Khiemnguyen

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Báo chí xưa tham gia chống tham nhũng...



(Nguyễn Bùi Khiêm) Cảo thơm lần giở, những tờ báo lưu trữ cho bạn đọc tìm được những bài viết rất hay của các bậc tiền bối về đề tài chống tham nhũng. Đành rằng, chuyện tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng là chuyện muôn đời, nhưng qua bài viết được giới thiệu sau đây có thể cho chúng ta thấy rõ hơn tinh thần chiến đấu can đảm của các lớp tiền bối trong mặt trận này.


YÊU CẦU MỘT CUỘC ĐIỀU TRA LÀM GIÀU CỦA QUAN LẠI

Đừng ai vội nghi ngờ chúng tôi có ý gây sự hiềm khích trong cuộc hợp tác, hãy nhìn nhận xem có phải quan lại là một đối tượng trong những đối tượng mà chúng ta sẽ căn cứ vào đó để dựng bản thỉnh cầu với uỷ ban điều tra hay không?
Chúng tôi quả quyết nói rằng: Nếu bản thnh cầu ấy đích thực là nguyện vọng cùa dân, thì không thể nào bỏ điều đó mà không nhắc đến!

Đối với chính phù, quan lại chi là kẻ thừa hành mệnh lệnh nhưng về phương diện khác quan lại lại là một nghề làm giàu rất mau chóng! Một ông hậu bổ kiết xác, thường qua quan trường một vòng độ ít lâu tức thì có ô tô, có nhà lầu, có đồn điền, có tiền gửi ngân hàng, nghiễm nhiêm là một nhà triệu phú.
Trong thời kỳ ấy vợ rong chơi, con lêu lổng gia đình suốt năm không kiếm ra xu nào, cách ăn tiêu thì xa xi gấp trăm người khác.
Sự thất giáo cùa ông Phan Trần Chúc trước đây báo Đuốc nhà Nam đã nói kỹ.
Mà lương tháng thì cũng không cao hơn người khác mấy nỗi. Tri huyện tập sự mỗi tháng tám chục đồng, tổng đốc hạng nhất hơn ba trăm đồng một tháng, ở các ngạch khác cũng có những chức lương bổng tương đương như vậy.
Thế nhưng các viên quan lại, bao giờ cũng giàu có gấp mười, gấp trăm những viên chức lương bổng ngang với mình.
Lương tháng của họ nuôi vợ, nuôi con chưa đủ. Cái giàu có kia ở đâu mà ra?
Chắc ai cũng biết nó là mồ hôi nước mắt của dân chúng.
Một ông quan lại đạt được mục đích làm giàu, mấy nghìn dân chúng mất cơ, mất nghiệp.
y là mới kể v mặt tài sản, chưa k mặt khác.
Nói trái ngược lại, quan lại tức là một phần nguyên nhân trong cảnh thống khổ của dân chúng. Quan lại giàu có bao nhiêu, dân chúng thấy khổ bấy nhiêu.
Sự đó, ở dân gian, nhất là nhà quê, họ vẫn than ngầm, thở vụng với nhau hàng ngày, nhưng không đến tai chính phủ.
Người ta tin rằng: Chính phủ không hề dung túng quan lại nhũng lạm. Những kẻ làm việc trái phép như Đỗ Kim Ngọc, Thân Trọng Được, chính phủ vẫn trừng trị nhưng trừng trị một vài cá nhân có thấm vào đâu?
Nhắc lại lần nữa: quan lại tức là một phần nguyên nhân trong cảnh thống khổ của dân.
Chúng ta muốn trực trị, chúng ta muốn tự trị, hay chúng ta muốn gì nữa, hẳn không thể nhắm mắt nói rằng cứ để nguyên cái bộ quan lại.
Thế thì trong tập thỉnh cầu đưa cho ủy ban điều tra cũng nên thêm một cuộc điều ưa về cách làm giàu của quan lại. Hễ cách làm giàu bị bại lộ, thì nền tảng của “giới” ấy có thể lung lay. Dù chẳng được tự trị, trực trị chi chi, nhưng dược vậy cũng giảm đi một chút không khí khó thở.

Ngô Tất Tố
Báo Tương lai, số 1/1936

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét