết rất nhiều bài vặt mà có khi chỉ ký mặt chữ tên tắt. Song đọc lên ai cũng biết ngay của tác giả Tiếng Thu: đó là các bài viết về một lần thăm quê Nguyễn Du; mấy nhận xét về cuộc đời Nguyễn Công Trứ; mấy điều suy nghĩ khi đọc Trước đèn của Lãng Nhân; sau nữa là bài báo ngắn, báo tin Tản Đà qua đời. Nếu sưu tầm tất cả các bài Lưu Trọng Lư đã viết trên các tờ Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Tao Đàn, Tràng An v.v.... chắc chắn người ta vẫn có một tập sách đàng hoàng và... đọc được.
Những ông chủ giỏi bao sân
Như cc tài liệu văn học sử còn lại đã ghi nhận, mãi tới 3/1933, Tự lực Văn đoàn mới chính thức ra đời, song ngay từ 9/1932 thì cơ quan ngôn luận của nhóm là tờ Phong Hóa (mua lại giấy phép của một người khác) đã làm ăn bài bản đâu vào đấy. Hơn thế nữa, nhìn kỹ vào Phong Hóa, Ngày Nay người ta thấy từ Nhất Linh, Khái Hưng, Tú Mỡ, Thế Lữ, Thạch Lam..., mỗi người một cách nhưng đều hào hứng đem hết sức mình đóng góp cho báo. Họ viết đủ các loại bài như điểm thời sự, đọc sách, trả lời bạn đọc, có khi kiêm luôn cả minh họa. Và làm gì thì cũng mang vào đấy cốt cách riêng cùng những yêu ghét riêng. Đọc một ít nhận xét của Thạch Lam khi xem diễn vở Ông ký cóp hoặc cảm tưởng sau một lần đi xem xiếc người ta vẫn nhận ra cái yêu cầu rất cao về cuộc sống tinh thần, niềm quan ngại trước những vẻ đẹp mong manh rất tiêu biểu cho tác giả Gió đầu mùa. Cũng như đọc những bài Khái Hưng viết cho mục Câu chuyện hàng tuần, hay bài tường thuật buổi họp đầu tiên của Hội Ánh sáng, người ta thấy ngòi bút ông vẫn tự nhiên, linh hoạt như khi viết tiểu thuyết.
Tương tự như Khái Hưng và Thạch Lam, trong số những người từng phải đứng ra bao sân cho một tờ báo còn có thể thấy nhiều nhà văn khác mà toàn là những cây bút nổi tiếng. Đó là Phan Khôi với tờ Phụ nữ tân văn và sau đó Sông Hương; Lê Văn Trương với tờ Ích Hữu; Mộng Sơn với tờ Việt Nữ và trong chừng mực nào đó, Thâm Tâm (với sự cộng tác của Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính) ở tờ Bắc Hà. Riêng Vũ Bằng thì hầu như tất cả hồn vía để cả trang báo, không phải ngẫu nhiên, cuối đời, khi viết hồi ký, Vũ Bằng chọn tư thế một nhà báo chứ không phải nhà văn, và đây là dòng cuối cùng của Bốn mươi năm nói láo: Mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với mẹ: nếu trở lại làìn người con cứ lại xin làm báo!.
Vẹn cả đôi đường
Một số nhà văn hôm nay, khi được mời viết bài, thường chối từ thẳng thừng, mà lý do nêu lên thì cũng rất thành thực: Hoặc sợ sa đà vào chuyện thời sự, sợ làm hỏng ngòi bút (theo một sự hiểu ngầm được nhiều người công nhận, những dòng chữ trên báo chỉ sống kiếp sống của con phù du sm nở tối tàn, còn văn chương là chuyện lâu bền, vĩnh cửu).
Hoặc tính quen kỹ lưỡng, tính toán từng câu từng chữ, sợ nhận viết báo rồi không làm đúng kỳ hạn, nhất là khi không có hứng.
Song thực tế sáng tác và báo chí tiền chiến cho người ta những ý nghĩ khác.
Trong một bài viết có ngả sang chất hồi ký, Nguyn Tuân từng kể rằng đại khái viết báo hồi trước ba vạ lắm, có khi đi chơi đêm chán về tòa soạn mới ngồi viết. Viết xong lăn ra ngủ luôn, bài để trên bụng, ông trị sự đến giờ tự động lấy mang xuống nhà in cho thợ xếp ch.
y vậy mà có dòng nào bấy giờ Nguyễn Tuân viết ra không mang đậm dấu ấn phong cách riêng của ông và không phải văn chương thật hạt?
Một người bạn mà Nguyễn Tuân rất quý là Thạch Lam, viết Hà Nội băm sáu phố phường thì cũng là để đăng báo trước, sau mới chắp nối lại thành sách.
Song đấy lại là một trong những quyển sách, vượt được thời gian, đã và sẽ sống bền, như một tác phẩm văn chương thực thụ.
Bài học của các nhà văn tiền chiến, rút lại, khá giản dị: người ta có thể đồng thời vừa làm việc cho báo, vừa làm việc cho văn. Cái trước mắt và cái vĩnh viễn không chỉ đối lập mà còn nương tựa vào nhau. Sự khổ công nghề nghiệp là chuyện của cả đời cầm bút chứ không phải chỉ tính bằng thì giờ ngồi trước bàn. Và chỉ có sự khác nhau giữa có tài và bất tài, chứ còn viết chậm hay viết nhanh là tùy, ở đây không có quy định máy móc nào hết./.


Nguyenbuikhiem@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét