Khiemnguyen

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Phong cách tác giả, phong cách tác phẩm (1)




TIẾP CẬN VỀ PHONG CÁCH NGÔ TẤT TỐ
QUA CÁC TÁC PHẨM TẢN VĂN BÁO CHÍ CỦA ÔNG


(Tài liệu tham khảo)

Trong việc nghiên cứu Ngô Tất Tố chúng ta đã đạt được nhiều thành tích. Đặc biệt trong các công trình nghiên cứu tản văn của ông, có một số thuộc loại xuất sắc đã nghiên cứu công phu về các mặt tư tưởng, ngôn ngữ, nghệ thuật của tác giả, và đã góp phần tích cực vào lý luận phê bình của chúng ta. Song, riêng mặt phong cách của Ngô Tất Tố trong tản văn, tuy đã có những bài viết đáng chú ý đề cập tới một vài đặc điểm của phong cách nhà văn, nhà báo, nhưng nhìn chung chưa có một công trình nghiên cứu về toàn bộ phong cách Ngô Tất Tố trong tản văn của ông. Sở dĩ thế là vì có nhiều lý do:
Thứ nhất, phong cách học, bộ môn của ngôn ngữ học để nghiên cứu phong cách còn gặp rất nhiều khó khăn. Các khái niệm làm cơ sở cho nó, như phong cách, phong cách th loại, phong cách thời đại, phong cách tác giả v.v... vẫn chưa được xác định một cách nhất quán. Phong cách học chưa xây dựng được cho mình một hệ thống thao tác có hiệu lực để khảo sát phong cách tác giả một cách khách quan. Âm vị học, ngữ pháp học đã xây dựng được những hệ thống thao tác riêng, nhờ đó sự khảo sát về âm vị học hay ngữ pháp của một ngôn ngữ, nói chung là khách quan, và cho phép ta thấy rõ âm vị và ngữ pháp tiếng Anh khác hẳn âm vị và ngữ pháp tiếng Pháp. Trái lại, nếu ta đọc một công trình phong cách học tiếng Nga, rồi đọc một công trình phong cách học tiếng Anh chẳng hạn, thì ta sẽ bắt gặp ở hai công trình nhiều điểm giống nhau không thể giải thích được, trừ khi ta giả thiết rằng các công trình này còn chịu ảnh hưởng truyền thống từ chương học từ thời Hy Lạp. Lại có những sự khác nhau cũng không thể giải thích được nếu không cho đó là xuất phát từ nội bộ cấu trúc của từng ngôn ngữ. Phong cách học đang thiếu một lý luận nhất quán để có thể khẳng định nó như là một khoa học thực sự.
Thứ hai, nếu ta đọc các công trình phong cách học theo quan điểm hình thức luận, ta sẽ thấy có nhiều điểm đáng chú ý liên quan đến cái gọi là cấu trúc phong cách của mỗi ngôn ngữ và mỗi tác giả. Nhưng các công trình này lại quá thiên về hình thức, cho nên chỉ cấp cho ta cái mã về hình thức, do đó không trả lời được câu hỏi ch chốt của phong cách học. Một tác phẩm báo chí được coi là hay, không phải vì hình thức của nó, mà vì nội dung của nó khớp đúng với các hình thức được diễn đạt, và ngược lại, hình thức này hay, không phải là vì tự nó hay, mà vì chỉ có hình thức ấy mới thể hiện được thành công nội dung đã chọn. Nói khác đi, các công trình không nêu bật được tính thống nhất hữu cơ giữa hình thức với nội dung, tiền đề của mọi tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Muốn nghiên cứu phong cách tản văn báo chí Ngô Tất Tố phải làm nhiều việc. Thứ nhất, phải xây dựng lại các khái niệm của môn phong cách học, một việc làm mà nhiều nhà nghiên cứu vì quá chú ý đến thực tiễn, nên đã bỏ qua. Thứ hai, phải tìm ra được những đặc điểm tiêu biểu của tác giả Ngô Tất Tố về mặt nội dung không lặp lại ở người khác. Thứ ba, tiếp cận các tác phẩm tản văn báo chí của Ngô Tất Tố một cách hình thức và chứng minh chính hình thức tác giả lựa chọn là thích hợp nhất để diễn đạt nội dung này. Trong tình trạng phong cách học tiếng Việt chưa xác lập được cơ sở luận cho chính nó, những người làm công trình này sẽ phải đảm nhận cả ba việc ấy dĩ nhiên là vất vả.
Trước hết về mặt nội dung: Trong việc nghiên cứu tản văn báo chí Ngô Tất Tố, người nghiên cứu có trong tay mình rất nhiều công trình nghiên cứu nội dung này từ trước đến nay. Các công trình ấy với những đánh giá và nhận định khác nhau, nhưng nhiều khi hết sức sâu sắc và thú vị. Nhưng mặc dầu đưa ra những kết luận khác nhau, tất cả đều giống nhau ở một điểm: Hầu như tất cả đều nghiên cứu một số tác phẩm tản văn nhất định (hoặc là nghiên cứu những tác phẩm báo chí đã có hoặc mới tìm được), rồi căn cứ vào nhận thức của riêng mình mà khen hoặc chê. Và những lời khẳng định hay phủ nhận đều được dẫn chứng công phu, xem ra không thể bác bỏ được. Trong tình trạng có những mâu thuẫn như vậy, làm sao có thể rút ra được những nhận định thực sự khách quan, mọi người đều có thể chấp nhận? Sau đó, về mặt ngh thuật, tuy mọi người đều thừa nhận nghệ thuật ca tản văn lànghệ thuật ước l, cổ điển, người thì bảo đó là ngh thuật lãng mạn, người thì khẳng định đó là nghệ thuật hiện thực phê phán... Đó một cuộc tranh luận không bao giờ dứt.
Để xây dựng một lý luận phong cách học khách quan, có hy vọng chấm dứt được những cuộc tranh luận khó có được hồi kết, cần phải tiếp cận đối tượng một cách khác.
Nhiều công trình đã nói đến giá trị của tản văn về nội dung và hình thức, nhưng đều không chứng minh những nét khu biệt về nội dung và hình thức mà chỉ chỉ các nhà văn, nhà báo lớp trước 1945 làm được. Một nghệ sĩ chỉ vĩ đại khi anh ta có những đóng góp đặc biệt mà trong thời đại mình không ai làm được. Không những thế, những đóng góp của anh ta còn vượt xa ngoài thời đại, đến ni thời đại sau có thể bắt chước được, mà khó có thể vượt qua.
Nói khác đi, ta phải tìm những cống hiến nghệ thuật của riêng nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố mà trước đó không ai làm được, và sau đó cũng khó có ai làm được. Chỉ những yếu tố ấy mới làm thành phong cách của ông. Những yếu tố khác, cái nào thuộc phong cách thời đại, thì phải đặt nó vào phong cách thời đại, cái nào thuộc phong cách thể loại, thì phải đặt nó vào phong cách thể loại. Chỉ có làm thế ta mới có thể xác lập một cách khách quan cống hiến ca một tác giả vào một giai đoạn lịch sử. Một thiên tài, dù là ở lĩnh vực văn học nghệ thuật hay khoa học - kỹ thuật, đều giống nhau ở điểm quyết định sau đây: anh ta đưa ra một cách giải thích đối tượng hay hơn trước, không ai đạt được, làm thành cách công thức hoá của chính anh ta. Đóng góp của Newton là định luật vạn vật hấp dẫn, đóng góp của Copeccic là lý luận quả đất xoay chung quanh mặt trời. Vậy đóng góp ca Ngô Tất Tố là cái gì? Chẳng lẽ một Newton là vĩ đại chỉ vì ông nói như mọi người, chẳng lẽ Nguyễn Du vĩ đại vì ông sống, yêu, khổ sở rồi chết? Lịch sử văn học, lịch sử vật lý học, ch là lịch sử thực sự, khi nói được điều đó. Đồng thời, chỉ có nói được điều đó, lịch sử vật lý học mới có sự phát triển thực sự của nó, nếu không lịch sử vật lý học sẽ là lịch sử cuộc đời các nhà vật lý học. Cũng vậy, chỉ nói lên được sự cống hiến nghệ thuật riêng của từng nhà văn, nhà báo thì lịch sử văn học, lịch sử báo chí mới có sự phát triển thực sự, chứ không phải là lịch sử của những con người làm văn học, làm báo chí.
Những điều nói trên đây áp dụng cho lịch sử văn học, báo chí nói chung, không phải chỉ riêng cho lịch sử văn học nước nào. Lịch sử văn học lâm vào tình trạng này là vì nó chưa xây dựng được những khái niệm, những phạm trù của nó cho thực đúng với đối tượng mà nó nghiên cứu. Các phạm trù phong cách nghệ thuật mà nó sử dụng còn vay mượn từ chương học - phạm trù nội dung, hình thức của nó còn vay mượn ở triết học. Nó không xây dựng được cho mình những cơ chế thao tác riêng. Kết quả là, nó không đuổi kịp cái trào lưu khoa học kỹ thuật đã lôi cuốn mọi ngành hoạt động của con người, vào cuối thế kỷ này. Đó là chưa nói mỗi nền văn hoá đều có những thiên kiến riêng. Văn học phương Tây, Trung Quốc là bộ phận của văn hoá dễ khiến có những thiên kiến riêng rất khác văn hoá, văn học Việt Nam. Làm thế nào có thể lấy bộ máy làm việc ca họ để nghiên cứu văn học, báo chí Việt Nam được?
Ai theo dõi sự phát triển của khoa học - kỹ thuật vào cuối thế kỷ này cũng thấy những thành tựu của các khoa học, như điều khiển học, xã hội học, ngôn ngữ học, lý luận mô hình... ảnh hưởng đến cách nhìn của con người trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, trong công trình này, chúng tôi thử áp dụng một phương pháp tiếp cận khác. Chúng tôi không xét các tác phẩm tản văn của Ngô Tất Tố  một cách độc lập, rồi đưa ra những nhận xét của mình, mà cố gắng áp dụng nhất quán những thao tác sau đây:
Thứ nhất, xét tần số lặp đi lặp lại của một hiện tượng. Một hiện tượng phải lặp đi lặp lại đến một tần số nhất định mói được chú ý đến. Đó là vì phong cách là sự lặp đi lặp lại cùa một chùm những nét khu biệt; những nét này muốn tạo thành phong cách không được có tần số quá thấp, bởi vì khi tần số thấp, nó sẽ không để lại trong óc người đọc một ấn tượng nào cả.
Thứ hai, sau khi đã rút ra một nét khu biệt, chúng tôi xem xét nét này qua hai trục là trục lịch sử và trục thi đại. Chúng tôi xét nó qua trục lịch sử, xem nó có phải là mới hay không. Nếu như cái nét này đã có, đã quen thuộc trong lịch sử, thì chúng tôi gạt đi, cho nó không phải là tiêu biểu cho phong cách Ngô Tất Tố. Một cây bút khi xây dựng phong cách của mình, có những yếu tố vay mượn và những yếu tố sáng tạo. Chỉ những yếu tố sáng tạo mới là đáng kể, còn những yếu tố vay mượn không thuộc phần đóng góp của nhà báo. Khi cái nét được tách ra là mới đối với lịch sử, chúng tôi khảo sát nó theo trục thứ hai là trục thời đại tác giả. Đặt nét này trong trục thời đại tác giả, tức là xét quan hệ của nó với thời đại. Nhất định không ai có thể có một cách tiếp cận nghệ thuật mà thời đại mình không mảy may có được. Điều đó là phi lý. Phong cách một nhà báo, dù có vĩ đại đến đâu, cũng phải phản ánh phong cách thời đại. Qua sự đối lập các tác phẩm tản văn báo chí của Ngô Tất Tố với thời đại của ông, ta sẽ thấy những cách nhìn chung giữa Ngô Tất Tố và thời đại. Chúng tôi cũng gạt bỏ luôn cả những cái gì chung cho thời đại với Ngô Tất Tố. Đó là vì cống hiến nghệ thuật đây dẫu sao cũng chưa thực sự là ca tác giả. Qua sự đối lập này chúng tôi sẽ rút ra những đóng góp riêng của tác giả mà thời đại không đạt được, mà làm thành cống hiến của chính tác giả.
Công trình này không các tách tác phẩm ra thành hai phần, là nội dung và hình thức. Theo chúng tôi quan niệm, trong phong cách có nội dung, nhưng nội dung được xây dựng theo cái hình thức riêng thích hợp với phong cách này. Nó có hình thức, nhưng hình thức là để thích hợp với một loại nội dung nhất định, chứ không thích hợp với một nội dung khác. Nói khác đi, khi nó nói đến nội dung thì nói luôn cả cách hình thức hóa nội dung, và ngược lại khi nói đến hình thức thì nó nói luôn hình thức này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đã chọn./.

Nguồn: codontrenmang.info


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét