Khiemnguyen

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại





(Tài liệu tham khảo)

Đâu là vai trò của truyền thông đại chủng trong xã hội hiện đạỉ? Thế nào là “không gian công cộng”?, Internet có thế thay thế được báo chí?
Dưới quan điểm xã hội học, truyền thông đại chúng là một định chế xã hội chỉ xuất hiện trong xã hội hiện đại, hiểu theo nghĩa là đối lập với xã hội cổ truyền, phong kiến. Nó góp phần tạo ra một “không gian công cộng” vốn chưa hề có trong các xã hội tiền tư bản - một không gian dành cho sự thảo luận công khai và dân chủ.
Từ hội cổ truyền sang hội hiện đại
Khi phân tích mối quan hệ giữa các hệ thống truyền thông với các hệ thống xã hội, nhà xã hội học Mỹ Daniel Lemer, trong một bài đăng trên tạp chí Behavioral Science ra tháng 10/1957, cho rằng một trong những điều kiện và đặc đim cùa quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyên thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng.
Các hệ thống truyền thông đại chúng (như báo chi, xuất bản, phát thanh, truyền hình...) mang một số đặc điểm như sau: do những tổ chức chuyên nghiệp đảm trách; đưa thông tin ra công chúng một cách rộng rãi mà không phân biệt ai với ai; và nội dung thông điệp chủ yếu mang tính chất tường thuật chứ không phải là ra lệnh. Trong khi đó, đặc điểm cùa các hệ thống truyền thông truyền miệng và truyền đạt thông tin bằng cách nói trực tiếp (mặt đối mặt), và nội dung các thông điệp ch yếu mang tính chất mệnh lệnh (thí dụ: thời xưa, cửa quan thường ra thông báo về sưu thuế, phu dịch, tuyển mộ binh lỉnh...), và thường được phát ra theo hệ thống tôn ti trật tự trong xã hội.
Sự thay đổi trong ứng xử truyền thông này (chuyển từ truyền thông truyền miệng sang truyền thông đại chúng) có liên quan chặt chẽ với những thay đổi khác về ứng xử trong hệ thng xã hội. Lemer kết luận rằng “một hệ thống truyền thông chính là một dấu chỉ và cũng đồng thời là một tác nhân của sự thay đôi trong toàn bộ một hệ thống xã hội”. Nói khác đi, hệ thống truyền thông đại chúng đã trở thành một trong những động lực của sự phát triển của xã hội.
.Theo Lemer, khi con người biết đọc biết viết, tức là khi thoát ra khỏi tình trạng mù chữ, thì bắt đầu có được một kh năng còn quan trọng hơn cả việc biết đọc biết viết Đó là khả năng bước vào “thế giới của những kinh nghiệm gián tiêp”, tức là bước vào một thế giới mà trong đó các kinh nghiệm của người khác đã được tường thuật và ghi chép lại trên chữ viết qua sách vở, báo chí... Mặt khác, cũng chính nhờ đó mà người ta tăng cường được khả năng thấu cảm (empathy), tức là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được người khác. Và chính nhờ có khả năng này mà con người mới có thể sống được với nhau một cách hài hòa trong xã hội. Khả năng biết đọc biết viết còn giúp cho con người hình thành được khả năng linh hoạt về trí tuệ (psychic mobility) vốn là một thuộc tính đặc trưng của con người trong xã hội hiện đại. Chính các phương tiện truyền thông đại chúng là nhân tố góp phần mạnh nhất vào việc rèn luyện khả năng thấu cảm cũng như khả năng linh hoạt trí tuệ, khi chúng giúp cho con người tiếp xúc được với nhiều tư tưởng khác nhau và biết được những vấn đề công cộng của xã hội.
Không gian công cộng
Trong một công trình in năm 1962, triết gia người Đức Jurgen Habermas đã khai triển khái niệm “tính công cộng” hay “không gian công cộng” (Ồffentlichkeit, tiếng Anh dịch là pub­licity hoặc public sphere) Emmanuel Kant đã đề cập vào năm 1784, và nhấn mạnh rằng việc sử dụng lý tính trong không gian công cộng chính là điều kiện để hình thành nên công luận, và đây cũng là điều kiện để thiết lập một nền dân chủ. Theo Kant, người độc thoại chỉ đối diện với chính mình; chỉ khi tranh luận với ngườirkhác về những vấn đề công cộng thì người ta mới thoát ra khỏi những chuyện cục bộ, cá biệt, mới vượt qua được cái “tính thô thiển” của mình.
Theo Habermas, không gian công cộng là không gian mà trong đó bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham gia và trao đổi ý kiến với nhau mà không bị áp lực từ bên ngoài. Trên nguyên tắc, đây là nơi diễn ra những cuộc tranh luận mang tính chất lý tính và phê phán (rational-critical debate), và do vậy, đây chính là kết tinh nên những ý kiến (công luận) và ý muốn của công chúng. Tính duy lý của sự đối thoại trong không gian công cộng giúp người ta vượt dần ra khỏi những lợi ích đặc thù đ đạt tới một đồng thuận (consensus) giữa những người có thiện chí với nhau Trong xã hội thời Trung cổ, chưa hề có không gian công cộng theo nghĩa này; không gian này chỉ xuất hiện vào thời hiện đại trong xà hội tư bản chủ nghĩa như là một sự đối trọng để ngăn ngừa nhng quyền lực chuyên chế. Habermas cho rằng không gian công cộng không phải là nơi chỉ dành riêng cho những người ưu tú và tài giỏi, mà bao gồm cả xã hội dân sự, các phương tiện truyền thông đại chúng, các hiệp hội, các phong trào xã hội...
Không gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và nhà nước, buộc nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó. Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các hoạt động này. Theo Habermas, chính các phương tiện truyền thông đại chúng là định chế đin hình nhất của không gian công cộng. Chúng đóng vai trò làm trung gian liên lạc và tiếp xúc trong nội bộ xã hội dân sự, cũng như giữa xã hội dân sự và các thiết chế nhà nước. Hiểu theo ỷ nghĩa này, truyền thông đại chúng không phải là một lãnh địa dành riêng cho những người có quyền lực, những nhà truyền thông hay các chuyên gia, mà là một nơi có mục tiêu thực cùng một lúc hai chức năng: vừa là nơi trình bày các kiến thức về xã hội con người, vừa là nơi diễn ra các mối quan hệ tiếp, liên lạc giữa các tầng lớp, các khu vực, hay các nhóm xã hội.
Trên Internet và không gian công cộng
Sự ra đời của phương tiện Internet trong vài thập niên gn đây đã đặt ra nhiều vấn đề mới hết sức đáng quan tâm ca định chế truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại. Trong một cuốn sách xuất bản năm 2004, Serge Soudoplatoff nhận định rằng lịch sử của phương tiện Internet tương ứng với sự đụng độ gia hai quan niệm khác nhau về cách thức tổ chức và quản trị. Một bên là phương thức tập trung hóa, theo mô hình có trật tự th bậc và đẳng cấp, còn một bên là trải ra thành những mạng lưới nối kết giữa những người có cùng mối quan tâm hoặc cùng lợi ích. Theo Soudoplatoff, sự thành công đáng kinh ngạc của Internet cho thy rằng người ta có thể có những mô hình quản trị khác hiệu nghiệm hơn so với những mô hình truyền thống dựa trên th bậc đẳng cấp: logic của Internet là chia sẻ quyền lực, nó là một công cụ tương tác và giao dịch giữa những tác nhân tích cực và ngang hàng vì nhau, chứ không phải giữa một trung tâm phát sóng vởi nhừng khán gỉả thụ động như trong phương tiện truyền hình.
Nhưng cũng có những tác giả khác lại tỏ ra bi quan hơn. Dominique Wolton (1999), một nhà xã hội học về truyền thòng đại chúng người Pháp, cho rng Internet có thể có tác dụng làm “vỡ vụn” không gian công cộng hơn là tăng cường cho không gian này. Trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống chủ yếu đi theo cái logic “cung”, thì phương tiện Internet thiên về việc đáp ứng cái logic “cầu”: người sử dụng chi lo đì tìm cái mỉnh cần, cái mình muốn, chứ không quan tâm tới những điều mà người khác muốn nói với mình. Theo Wolton, Internet không có tác dụng nối kết giống như các phương tiện truyền thông đại chúng trước đó. Và điều này cuối cùng sẽ dẫn tới hệ quả là làm cho cá nhân tr nên cô lập hơn trong xã hội. Tocqueville từng nói rằngduy ch khởi sự khi người ta bắt đầu tin vào lời người khác. Con người không thế nào tự mình suy nghĩ tất cả mọi thứ, tự mình lý giải mi chuyn trên đời. Chính vì thế mới có vai trò quan trng của những người “trung gian” trong lĩnh vực truyn thông đại chúng như các nhà báo. chính trị gia, giới trí thức... Một trong những đặc trưng quan trọng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng mà người ta không nên quên, đỏ là xem với người khác, xem cái người khác đã xem (hay đã đọc), theo dõi những chuyện được coi là đáng quan tâm, đáng đưa ra bàn luận với nhau.
Nhà xã hội học Đức Ulrich Beck (1986) và nhà xã hội học Anh Anthony Giddens (1996) cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và vi điện tử là một trong những điều kiện vật chất quan trọng làm thay đổi diện mạo các quan hệ xã hội, nhất là trong bối cảnh mà những lằn ranh cùa các định chế chính trị truyền thông dần dần bị xóa nhòa, nhường chỗ cho sự tham gia ngày một tích cực hơn của các cá nhân trong các “xã hội phản tỉnh” (reflexive society), phá vỡ sự độc quyền phát ngôn của các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học cũng như chính trị. Trong các xã hội hiện đại, việc thảo luận và việc ra quyết định trong nhiều trường hợp đã vượt ra khỏi những vũ đài chính trị truyền thống như quốc hội hay chính phủ, cũng như vượt ra khỏi khuôn khổ của hình thức dân chủ đại diện.
Nhng tầng lớp dân chúng bình thường hay những nhóm thiểu s vốn trước đây không có quyền phát ngôn, nay có nhiều cơ hội hơn đ lên tiếng. Hiện tượng blog trong những năm gân đây là một bằng chửng sinh động. Các cá nhân giờ đây ngày càng có điều kiện tiếp cận trực tiếp những thông tin vốn trước đây phải thông qua sự chọn lọc cùa các nhà báo.
Nhưng nói như thế phải chăng có nghĩa là Internet có thể đi đến ch “phi trung giới hóa” (desintcrmcdiation) lĩnh vực thông tin trong xã hội hiện đại? Phải chăng kể từ nay, nhờ có Internet, mọi người đu có th tự mình trực tiếp biết mọi chuyện vả hiểu mọi chuyện mà không cần có các định chế trung giới như báo chí hay sách vở, xã hội s không còn cần đến vai trò của những người “trung gian” (như nhà báo, nhà chính trị, giới trí thức...)? Phài chăng mass media” (các phương tiện truyền thông đại chúng) nay đang tan rã để trở thành media des masses(các phương tiện truyền thông của đại chúng, hay là do đại chúng thực hiện), nếu nói như cái tựa của một cuổn sách của Joel de Rosnay và Carlo Revelli mới xuất bản năm 2006?
Chúng tôi nghĩ không phải như thế. Chúng tôi cho rằng sự phát triển hiện nay của Internet và các loạỉ hình truyền thông trên Internet chì có nghĩa là thẩm quyền của những vai trò “trung gian” ấy ngày nay chỉ còn mang tính chất tương đối, và cách thức hoạt động của họ, đặc biệt là giới nhà báo cũng như các nhà chính trị, cũng phải thay đổi chứ không thể tiếp tục như tnrớc. Sự xuất hiện của Internet hay các blog làm cho người ta bây giờ có quyền đòi hỏi nhiều hơn đối với những vai trò trung gian ấy.
Internet tự nó không thể làm tan rã “không gian công cộng”, hiểu theo nghĩa của Habermas. Mặt khác, nó cũng không thể (hay chưa thể?) thay thế các định chế truyền thông đại chúng hiện hành để trở thành phương tiện duy nhất của không gian công cộng. Nhung điều hiển nhiên khó có ai chối cãi là Internet đang góp phần mở rộng “không gian công cộng” của xã hội hiện đại một cách không thể đảo ngược được nữa.

Nguyenbuikhiem@gmail.com
(TBKTSG, ngày 07-2-2008)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét