Khiemnguyen

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Đối tượng nghiên cứu của Báo chí học (phần 1)




ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA BÁO CHÍ HỌC

(Phần 1)

Những năm gần đây, nhiều người cho rằng khái niệm truyền thông và khái niệm báo chí dường như là đồng nghĩa. Trước đây, khi chúng ta nóì báo chí, cũng có nghĩa là nói đến các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các hãng thông tấn. Nhưng ngày nay, khi mở cửa giao lưu với thế giới, khái niệm truyền thông được sử dụng tương đối phổ biến, nhiều người vẫn nghĩ rằng nói truyền thông chỉ là một cách nói khác đi của báo chí. Đã có một số văn bản viết là truyền thông đại chúng (gọi tắt là báo chỉ). Thực ra cách nói này không thật chính xác, vì khái niệm truyền thông đại chúng có nghĩa rộng hơn khái niệm báo chí rất nhiều. Nói đến truyền thông tức là nói đến tất cả mọi hình thức trao đổi thông tin giữa con người với con người, trong đó có cả báo chí, thậm chí báo chí là một kênh rất quan trọng của truyền thông đại chúng. Nhưng ngoài báo chí ra, truyền thông đại chúng còn bao gồm cả các phương tiện và hình thức khác như điện ảnh, nhà xuất bản, các dịch vụ tin tức, intơnét và vệ tinh, các cuộc hội thảo, các hình thức vận động quần chúng v.v.. Có những hình thức truyền thông như báo cáo viên nói chuyện trực tiếp với công chúng không thông qua một phương tiện hỗ trợ nào. Chúng ta có thể hình dung lĩnh vực truyền thông đại chúng như một cái hình tròn, trong hình tròn đó chứa đựng một hình tròn bé hơn. Hình tròn bé hơn đó chính là báo chí.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã nêu một ví dụ đơn giản nhất ví truyền thông là một cuộc hội thoại thường ngày. Một người phụ nữ khi gặp một người đàn ông đã nói: Chào anh! Cô ta là nguồn; mục đích của cô ta là tạo mối liên hệ. Thông điệp là Chào anh!, kênh truyền phải là lời nói, và người đàn ông mà thông điệp gửi đến là người nhận. Khi người đàn ông nghe thấy lời chào và đáp lại, truyền thông đã xẩy ra. Hiệu quả là một sự thân tình được đón nhận, anh ta mỉm cười và đáp Chào em! Em cố khoẻ không?”. Đây là phản ứng cùa anh ta; nó trở thành yếu tố phản hồi với người phụ nữ và quá trình truyổn thông đơn giản đã hoàn thiện.
Đây dường như ỉà một sự phức tạp hoá một tình huống giao tiếp đơn giản, nhưng nếu chúng ta hiểu được các thành phẩn trong quá trình truyền thông đơn giản này thì sẽ hiểu quá trình truyẻn thông đại chúng một cách dễ dàng hơn.
n báo chí ỉà những phương tiện thông tin đại chúng có đặc điểm trước hết là một quá trình truyền thông phi cá nhân, nghĩa là không thể phát hành một tờ báo hay một chương trinh phát thanh, truyền hình bằng kết quả lao động của chỉ một người. Đã từ lâu, các nhà báo cách mạng Việt Nam xác định báo chí là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và người tổ chức tập thể. Về đối tượng tiếp nhận thông tin báo chí cũng mang tính chất đại chúng, nghĩa là số luợng người cùng tiếp nhận một nguồn tin thường là đông đảo. Nhưng số lượng độc giả, khán giả, thính giả thường thay đi và ít có hội để có thông tin phản hi. Đẽ thực hiện một quá trình truyền thông bằng báo chí, nhất định phải cần đến các công cụ như máy móc, mực, giấy để in ấn, phương tiện đ ghi hình, ghi âm và phát sóng ...
Khi đã xác định được rằng báo chí là một kênh quan trọng của truyn thông đại chúng, muốn cho báo chí hoạt động có hiệu quả, chúng ta nhất thiết phải quan tâm đến báo chí học - một ngành khoa học dù còn non trẻ ờ nước ta nhưng có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hệ thổng báo chí thực tiên (nghể làm báo), đc biệt là trong công tác đào tạo người làm báo tương lai các trường đại học.
Kết quả hoạt động thực tin của báo chí có thể đạt đến sự đồng nhất trong việc cung cấp những thành quả nhất định trong một xã hội nhất định. Chúng ta có thể trình bày quan niệm này một cách rõ ràng hơn: Những thành quả mà báo chí đem lại cho xã hội hiện nay thể hiện ở chỗ báo chí phản ánh hiện thực khách quan mà trong đố chứa đựng những giá trị mới mẻ. Những giá trị này một mặt tác động trực tiếp đến công chúng, mặt khác, những nhân viên làm công tác truyền thông vận dụng chúng để kết hợp với những hiểu biết của mình như vấn đề nhân chủng học, dân số học, đặc điểm tâm lý từng vùng, min... tạo ra những thông tin mới phù hợp với từng đối tượng phục vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông. Có thể coi đó là giá trị thực tin của thông tin báo chí đối với giới truyền thông. Ví dụ như giới truyn thông khai thác thông tin báo chí để vận dụng vào công việc cụ thể trong tiếp thị, vận động quần chúng, nghiên cứu thị trường... Nói cách khác là giới truyền thông sẽ căn cứ vào những mô hình hiện thực của xã hội để khai thác thông tin báo chí và vận dụng một cách hợp lý.
Trong quá trình tái tạo hiện thực, h thống ứng dụng của báo chí (tức nghề làm báo) thường chú trọng phản ánh những ch đề có thể thu hút sự chú ý của công chúng. Đó chính là sự biểu hiện của tính thường xuyên trong hoạt động báo chí. Vn đ này đặt ra cho hệ thống báo chí học nhiệm vụ tìm hiểu xem tính thường xuyên nào là cơ bản trong việc tìm kiếm những yếu tố có thể tạo nên sự chú ý. Đây cũng chính là mối quan tâm của khoa học truyền thông. Vì thế khoa học truyền thông luôn luôn liên quan đến thực tin nghề làm báo.
Qua việc báo chí học nghiên cứu để tạo lập lý thuyết và định hướng cho hoạt động thc tin của nghề báo, tính thường xuyên sẽ được phát hiện và lý giải. Sự lý giải này gắn bó với nghề làm báo như là một hoạt động tái tạo nằm trong tính thường xuyên của khoa học xã hội. Tuy nhiên hiện tượng này không thể hiện đều nhau trong các ỉoaị hình báo ciúv Quan niệm trên đây không có nghĩa là có sự đồng nhất giữa thực hành báo chí và báo chí học mặc dù cả hai lĩnh vực này đều có nhiệm vụ nghiẻn cứu về khả năng tái tạo hiện thực. Bởi vì báo chí học quan tâm trước hết đến những yếu tố có khả năng quyết định đến sự xuất hiện cùa nội dung. Còn điều kiện để tạo nên một cơ cấu hợp lý ca các cơ quan báo chí. Và kết quả của quá trình gây ảnh hưng tới hành vi ca các phương tiện thông tin đại chúng chỉ có thể nói tới trong từng trường hợp cụ thể.
Từ đó chúng ta sẽ thấy rằng giữa khoa học truyền thông và báo chí học có sự khác nhau. Trong khi khoa học truyền thông tập trung sự chú ý vào điểm đầu, nơi luôn luôn có sự biểu hiện hành vi của cơ quan hoặc của người chủ có vai trò làm xuất hiện nội dung. Điều này tạo nên ranh giới giữa công tác nghiên cứu về người làm truyền thông và các lĩnh vực khác của khoa học truyền thông, ví dụ như nghiên cứu về tác động cùa truyền thông.
Nguợc lại, báo chí học với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu thường hướng tới các quy tắc, cơ cấu, chức năng và địa vị ca các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình. Điểu đó có nghĩa là báo chí học giống như cầu nối giữa khoa học truyền thông và báo chí thc tiễn.
Để làm sáng rõ hơn về đối tượng của báo chí học, chúng ta hãy tìm một ví dụ trong thực tiễn có tính phức tạp, như báo chí viết về các lĩnh vực khoa học chẳng hạn. Đây là một lĩnh vực tương đối khó đối với nhà báo. Sự ngăn cách về sự hiểu biết các chuyên ngành sâu thường cản trở công việc của nhà báo, trong khi đó nhiệm vụ của báo chí là phải đơn giản hoá các công thức, bảng biểu và các thuật ngữ chuyên môn của các nhà khoa học thành ngôn ngữ đại chúng để độc giả có thể hiểu được. Vì thế nghiên cứu về lĩnh vực này là điều cần thiết cho công tác giảng dạy.
Việc nghiên cứu về báo khoa học, trước hết phải tìm hiểu và nắm chắc phạm vi đề tài, soi sáng cấu trong mối liên hệ giữa nhà khoa học và nhà báo, phân tích có hệ thống phạm vi tìm kiếm thông tin của nhà báo trong hoạt động cùa các nhà khoa học. Bằng cách đó ta có thể nhận biết được những gì đã làm trở ngại đến việc tìm kiếm thông tin và loại bỏ nó.
Nhiệm vụ của báo chí học trong lĩnh vực này còn phải chỉ rõ xem ở khâu nào sự lựa chọn tin tức thường bị thất bại, nhằm giúp các phóng viên trong việc phát triển cách chọn lựa thông tin phù hợp. Khi nghiên cứu về báo chí khoa học phải nắm bắt và hệ thống hoá các phương pháp thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cùa người làm báo khoa học. Bởi vì báo chí khoa học có những đặc thù mà không thể ứng dụng phương pháp phổ thông như trong các lĩnh vực khác.
Những nội dung mang tính quy phạm như trên vẫn chưa thể gọi là đầy đủ vì còn thiếu một phần kết về lý thuyết, tương tự như phần quan trọng mang tính thực tiễn. Bởi vì yêu cầu cùa công tác đào tạo là chí ít thì khi ra trường, người làm báo cũng phải có đủ khả năng để diễn đạt ý tưởng của mình thành văn bản. Đó chính là những khuôn mẫu mang tính chế định mà trong thực tiễn báo chí gọi là phương thức diễn đạt bao gồm nội dung và các hình thc thể hiện qua phương tiện thông tin. Những vấn đề này vô cùng quan trọng đối với người làm báo, nhưng là vấn đề quyết định ca công tác đào tạo.
(còn nữa)

Nguyenbuikhiem@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét