Khiemnguyen

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo (2)



(Tiếp theo phần 1)
Trong những nền báo chí khác, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cũng luôn luôn được nhấn mạnh. Theo tài liệu do nhà báo Michael Mucheid cung cấp tại một khóa bồi dưng báo chí tại Phân viện báo chí và Tuyên truyền (từ ngày 3/1 đến 8/1/2005), ở nước Đức cũng có những quy định rất cụ thể về vấn đề này. Đây là nội dung gồm 16 điều của “Nguyên tắc báo chí” (Pressekodex) do Hội đng báo chí Đức nêu ra:
1. Tôn trọng sự thật, tôn trọng nhân phẩm và đưa tin xác thực tới công luận là những nguyên tắc tối cao của báo chí.
2. Trước khi đưa tin ra công luận bất kỳ tin tức hoặc thông tin nào, dưới dạng lời hoặc hình ảnh, đều phải kiểm tra tính xác thực của chúng với một sự cẩn trọng mà hoàn cảnh cho phép.
3. Sau khi phát hiện được rằng những thông tin hoặc nhận định nào đó, đặc biệt là những thông tin có liên quan tới người cụ th, mà mình đã đưa tin ra công luận là sai, thì cơ quan báo chí phải chủ động và ngay lập tức đính chính lại theo một hình thức phù hợp.
4. Khi thu nhập dữ liệu, thông tin, tin tức và hình ảnh liên quan tới con người cụ thể, không được áp dụng các phương pháp không trung thực.
5. Phải đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật như đã thoả thuận.
6. Mỗi người làm việc trong lĩnh vực báo chí đều có nghĩa vụ bảo vệ uy tín của toà báo. Các phóng viên, biên tập phải hết sức ý thức về bí mật nghề nghiệp, phải sử dụng quyền từ chối cung cấp chứng cứ và không báo về người đã cung cấp thông tin cho mình nếu không có sự đồng ý rõ ràng của người này.
7. Trách nhiệm của toà báo đối với công luận đòi hỏi rằng việc đưa tin không chịu tác động bởi lợi ích cá nhân hay lợi ích kinh tế của người thứ ba hoặc phóng viên. Nhà xuất bản và ban biên tập phải ngăn chặn những ý đồ kiêu như vậy và phải đảm bảo sự tách bạch rõ ràng giữa nội dung tin tức và quảng cáo.
8. Báo chí phải tôn trọng đời tư và lĩnh vực riêng tư của con người. Tuy nhiên nếu hành vi cá nhân của một người nào đó động chạm tới lợi ích cộng đồng, thì những trường hợp riêng rẽ đó có th được đưa ra trao đổi trên báo. Tuy nhiên cần lưu ý xem việc làm đó có vi phạm quyền cá nhân của những người không liên quan hay không.
Báo luôn tôn trọng quyền tự quyết về thông tin và đảm bảo bảo vệ dữ liệu biên tập.
9. Việc công b những nhận định không cơ sở, hoặc những lời buộc tội, đặc biệt là những gi làm tổn hại thanh danh người khác là ngược với đạo đức của người làm báo.
10. Việc đưa tin bằng lời hoặc hình ảnh mà hình thức hoặc nội dung của nó có thê làm xúc phạm tới tình cảm đạo đức hoặc tôn giáo của bất kỳ nhóm người nào đều là ngược với trách nhiệm của báo chí.
11. Báo chí không đưa những tin giật gân về bạo lực và sự tàn bạo. Phải quan tâm tới vn đề bảo vệ thanh thiếu niên khi viết bài và đưa tin.
12. Không được phép kỳ thị bất kỳ người nào vì giới tính chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và tầng lớp xuất thân của họ.
13. Việc đưa tin về các quy trình điều tra, các vụ án hình sự và vụ việc khác phải được tiến hành không có định kiến. Báo chí vì vậy nên tránh thể hiện quan điểm có định kiến (c trong trình bày lẫn tiêu đề) trước hoặc trong quá trình xử lý vụ việc. Trước khi có phán quyết của tòa không được phép coi người bị tình nghi là người có tội. Nếu không có lý do quan trọng thì không nên đưa tin trước khi toà án công bphán quyết.
14. Khi đưa tin về các chủ đề y tế nên tránh cách trình bày gây kích động không cần thiết, tạo ra ở độc giả những lo lắng hay hi vọng không có căn cứ. Các kết quả nghiên cứu hiện còn trong giai đoạn mới không nên trình bày là đã hoặc gần hoàn thành.
15. Việc nhận và cho những ưu đãi thuộc mọi loại thể, mà những ưu đãi này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự tự do trong quyết định của nhà xuất bản và ban biên tập, là hoàn toàn không phù hợp với uy tín, tính độc lập và nhiệm vụ của báo chí. Người nào nhận hối lộ để rồi đưa tin hoặc ngăn ngừa việc đưa tin đều là hành động không trung thực và đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp của mình.
16. Việc một cơ quan báo chí, đặc biệt là cơ quan báo chí bị khiển trách, in công khai lời khiển trách của Hội đồng báo chí Đức đối với mình, chứng t rằng cơ quan đó làm việc nghiêm túc.
Việc nhấn mạnh vấn đề đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo không thể tách ri với vấn đề quan điểm, lập trường và sự hiểu biết về luật pháp của họ.
Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, sự hiểu biết luật pháp của nhà báo là cực kỳ quan trọng. Có thể lấy ví dụ bằng Điều 49 của Luật Liên bang Nga “Về các phương tiện thông tin đại chúng”. Theo đó, các nhà báo phải:
“ - Kiểm tra độ xác thực của thông tin mình đưa ra; thoả mãn yêu cầu của những cá nhân cung cấp thông tin về việc nêu rõ nguồn tin cũng như tác giả có lời nói được trích dẫn, nếu lần đầu tiên được công bố;
- Giữ bí mật thông tin và nguồn tin;
- Nhận được sự đồng ý của chính các cá nhân hoặc đại diện hợp pháp của họ (trừ trường hợp đặc biệt, khi phải bảo vệ lợi ích xã hội) về việc phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đời sống riêng tư của công dân;
- Khi thu nhận tin tức từ các công dân hoặc quan chức phải cho họ biết về việc ghi âm, thu băng video, quay phim và chụp ảnh;
- Phải thông báo cho Tổng biên tập toà soạn biết về các khiếu kiện có thể xảy ra và các đòi hỏi về mặt luật pháp liên quan tới việc cho đăng hay phát tin bài của mình;
- Từ chối công việc do Tổng biên tập hoặc lãnh đạo toà soạn giao nếu việc thực hiện công việc đó vi phạm luật pháp;
- Khi thực hiện hoạt động chuyên môn, nhà báo có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân và các tổ chức”[1].
Ở nước ta, Đại hội Đại biểu toàn quốc ln thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Quy định này gồm 9 điều cụ thể như sau:
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộhg sản Việt Nam.
2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.
4. Sống lành mạnh, trong sáng, khỏng được lợi dụng nghe nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.
5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.
6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.
7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.
8. Thường xuyên hc tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.
9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác.
3. Đạo đức nhà báo gắn liền với phẩm chất nghề nghiệp
Việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo cũng chính là nâng cao tính tư tưỏng, tính chân thật, tính chiến đấu của các sản phẩm báo chí, hướng nội dung thông tỉn vào nhiệm vụ trung tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, xét cho cùng cũng chính là nhằm nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của người phóng viên.
Đạo đức của người làm báo khi viết bài trước hết là sự trung thực với nguồn tin. Bản chất của thông tin phải là trung thực, khách quan, nhất là đốỉ với những biểu hiện tham nhũng tiêu cực. Tác phẩm báo chí phải thể hiện được quan điểm, chính kiến của nhà báo, của cơ quan báo chí. Một bài báo chỉ cung cấp thông tin một cách thuần tuý thì chưa đủ, nhất là đốì với những bài viết v tham nhũng, tiêu cực. Chính kiến ở đây trước hết là phải được đặt trên cơ s của tính khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất của sự thật.
Việc phát hiện những tiêu cực và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại nó là thế hiện phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của nhà báo đối Đảng, Nhà nước, đối với xã hội, với cơ quan báo chí. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà báo là kịp thời phát hiện vấn đề mới nảy sình, cảnh báo cho xã hộỉ trước những nguy cơ để phòng tránh, chống lại nó. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính là lương tâm là trách nhiệm của nhà báo với tư cách là một công dân. Khi viết về tiêu cực, yếu tố đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trước hết là trách nhiệm của họ với cơ quan báo chí, với đồng nghiệp.
Nhà báo phải có trách nhiệm với công chúng. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thể hiện trong việc cung cấp thông tin kịp thời, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Trước một vấn đề bức xúc, công luận quan tâm thì báo chí phải có trách nhiệm làm rõ và trả lời. Nhà báo phải là chỗ dựa tin cậy, vững chắc để nhân dân tham gia vào đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Không chỉ cung cấp thông tin, trách nhiệm của người viết báo còn là định hướng dư luận. Một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp phải nghiêm túc với công việc của mình, tôn trọng công chúng.
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu t quan trọng để thông qua đó, nhà báo thể hiện lương tâm, trách nhiệm của mình trước nhân dân, đất nước. Những phát hiện của nhà báo về tham nhũng tiêu cực trong xã hội không chỉ tạo nên dư luận xã hội mà còn cung cấp cho nhiu thông tin các cơ quan chức năng để phát hiện ra những sở h, những điều chưa hợp lý trong cơ chế chính sách, giúp cho Đảng và Nhà nước kịp thi điều chỉnh.
Như vậy, đạo đức của người làm báo phải gắn liền vi những phẩm chất nghề nghiệp. Những phẩm chất này được biểu hiện qua các mặt sau đây:
- Tính khoa học
Một trong những đặc điểm nổi bật của phẩm chất nghề nghiệp của người phóng viên là tính khoa học. Tính khoa học của tư duy báo chí tạo ra cho người phóng viên có khả năng lựa chọn những dữ kiện để phân tích, đánh giá thực tiễn một cách đúng đắn, hp lý. Tính khoa học xét cho cùng chính là năng lực tư duy lý luận của người phóng viên báo chí. Nó giúp cho người phóng viên có thể nhìn thấy bản chất của các sự kiện, hiện tượng trong quy luật vận động của nó.
- Tính chính trị
Nghề báo là một nghề thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội thông qua hoạt động nghiệp vụ. Tư duy báo chí thể hiện rõ tính chính trị. Nó cho phép người phóng viên có thể xác định vị trí chính trị của mình trong quá trình thông tin. Trong thực tế của hoạt động báo chí, tính chính trị luôn chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo tác phẩm của người phóng viên - kể từ việc lựa chọn chủ đề, đ tài đến các hoạt động thực tiễn khác như phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tài liệu...
Có thể nói tính chính trị là một đặc điểm gắn liền với hoạt động tư duy báo chí. Nó đòi hỏi người phóng viên phải luôn luôn xác định vị trí chính trị của mình trong quá trình thông tin về sự thật. Chính vị trí đó sẽ chi phối nội dung và cách thức thông tin, gắn liền với thái độ chính trị của người phóng viên và tờ báo của họ.
Tư duy chính trị luôn luôn chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sáng tạo tác phẩm của người phóng viên - từ việc lựa chọn chủ đề, đề tài cho đến hoạt động thực tiễn (phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tài liệu...) và nhất là trong việc thể hiện tác phẩm báo chí. Cùng phản ánh một sự kiện, vấn đề nhưng hai phóng viên có quan điểm chính trị khác nhau sẽ có cách phản ánh hoàn toàn khác nhau.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nghề làm báo cũng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa phải đáp ứng được nhu cầu ca số đông độc giả thuộc nhiều đổì tượng khác nhau, đồng thời lại phải luôn giữ vững được định hướng chính trị trực tiếp trong quá trình thông tin. Do đó, có thể nói thông tin trên báo chí là một nghệ thuật, đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố, nhu cầu, thị hiếu và sở thích. Làm báo là một nghề đòi hỏi trình độ rất cao v nhiều mặt, gắn liền với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin hiện đại.
Bản lĩnh chính trị vững vàng là một yêu cu không thể thiếu đối với mỗi người phóng viên báo chí hiện nay. Khác với báo chí trong cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa, báo chí của chúng ta phải làm tốt chức năng thông tin giáo dục vận động và tổ chức quần chúng thực hiện những nhiệm vụ của Đảng. Nhà báo phải năng động trong nền kinh tế thị trường, phấn đấu tăng nguồn thu nhưng không hạ thấp tính chiến đấu của báo chí; tích cực và chủ động hội nhập vi thế giới nhưng vẫn giữ vững bản sắc người phóng viên báo chí cách mạng.
- Sự nhay cảm nghề nghiệp
Sự nhạy cảm nghề nghiệp cũng được coi là một trong những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng trong hoạt động sáng tạo của người phóng viên báo chí hiện nay. Nhạy cảm để phát hiện những nhân tố mới, điển hình mới. Nhạy cảm để nhận ra đúng bản chất đích thực của những vấn đề, con số, sự kiện... Người phóng viên khi thông tin phải luôn tnh táo và có sự nhạy cảm nghề nghiệp. Sự nhạy cảm trong tư duy báo chí giúp cho người phóng viên có thể nhanh chóng nhận biết, nắm bắt được những quy luật vận động của đời sống và thông tin về nó đm bảo các yêu cầu khách quan, thời sự và tính định hướng.
Có thể khẳng định nhạy cảm nghề nghiệp là một yêu cầu quan trọng đối vối phẩm chất cần có của một nhà báo. Thực tế cho thấy rằng, thông tin dù có tính chân thật cao nhưng còn phải xem thông tin đó có lợi hay hại. Đã có rất nhiều thông tin khi được ra mặt báo rất chính xác nhưng có hại cho xã hội, thiệt hại cho nhân phẩm con người hoặc cho nền kinh tế đất riưốc. Như vậy, tuy tin tức đưa ra là hoàn toàn đúng, nhưng đúng mà không có lợi thì vẫn chưa đủ. Chính vì thế mà nhà báo phải luôn tỉnh táo và phải biết quan tâm đến cái lợi, cái hại của mỗi thông tin trước khi quyết định truyền đi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Vốn tri thức phong phú
Trong thời đại bùng nổ thông tin, một trong những yêu cầu nóng bỏng đang đặt ra đối với người phóng viên báo chí nước ta là phải có vốn tri thức phong phú. Có thể coi đây là một trong những yêu cầu khách quan, đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi phóng viên nếu họ muôn vươn lên trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay.
Từ khi đổi mới, nhà báo phải tự trang bị mình cho các phương tiện nghiệp vụ hiện đại và nhất là phương pháp hoạt động thực tiễn ngày càng tích cực và hiệu quả hơn để thích ứng được với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đó. Điều đó cho thấy năng lực hoạt động thực tiễn của người phóng viên ngày càng trở thành một trong những yêu cầu quan trọng trong phẩm chất nghề nghiệp của họ.
Những tác động của cơ chế thị trường vào báo chí tạo ra những tiền để khách quan cho việc phát triển năng lực nghề nghiệp của người phóng viên báo chí trong bối cảnh ca đời sống báo chí hiện đại.
Nói tóm lại, việc nghiên cứu đạo đức nhà báo, gắn liền vói những phẩm chất nghề nghiệp của họ là để đáp ứng một đòi hỏi cấp bách của đời sng báo chí nước ta hiện nay. Công việc này vừa có tính lý thuyết, đồng thời mang tính thực tiễn cao, có thể góp phần nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn và phẩm chất, đạo đức của những người làm báo. Nó cũng giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về những ưu điểm và hạn chế trong phẩm chất nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam và thông qua đó tìm ra những biện pháp khắc phục thích hợp và hiệu quả nhm nâng cao hiệu quả của báo chí, gắn với lợi ích của nhân dân, của đất nước./.


[1] A.A. Chertưchơnnưi, Báo chí điều tra, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2004. Tr. 378, 379.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét