Khiemnguyen

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Tiểu phẩm - một thể loại văn học năng động trong môi trường báo chí (2)



(Tiếp theo phần 1)
3. Xác định một quan niệm về tiểu phẩm
Cần phải nhấn mạnh rằng: khi nói về tiểu phẩm, các nhà nghiên cứu trưc đây thường chỉ đề cập đến một dạng của nó (là dạng văn xuôi) và chỉ coi những tác phẩm nào phản ánh sự thật mới là tiểu phẩm. Cách hiểu này có thể phù hợp với bốì cảnh của những giai đoạn trưe đây. Tuy nhiên, trong bốì cảnh hiện nay, hình thức biểu hiện của tiểu phẩm đã trở nên đa dạng hơn. Nó có thể xuất hiện trên báo chí dưới cả ba dạng: văn xuôi, đối thoại, văn vần và những hình thức kết hợp, giao thoa giữa các dạng này. Trong số đó, dạng tiểu phẩm văn vần chỉ gần giống chứ không phải là thơ châm biếm. Nó có thể bao gồm cả những hình thức rất đa dạng như “tân trang” lại nội dung (đặt lại lời) cho những bài thơ, bài hát theo hướng hài hước. Dạng tiểu phẩm đối thoại thường có dung lượng ngắn. Trong đó, tác giả tạo ra một nội dung hài thông qua một hình thức đối thoại với các cặp nhân vật nhiều khi chỉ mang tính chất giả định (như: thầy thuốc - bệnh nhân; thầy giáo - học sinh; sỹ quan - bình sỹ; vợ - chng; anh - em và có khi chỉ là các nhân vật A - B v.v...). Như vậy, cùng với việc phản ánh những sự thật tiêu biểu, tác phẩm tiểu phẩm còn được sáng tạo trên cơ sở của thủ pháp hư cấu nghệ thuật. Tất nhiên, hư cấu ở đây được hiểu là những biện pháp được tác giả sử dụng nhằm bồi đắp thêm để tiểu phẩm có thể phản ánh hiện thực một cách chân thực hơn, sinh động hơn như yêu cầu chung đặt ra đối với bất cứ tác phẩm văn học nào khác.
Trong thực tế, có thể chia lực lượng tác giả viết tiểu phẩm thành ba nhóm: các nhà báo, các nhà văn và các cộng tác viên của báo chí. Cả ba nhóm tác giả này đều thường xuyên tham gia viết tiểu phẩm, tuy nhiên tác phẩm của họ vẫn có những khác biệt nhất định. Các nhà báo thường có xu hướng chọn dạng tiểu phẩm văn xuôi và lấy đối tượng phản ánh là các sự kiện, sự việc thời sự, có thật mới xảy ra trong đời sống (chẳng hạn: một vụ tiêu cực ở Công ty X. mới bị phát hiện; một trận mưa lũ làm ngập phố Hà Nội; một vụ sạt đất làm chết nhiều người ở thị xã Cao Bằng; một cuộc tranh luận đang diễn ra xung quanh vấn đề Giải thưởng về văn học nghệ thuật v.v...). Trong khi đó các nhà văn tuy cũng chọn dạng tiểu phẩm văn xuôi nhưng thường đề cập đến những vấn đề thi sự nào đó đang thu hút sự quan tâm của công luận. Nhóm tác giả là các cộng tác viên báo chí bên cạnh việc sử dụng cả hai dạng tiểu phẩm văn xuôi kể trên còn có xu hướng dùng các dạng nhỏ khác của tiểu phẩm dưới dạng đối thọại, văn vần như đã nêu trên. Chính vì thế, không chỉ tác phẩm của các nhóm tác giả này không ging nhau mà quan niệm của họ về thể loại tiểu phẩm cũng không hoàn toàn ging nhau. Điều đó lý giải vì sao hễ cứ nói đến tiểu phẩm là lại thường xảy ra những bất đồng ý kiến giữa các nhóm tác giả.
Chúng tôi cho rằng: tiểu phẩm là th loại văn học tồn tại trong môi trường báo chí, th hiện những tính chất báo chí rất mạnh mẽ và năng động. Nói cách khác, tiểu phẩm là thể loại văn học tồn tại và phát huy sức mạnh của nó trong môi trường báo chí.
Không nên chỉ căn cứ vào một dạng tiểu phẩm (là dạng văn xuôi, lấy các sự việc, sự kiện có thật mới xuất hiện trong đời sng làm đối tượng phản ánh) để rồi coi tiểu phẩm là tác phẩm báo chí. Phải thấy rng ngay trong trường hợp một tiểu phẩm lấy các sự việc, sự kiện có thật ra để phản ánh, bàn luận thì về mục đích, nó không chỉ dừng lại ở mức độ thông tin xác thực (vốn là đặc điểm quan trọng nhất của tác phẩm báo chí) mà nhằm đạt tới một hiệu quả cao hơn nhiều - đó là sử dụng lối tiếp cận độc đáo, không bình thường để tạo ra tiếng cười châm biếm, phê phán, giúp cho công chúng có thể hiểu về những sự thật ấy sâu hơn, bản chất hơn, hình ảnh hơn...
Chúng ta đều biết rằng: việc phản ánh sự thật không phải là đặc quyền của các tác phẩm báo chí. Văn học cũng có nhiệm vụ và năng lực phản ánh các sự thật của đời sng. Sẽ thật là sai lầm khi cứ nói đến văn học là cho rằng chỉ có hư cấu, bịa đặt. Trong năm loại thể của hệ thống thể loại văn học (bao gồm: Tự sự - Kịch - Trữ tình - Chính luận nghệ thuật - Ký văn học) thì đã có tới hai loại (là Chính luận nghệ thuậtKý văn học) phản ánh sự thật (chứ không phải chỉ có hư cấu). Tất nhiên những sự thật đó vẫn phải được đặt trong sự chi phối của đặc trưng hình tượng.
Trong sự so sánh với tác phẩm văn học, bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng phải tuân thủ sự chi phối gắt gao của áp lực thời sự, của yếu cầu về tính xác thựctính định hưng trực tiếp. Chính những áp lực đó đã chi phối một cách toàn diện kể từ dung lượng, ngôn ngữ, bút pháp cho đến cách thức tổ chức tác phẩm và hàng loạt yếu t khác về nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí. Tiểu phm không có nhiệm vụ và cũng không có khả năng đáp ứng những yêu cầu đó. Trong quá trình lựa chọn sự thật để phản ánh, người viết tiểu phẩm thường quan tâm hơn đến tính điển hình của những sự thật ấy. Những sự việc, con người, tình hung được tái hiện trong tiểu phẩm không nhất thiết phải đảm bảo những yêu cầu về sự cặn kẽ, chính xác, tỷ mỷ và đáp ứng yêu cầu thời sự như trong các tác phẩm báo chí, mặc dù trong một strường hợp nó cũng tỏ ra chính xác và nhạy bén không kém gì các tác phẩm báo chí.
Một căn cứ quan trọng khác cũng cho thấy không thể coi tiểu phẩm là tác phẩm báo chí là ở chỗ: tác phẩm tiểu phẩm có thể được sáng tạo ra bằng cách phản ánh những sự thật tiêu biểu, điển hình trong đi sống, hoặc cũng có thể được viết ra từ sự hư cấu, tưởng tượng trên cơ s vốn sng và kinh nghiệm của tác giả, gắn với những vấn đề thời sự nào đó.
Là thể loại văn học nhưng lại hoạt động và phát huy năng lực phản ánh hiện thực chủ yếu là trong môi trường báo chí, đặc điểm dễ nhận thấy của tiểu phẩm trước hết là ở hình thức ngắn gọn. Dung lượng tác phẩm tiểu phẩm ( dạng lớn nhất là dạng văn xuôi) cũng thường chỉ dao động trong khoảng vài trăm chữ. Với những tiểu phẩm các dạng văn vần và đôi thoại, dung lượng có thể là cực ngắn, có khi chỉ còn vài chục chữ (tương đương với một tin vắn của báo chí). Chính sự ngắn gn về dung lượng tác phẩm đã giúp cho tiểu phẩm có thể thích ứng với đời sng báo chí một cách hết sức năng động và nhạy bén bằng cách bám sát những vấn đề thời sự trong đời sống. Tất nhiên, thời sự cũng có nhiều cấp độ và tiểu phẩm không thể đáp ứng được yêu cầu thời sự cấp bách nảy sinh hàng ngày hàng giờ như các thể loại báo chí. Với tư cách là một thể loại văn học tồn tại trong môi trường báo chí, tiểu phẩm chỉ có thể phản ánh những vấn đề thời sự theo từng giai đoạn, từng chủ điếm nào đó.
Điểm nổi bật về phương diện nội dung của tiểu phẩm là ở tiếng cười thẩm mỹ được tạo ra thông qua hàng loạt những thủ pháp được sử dụng một cách linh hoạt. Trên cơ s một nội dung có thật hoặc hư cấu, người viết tiểu phẩm tạo ra những hiện thực không bình thường nhằm tác động vào nhận thức, tình cảm của công chúng và tạo ra những phản xạ thẩm mỹ được biểu hiện trước hết bằng tiếng cười. Tất nhiên, cần nhấn mạnh rằng: tiếng cười chỉ là phương tiện đê người viết tiểu phẩm đạt được những mục đích cao hơn như nhận thức, giáo dục, thấm mỹ v.v...
Cũng chính đặc điểm nêu trên đã cho thấy tiểu phẩm đã sử dụng cả hai con đường tổng hợplựa chọn trong quá trình phản ánh hiện thực đời sống. Đó cũng là hai con đường mà văn học nghệ thuật nói chung thường sử dụng để xây dựng eác hình tượng nghệ thuật. Người viết tiểu phẩm có thể sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật thông qua biện pháp hư cấu nghệ thuật từ những chi tiết phong phú thu lượm được từ đời sống hiện thực. Tác giả cũng có thể chọn lọc những sự thật tiêu biếu - người thật việc thật để phản ánh trong tác phẩm của mình như trường hợp các tác phẩm của nhà báo Lỗ Tấn, Nguyễn Ái Quốc, Ngô Tất Tố thế kỷ trước. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, đặc trưng hình tượng vẫn chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo để hình thành tác phẩm. Điều đó cho thấy, những sự thật mà tiểu phẩm lựa chọn từ trong đời sng để đưa vào tác phẩm phải đáp ứng đươc những tiêu chí của tính đin hình và phải được sàng lọc thông qua thái độ thẩm mỹ của tác giả. Đó cũng là một trong những lý do giải thích vì sao mặc dù Bác Hồ trước sau vẫn chỉ coi mình là nhà báo, nhưng những sáng tác của Người (mà trong đó tiểu phẩm có một vị trí rất quan trọng) vẫn cho thấy một tài năng văn học xuất chúng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: cũng như các thể loại văn học khác, tác phấm tiểu phẩm được sáng tạo ra theo những quy luật đặc thù của sáng tạo nghệ thuật chứ không phải bằng các sự kiện, vấn đề cụ thể, xác thực (vốn được coi là đặc trưng của tác phẩm báo chí). Người viết tiểu phẩm chọn những hoàn cảnh, những tình huống tiêu biểu, điển hình nhất và c gắng trình bày về nó trong một hình thức tiết kiệm lời nhất dưới sự chi phối của đặc trưng này.
Cũng chính điều này còn cho thấy: không nên coi tiểu phẩm là một thể loại thuộc ký văn học. Nó chỉ giống các thể ký ở chỗ cùng nằm trong khu vực giao thoa vi báo chí và có thể kết hợp được những tính chất của cả văn học và báo chí, nhưng nó khác ký chỗ ngoài việc lựa chọn sự thật còn có thể sử dụng hư cấu nghệ thuật đ xây dựng hình tượng. Rõ ràng là so với các thể ký văn học, tiểu phẩm có cách thức, phương pháp phản ánh hiện thực phong phú hơn, đa dạng và sinh động hơn. Điểm khác biệt quan trọng khác của nó so với các th ký là sử dụng tiếng cười như một vũ khí đ đấu tranh cải to hiện thực. Có thể thấy tiếng cười là đặc trưng bản của tiểu phẩm trong sự so sánh với những th loại văn học khác. Tất nhiên tiếng cười không phải là mục đích của tiểu phẩm. Nó chỉ được coi là phương tiện thể hiện đặc trưng thể loại, nhằm giúp cho tác giả thể hiện góc nhìn của mình trước đời sống, tạo cơ s để đạt đến những mục đích cao hơn như: đấu tranh, phê phán, giáo dục... Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng chính tiếng cười đã giúp cho tiểu phẩm có tính chiến đấu sắc bén đặc biệt mà không phải thể loại văn học nào cũng có được.
Nói tóm lại, có thể khẳng định rằng: tiểu phẩm là một thể loại văn học năng động, có thể phát huy năng lực phản ánh hiện thực một cách rất hiệu quả trong môi trường báo chí. Đây cũng là một trong những thể loại cho thấy sự kết hợp một cách sinh động những tính chất của văn học và báo chí trong quá trình phản ánh hiện thực đờì sống.
Công cuộc đổi mới toàn diện trên nước ta hiện nay đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho thể loại tiểu phẩm phát triển ngày càng mạnh mẽ trên báo chí. Hầu như không báo nào lại không có chuyên mục đăng tải tiểu phẩm. Tính chiến đấu và vũ khí châm biếm vn là những ưu thế của thể loại này vẫn được phát huy một cách hiệu quả trong cuộc đấu tranh chng tiêu cực, tham nhũng của nền văn học và báo chí hiện đại Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét