Khiemnguyen

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Giỗ Tổ đến nơi rồi!

             Không nhớ là blog này đã up bài này chưa, đọc lại trong di sản báo chí, thấy bậc tiền bối đã nhắc nhở chúng ta phải biết trọng Tổ quốc, phải biết trách nhiệm và bổn phận của mình với Tổ quốc và hơn hết, các cụ đã thấy cần thiết phải lấy ngày Quốc giỗ là ngày lễ trọng để các lớp hậu sinh không bao giờ quên ơn đối với các bậc tiền hiền. Xin trân trọng giới thiệu:



GIỖ TỔ ĐẾN NƠI RỒI
Ngày nay đã là ngày 29 tháng hai An Nam, còn mười ngày nữa thì đến ngày mồng mười tháng ba. Ngày ấy là ngày gì? Có lẽ cũng nhiều người nhớ. Đó là ngày giỗ cụ Hùng. Nói thật mà nghe, câu chuyện cụ Hùng đối với thế kỷ hai mươi chẳng qua là chuyện thần thoại của đời thượng cổ mà thôi. Chỉ có thần thoại mới có hạng người con nRồng và r nhà Tiên. Chỉ có thần thoại mới có người đẻ trăm trứng nở đủ trăm trai. Trong đời khoa học những chuyện thần thoại cố nhiên không thể khiến cho ai tin. Song cũng nên biết dân tộc Việt Nam ngày xưa không phải nguyên ở trên trời rơi xuống, hay tu dưới đất chui lên. Thế nào cũng phải có ông thuỷ tổ như các dân tộc khác. Ông thuỷ tổ ấy, mấy nghìn năm nay tiền nhân dặn là cụ Hùng, chúng ta cứ việc tin là cụ Hùng, khoa học cũng không cãi nổi.
Cụ Hùng đã là thuỷ tổ chúng ta, tất nhiên cụ cũng phải chết. Cái ngày cụ chết mấy nghìn năm nay, tiền nhân vẫn bảo là ngày mồng mười tháng ba, chúng ta cứ tin ngày ấy là ngày giỗ cụ thuỷ tổ của dân tộc Việt Nam, khoa học cũng không thể cãi.
Theo tục An Nam, giỗ tổ là ngày hệ trọng, họ nhỏ thì chỉ cúng vái, họ to người ta còn tế lễ nữa.
Ngày giỗ cụ Hùng mấy triều đại này, nước nhà có tế, còn nhà tư thì không.
Phải, có trọng Tổ quốc mới biết làm hết bổn phận với Tổ quôc.
Muốn cho người Nam ai cũng biết trọng Tổ quốc như người Pháp, thiết tưởng ngày mồng 10 tháng ba là ngày kỷ niệm vua Hùng, chính phủ cũng nhận cho là ngày lễ như những ngày lễ khác, cho các người làm việc sở công, cũng như sở tư và các học sinh được nghỉ, thì không một người Nam nào còn có thể quên ngày đó được.

Hy Cừ
Đông Pháp, số 5101, 1942

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét