Khiemnguyen

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Cướp, hiếp, giết... và hệ lụy của báo chí



(Nguyễn Bùi Khiêm) Từ nhiều năm nay, nhất là từ khi báo mạng phát triển vô cùng mạnh mẽ, những chuyện nói gọn trong mấy từ cướp, hiếp, giết, sốc sex... là chuyện thường ngày giăng giăng đầy trên các mặt báo. Thông tin là chức năng hàng đầu của báo chí, nhưng cái gì cũng đăng cũng đưa, cái gì cũng lạm dụng thì hệ lụy của những thông tin đó đối với xã hội sẽ vô cùng lớn, đặc biệt là về những vấn đề xã hội. Cảo thơm lần giở, xin đưa lại ý kiến của một nhà báo lớp trước bàn về vấn đề này để các bạn cùng suy nghĩ.

NẾU CỤ KHỔNG TỬ ĐỌC BÁO QUỐC NGỮ

Quần chúng như có ý phản đối phản đối báo Tin tức một cách gián tiếp.
Trong khi báo ấy đương hô luôn luôn tiếng “anh chị em” để cố nối dây đoàn kêt giữa những người không chung giọt máu, thì ở các nơi, những anh chị em cùng ruột thịt lại càng dánh nhau giết nhau lung tung.
Và không những anh, chị, em mà thôi cả bố, mẹ, con nữa.
Hôm 26 Juin, Đinh Văn Lực ở làng Đoan Vỹ, Hà Nam, đã đánh chết được người anh ruột là Đinh Văn Suyến. Chỉ vì Suyến biết em là kẻ ngang ngược, khi nghe tin hắn đương say rượu và sắp đánh nhau với một người tộc biểu, Suyến vội chạy đến, định dạy cho em môt bài luân lý. Chẳng ngờ sẵn gậy trong tay, Lực liền đưa cho anh mây gậy vào mông. Suyến phải ngã quay, sau khi được võng về nhà một lúc thì tắt thở...
Rồi Xuân Hoà, Tuyên Quang ngày 1er Juillet, Vũ Thị Hợi cũng đập chết người em con chú là Vũ Văn Chúc. Không rõ kẻ khốn nạn đó phải xử tử vì tội gì. Theo lời người tố cáo việc đó, thì hắn bị hành hung bằng một thanh củi tạ, do Vũ Thị Hợi hạ thủ. Tử thi của hắn còn nhiều vết thâm tím.
làng Sài Khê, Sơn Tây, trong hôm mới đây, Nguyễn Duy Vận đã chém cho bố là phó lý Nguyễn Như Long mấy nhát, máu chảy luễ loại. Có gì đâu, chỉ tại Long lấy quyền bố dám sai Vận đi một quãng đường xa trong khi trời nắng, để mua rượu cho mình cúng giỗ và thết khách. Vận đã không đi, hắn còn ra oai chực đánh. Không chịu được sự bất bình đẳng đó, Vận phải dùng dao trừng phạt cho Long biết tay.
Ẫy là những chuyện gần đây. Nếu giở lại tp báo hồi tháng 5, các ngài còn thấy chuyện mẹ Đoàn Văn Minh, thư ký Sở Canh nông ở Việt Trì, đã dùng kéo ném cho ông ta phải lòi ruột và chết tươi nữa.
Khi việc này mới xảy ra, nhiều người cho rằng, cái kéo ấy bà “hiền mẫu” kia nguyên định ném vào mặt chồng, chẳng may nó đâm vào con. Nhưng đến khi ra trước những người đương sự, thì bà lão ấy lại công nhiên khai rằng: Bởi ông Minh đã nhiều lần bênh bố đánh mẹ, bà ta giận quá, nên phải báo thù.
Than ôi! “Nay buổi luân thường đảo ngược ru!”
Thấy những chuyện ấy, các ngài chắc sẽ nhớ đến câu thơ ấy của nhà thi sĩ Tản Đà.
Giả sử ở vào 10 năm trước đây, tất nhiên những chữ “luân lý suy đồi”, “phong hoá bại hoại” nó đã được dịp chảy ra cồn cộn. Giả sử có quyền “nói lớn” như ông Chuông Mai ưong báo Tiếng dân, thì tôi phải bảo những chuyện này là một phong trào gì đó.
Nhưng bây giờ không phải là 10 năm trước, mà tôi cũng không có quyền bằng ông Chuông Mai. Cho nên tôi không dám phê bình chi hết, chỉ nghĩ lẩn thẩn thế này: nếu cụ Khổng mà có đọc báo Quốc ngữ chắc cụ sẽ “mủm mỉm vậy” mà cười một cách đắc ý.
Thẻ nhà báo của Vũ Trọng Phụng được ông Nghiêm Xuân Sơn lưu giữ.

Bởi vì từ mấy chục năm nay nhất là từ hồi chủ nghĩa... “vui vẻ trẻ trung” bành trướng, cụ Khổng đã bị đạp dấp dưới gót chân của một số người duy tân. Người ta đã vỗ trắng công lao của cụ ở đây, mà buộc cụ vào nhiều tội nữa.
Lúc này được những việc kia làm chứng, cụ sẽ thiết tha mà biện hộ cho mình như vây:
“Thưa các ngài. Những tôi các ngài buộc cho tôi, tôi xin thú nhận tât cả. Vì tôi tự xét. cũng biết chính mình đã phạm nhiều tội. Nhưng xin các ngài nghĩ lại, tôi cũng là kè có công với xứ sở của các ngài”
“Là vì theo tôi, ở trong gia đình, cha phải ra cha, con phải ra con, anh phải ra anh, em phải ra em, mẹ phải ra mẹ, chị phải ra chị, v.v... Bởi vậy, khi tôi đắc dụng, xứ sở các ngài cũng được đúng như ý tôi đã muốn. Bây giờ tôi mổi bị cách, thì những chuyện con chém cha, mẹ giết con, em giết anh, chị giết em xảy ra khắp lượt các ngài trông thấy cả đấy”.
Thưa các ngài, các ngài đừng tưởng chuyện đó chỉ ở dân gian, nó không làm hại gì đến các ngài. Tôi dám tin rằng: nếu các ngài đè dấp tôi mãi, thì một ngày kia nó sẽ lan đến gia đình các ngài như chơi. Và các ngài chớ tưởng nó đến nhà mình cũng khồng hề chi. Theo tôi thì “cha không ra cha, con không ra con, dù có lúa chúng ta cũng không được ăn”.
Nếu không muốn làm các ông Đoàn Văn Lục, Đinh Văn Suyến, Vũ Văn Chức, Nguyễn Như Long thì các ngài nên “nới gót chân cho tôi được thở một chút”.

Xuân Trào
Thời vụ, s43, 1938

1 nhận xét: