Khiemnguyen

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Phân biệt thành ngữ với tục ngữ




PHÂN BIT THÀNH NGỮ VỚI TC NGỮ




Khi sắp hoàn thành việc sưu tầm của mình, tôi có ý định ghi rõ đơn vị tiếng Việt nào là thành ngữ hay tục ngữ để những ai cần đọc có nhiều thuận lợi hơn trong việc sử dụng tập tài liệu này. Nhưng tôi thấy ngay là mình gặp phải một khó khăn rất lớn.
Thoạt tiên, tôi đựa vào quyển Tục ngữ Việt Nam của nhà xuất bản Khoa học xã hội -1975 thì thấy đa số các đơn vị tiếng Việt tôi sưu tm là tục ngữ. Đến khi tôi xem cuốn Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện Ngôn ngữ học -1998 thì lại vỡ lẽ ra là hầu hết các đơn vị đó là thành ngữ.
Tôi xin trích dẫn một s trường hợp có sự sắp xếp không thống nhất ở hai cuốn sách đó như:
Sai một ly đi một dặm
Cá lớn nuốt cá bé
Ăn c đi trước, lội nưóc đi sau
Một tiền gà ba tiền thóc
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
Giàu đổi bạn, sang đổi vợ
Tôi thấy hoang mang quá và quyết định không dám thực hiện ý đ phân loại rõ ràng đâu là tục ngữ, đâu là thành ngữ tiếng Việt nữa vì về mặt này khả năng của tôi không cho phép. Tuy nhiên, tôi thấy cũng phải rút ra một s định hướng cho bản thân và giúp cho các đồng nghiệp cùng học sinh khi đọc tài liệu này có những nhận định cá nhân trong việc phân biệt tục ngữ với thành ngữ.
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học - Nhà xuất bản Đà Nẵng -1977 thì:
Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.
Thí dụ:
Một nắng hai sương
Rán sành ra mỡ
Đâm ba chẻ củ
Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Thí dụ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Một giọt máu đào hơn ao nuớc lã.
Thừa người nhà mới ra người ngoài
Qua hai định nghĩa trên, ta chưa thấy hết được sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ mà phải phân tích thêm như sau:
1. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.
Ví dụ như câu tục ngữ Việt Nam Thuận vợ thuận chng, tát bể Đông cũng cạn diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ v chồng.
- Chức năng nhn thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm với nhau.
- Chức năng giáo dục của nó là góp phn đưa tình cảm giữa người và người theo hưng tốt đẹp trong quan h vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã hội nói chung.
- Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyn tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường diệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu.
2. Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.
Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ mặt hoa da phấn ch nói lên vẻ đẹp yêu kiu của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhân xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho ngưi ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào vể quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục).
3. Trong khoa học lôgich, có hai hình thức tư duy mà đặc điểm và mối quan hệ giữa chúng với nhau có thể được coi là những cơ sở nhận thức luận cho việc xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa tục ngữ và thành ngữ. Đó là các hình thức khái niệm và phán đoán. Xét nội dung và cách diễn đạt của những câu mà ta vẫn gọi là thành ngữ và tục ngữ thì thấy: nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm, còn nội dung của tục ngữ là nội dung của những phán đoán. Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ phản ánh quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán. Chẳng hạn như khái niệm về sự uổng công có được cũng phải trải qua một quá trình khái quát rất nhiều hiện tượng như nước đổ lá khoai, nước đổ đầu vịt, dã tràng xe cát... Theo cách miêu tả của các thành ngữ này thì đó là những hiện tượng riêng rẽ, được nhận thức bằng những tri giác của giác quan. Sự nhận thức này nhằm mục đích khẳng định một thuộc tính nhất định của những hiện tượng đó. Sự khẳng định ấy được thể hiện ra thành những phán đoán, có thể diễn đạt như sau: Nước đổ đầu vịt thì nước lại trôi đi hết, Nước đổ lá khoai thì nước lại trôi đi hết, Dã tràng xe cát biển Đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì...
Như vậy, sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Sự khác nhau là chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, din giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.
Sự khác nhau về chức năng của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra ở sự khác nhau về chức năng ca các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá chúng.
Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức khái niệm có chức năng định đanh. Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức phán đoán có chức năng thông báo. Thành ngữ diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ diễn tả các phán đoán nên tục ngữ có chức năng thông báo. Trong ngôn ngữ, chức năng định danh được thực hiện bài các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo thành ngữ về thục chất là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng yêu cầu đặĩ tên cho những sự vật, hiện tượng mới. Do đó, thành ngữ là một hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. Còn tục ngữ khi thực hiện chức năng thông báo của nó thì có bản chất là một hoạt động nhận thức, nằm trong lĩnh vực những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người như khoa học, nghệ thuật, văn học... Qua sự phân tích trên đây, ta có thể khng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tượng ngôn ng với một hiện tượng ý thức xã hội. Do đó, thành ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ. Còn tục ngữ, tuy có nhiều mặt đáng được khoa học ngôn ngữ chú ý, song về cơ bản cần được nghiên cứu như là một hiện tượng ý thức xã hồi, một hiện tượng văn hoá, tinh thần của nhân dân lao động.
Trên đây, tôi đã phân biệt thành ngữ và tục ngữ qua bốn bình diện nghiên cứu khác nhau. Tôi xin tóm tắt thành bảng tổng kết dưới đây để tiện so sánh đối chiếu:

Bình diện nghiên cứu
Thành ngữ
Tục ngữ
Kết cấu ngữ pháp
- Cụm từ cố định tương đương với một từ
- Câu hoàn chỉnh
Chức năng văn học
- Chức năng thẩm mỹ
- Chức nâng thẩm mỹ
- Chức năng nhận thức
- Chức năng giáo dục
Hình thức tư duy lôgich
- Diễn đạt khái niệm,
khái quát những hin tượng riêng rẽ.
- Diễn đạt phán đoán, khẳng định một thuộc tính của hin tương
Chức năng của các hình thức ngôn ngữ
- Chức năng định danh thực hiện bởi các từ ngữ.
- Hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ.
- Chức nãng thông báo thuộc lĩnh vực hoạt đông nhn thức.
- Hiện tượng ý thức xã hội, văn hóa, tinh thần của nhân dân.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét