Khiemnguyen

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Book Dư luận xã hội (phần cuối)

                                                            
(Nguyễn Bùi Khiêm)
II.5. Các chức năng của luận hội
Dư luận xã hội ra đời, phát triển trở thành một tồn tại xã hội và tác động
đến xã hội. Dư luận xã hội thể hiện vai trò của nó bằng những chức năng nhất
định. Tuỳ vào quan điểm của các nhà khoa học mà họ chú trọng vào các chức
năng nào đó, tuy nhiên, phần nhiều họ thống nhất rằng, dư luận xã hội có
những chức năng cơ bản như sau:
a) Chức năng đánh giá
Như chúng ta đã biết, dư luận xã hội là thái độ của công chúng đối với
những sự kiện hay quá trình xã hội. Khi công chúng bày tỏ thái độ đối với một
vấn đề, đó chính là sự đánh giá của họ đối với vấn đề đó. Sự đánh giá phân biệt
tốt - xấu, đúng – sai, có lợi – không có lợi là không thể thiếu được trong các
đánh giá này, và khi trở thành thái độ của đám đông, thái độ của công chúng thì
đến lượt nó, dư luận xã hội, trở lại, có vai trò đánh giá các sự kiện cụ thể liên
quan.
Chức năng đánh giá của dư luận xã hội rất quan trọng. Khi dư luận xã hội
cho rằng việc làm như thế này là tốt, đúng; việc làm như thế khác là xấu, sai thì
đồng thời nó cũng gây một áp lực xã hội rất lớn đối với các hành vi theo và
không theo các đánh giá của dư luận xã hội ấy. Chức năng này chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố, nhưng theo tôi, người định hướng dư luận và các phương tiện
truyền thông đang và sẽ đóng vai trò quan trọng.
Việc đánh giá của dư luận xã hội có thể "vừa đúng, vừa sai". Như chúng
ta đã chứng minh, dư luận xã hội không mang tính thuần nhất, cũng không đơn
thuần là sự phản ánh sự thật. Nó là tập hợp của các luồng ý kiến, có những
luồng ý kiến đối chọi nhau, phủ định nhau. Các luồng ý kiến ấy thuộc về những
nhóm xã hội có những lợi ích khác nhau, mức độ quan tâm khác nhau về vấn
đề xã hội đang nảy sinh. Mỗi nhóm đều có những cách lý giải riêng của mình
phù hợp với lợi ích của nhóm. Chẳng hạn, ở Mỹ đã từng xảy ra phong trào ủng
hộ và phản đối dự luật cho phép phụ nữ được quyền phá thai. Có hai cuộc biểu
tình cùng đồng thời xảy ra với hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Mỗi
bên đều có lý do riêng của họ và quyết tâm bảo vệ lý do ấy. Còn như trường
hợp chúng ta đã lấy ví dụ về thuế VAT khi mới ra đời ở Việt Nam, có rất nhiều
ý kiến, dư luận xung quanh luật thuế này xuất phát từ những lợi ích khác nhau
của các nhóm. Chính vì vậy, chức năng đánh giá của dư luận xã hội cần phải
được xem xét trong khi nghiên cứu các nhóm xã hội cụ thể, gắn với những bối
cảnh thời gian, không gian cụ thể.
b) Chức năng điều tiết các mối quan hệ hội
Chức năng đánh giá rất cần thiết để tạo cơ sở hình thành nên chức năng
điều tiết các mối quan hệ xã hội. Khi cá nhân trong xã hội cho rằng, những
đánh giá của cộng đồng, của số đông là chính xác hơn những đánh giá của
thiểu số, nhóm nhỏ thì ảnh hưởng của dư luận xã hội sẽ tác động đến hành vi và
các mối quan hệ giữa cá nhân - cá nhân; cá nhân - tập thể;... để điều tiết các
mối quan hệ xã hội.
Cơ sở của sự điều tiết các mối quan hệ xã hội này nằm ở chỗ, dư luận xã
hội khuyến khích những đường hướng suy nghĩ, hành động theo đa số (theo dư
luận xã hội) và cản trở những đường hướng suy nghĩ và hành động khác. Các
mối quan hệ, như vậy, dường như có một cơ sở để từ đó làm theo những
khuyến khích của dư luận xã hội.
Dư luận xã hội được xem là "luật bất thành văn" khi nó tiến hành chức
năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ những giá trị, quyền lợi của số
đông trong cộng đồng. Nhờ đó, dư luận xã hội làm hài hoà mối quan hệ giữa cá
nhân và các nhóm cũng như cá nhân và xã hội, duy trì trật tự xã hội. Nhiều thí
dụ xảy ra cho chúng ta thấy, để thu hút sự quan tâm của xã hội đối với quyền
lợi của nhóm, các nhóm xã hội nhất định đã hình thành nên các hiệp hội, thậm
chí các đảng phái như đảng xanh (cho những người quan tâm bảo vệ môi
trường), đảng của những người thích uống bia. Các hiệp hội, đảng phái này
chính là những tổ chức khuyến khích hình thành nên dư luận xã hội về các vấn
đề mà họ quan tâm khi quyền lợi của họ bị đụng chạm.
Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội của dư luận xã hội sẽ xuất
hiện và phát huy hiệu quả quan trọng khi xã hội có những thay đổi, xáo trộn
ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng. Khi đó, dư luận xã hội thúc đẩy nhanh
những quyết định, hành động của cá nhân phù hợp với xu thế thời đại đó. Cuộc
trưng cầu dân ý về uy tín của tổng thống VenezuelaHugo Chavez năm 2004 là
một ví dụ điển hình về việc ổn định tình hình chính trị thông qua sự đồng thuận
của dư luận xã hội. Sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy đa số người
dân nước này ủng hộ tổng thống, các cuộc biểu tình lập tức chấm dứt và đất
nước nhiều dầu mỏ này lập tức đi vào ổn định sau nhiều tháng mất ổn định về
chính trị – xã hội liên quan đến những chính sách mới của tổng thống Hugo
Chavez.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ khác có liên quan gần gũi hơn với Việt Nam.
Khi cơ chế thị trường mới xuất hiện, tiêu chí làm giàu trở nên quan trọng với
mọi tầng lớp trong xã hội bất chấp nguồn gốc của tài sản có thể xuất phát từ
đâu, tốt hay xấu, và với triết lý "đồng tiền là trên hết". Khi cơ chế thị trường
bước vào vòng quay thực sự của nó, tiêu chí làm giàu hợp pháp được mọi
người đề cao, dư luận xã hội lên án những kẻ làm giàu bất hợp pháp. Khái niệm
doanh nhân được đề cao trong khi khái niệm con buôn ít được người dân đề
cập đến ít nhất là trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
c) Chức năng giáo dục
Khi cá nhân và cộng đồng có thái độ đối với những sự kiện xã hội, quá
trình xã hội là đúng - sai, tốt - xấu thì cũng đồng thời rằng, dư luận xã hội
khuyến khích các cá nhân khác trong cộng đồng hành động và suy nghĩ theo cái
tốt, cái đúng, tránh cái xấu, cái sai. Và những đánh giá, giá trị này được chuyển
giao qua các thế hệ. Đây là một quá trình chuyển giao văn hóa từ thế hệ này
qua thế hệ khác, và quá trình này được tiến hành qua công cụ xã hội hóa .
Những hiểu biết của con người là thông qua những gì họ học được ở xã
hội, ở những người xung quanh. Dư luận xã hội cho cá nhân biết đa số mọi
người đang nghĩ ra sao và hành động như thế nào, và cá nhân đó có thể làm gì
để có thể sống hoà hợp cùng xã hội, bằng cách lên án những hành động sai
trong xã hội.
Dư luận xã hội không phải lúc nào cũng tồn tại. Bản chất của dư luận xã
hội là tồn tại trong những khoảng không gia và thời gian nhất định. Trong
những hoàn cảnh khác, dư luận xã hội tồn tại dưới dạng ngầm ẩn như thành
kiến, định kiến, các giá trị mà cộng đồng coi trọng. Dư luận xã hội xuất hiện
khi có những va chạm cần phải điều chỉnh về lợi ích của nhóm với cá nhân
hoặc với nhóm khác. Mỗi khi dư luận xã hội xuất hiện có nghĩa rằng thực sự
vấn đề đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Khi tồn tại các luồng dư
luận khác nhau đồng nghĩa với việc sẽ có một số luồng dư luật nhất định được
giai cấp cầm quyền (đại diện cho xã hội toàn bộ) ủng hộ, khuyến khích, và
ngược lại một số luồng dư luận khác không được sự ủng hộ, thậm chí bị phản
đối. Như thế, giai cấp cầm quyền sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho những
luồng dư luận phù hợp và cản trở những luồng dư luận khác. Điều này cũng
đúng trong nội bộ từng nhóm, và chính vì điều này, dư luận xã hội có chức
năng giáo dục: những luồng dư luận nhận được sự ủng hộ sẽ lấn át những luồng
dư luật khác, và sẽ trở thành luồng dư luận ưu thắng trong cộng đồng, tất nhiên
các cá nhân sẽ thường theo những luồng dư luận này nhiều hơn. Dư luận xã hội
vì vậy có chức năng giáo dục và định hướng hành vi của các cá nhân trong
cộng đồng trong những trường hợp cụ thể.
Nhờ chức năng giáo dục, việc làm cần thiết của các nhà quản lý xã hội
trong việc vận dụng dư luận xã hội để quản lý xã hội là tạo ra những dư luận xã
hội thuận chiều đối với những chính sách, những biện pháp mà chính phủ thi
hành, từ đó, có thể nhận được sự đồng tình của công chúng.
d) Chức năng vấn - giám sát
Ở sơ đồ 1, chúng ta đã thấy rằng quá trình hình thành dư luận xã hội và
tác động qua lại của dư luận xã hội với giai cấp cầm quyền cũng như truyền
thông là các quá trình hai chiều. Dư luận xã hội có thể bắt đầu từ những nguyên
nhân từ bộ máy chính quyền, hay các vấn đề xã hội, quá trình xã hội có liên
quan đến chính phủ hoặc các nhóm công chúng. Thông qua các khâu trung gian,
dư luận xã hội nhiều hay ít cũng chịu sự chi phối của các yếu tố kiểm duyệt.
Trong các xã hội dân chủ, truyền thông đại chúng (một trong những phương
tiện trung gian) được xem là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp
và tư pháp). Những phương tiện trung gian này truyền tải thông tin từ dư luận
xã hội về các vấn đề, sự kiện xã hội để bày tỏ thái độ của đám đông, điều đó
cũng có nghĩa rằng, nó điều chỉnh thái độ của nhóm thiểu số, giám sát những
đường hướng suy nghĩ và hành động của nhóm thiểu số thông qua phán xét và
đánh giá. Dư luận xã hội có chức năng giám sát các hoạt động của các cơ quan
quyền lực, các tổ chức xã hội để phù hợp với lợi ích của đa số.
Trong những năm Đổi mới, chúng ta có khẩu hiệu: "Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra". Khẩu hiệu này một phần thể hiện rằng, nhân dân (công
chúng) có thể có ý kiến của mình đối với các công việc trong xã hội, giám sát
sự hoạt động của các cơ quan chính phủ.
Ý kiến của đa số người dân (dư luận xã hội) là những nguồn tham khảo
quý giá cho những hoạt động của các cơ quan công quyền và thậm chí là cả các
cá nhân. Các vấn đề xã hội không chỉ được bàn bạc ở giai cấp cầm quyền mà
ngay cả trong các tầng lớp cư dân, các vấn đề ấy cũng được bàn bạc khi nó
động chạm đến quyền lợi của họ. Đối với các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà
xã hội học, nhân học, ý kiến của người dân là quan trọng trong việc hoạch định
các chính sách hay giải quyết các vấn đề có liên quan đến bản thân họ, những
quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Vì thế, các cuộc trưng cầu dân ý là cần thiết cho
việc đưa ra các quyết sách hợp lòng dân.
II.6. Các dạng luận hội
Bàn về các loại, dạng dư luận xã hội, các nhà nghiên cứu có thể dựa vào
nhiều đặc điểm khác nhau của dư luận xã hội như thời điểm hình thành, môi
trường hình thành, nhóm hình thành,... Tuy nhiên, cũng có những cách khác để
phân loại dư luận xã hội. Ở đây, chúng tôi phân loại dư luận xã hội dựa trên
quan điểm sau: dư luận xã hội một mặt là biểu hiện của các thể chế, một mặt dư
luận xã hội chính là một dạng của thể chế. Khi là một biểu hiện của thể chế, dư
luận xã hội thực hiện chức năng của thể chế đó: điều tiết các mối quan hệ trong
phạm vi thể chế (đối với các thể chế chính thức); còn khi là một thể chế (với tư
cách là thể chế phi chính thức), dư luận xã hội đáp ứng một nhu cầu của xã hội:
thể hiện ý kiến, thái độ của công chúng.
Theo nhà xã hội học Mỹ J. Fichter, có sáu thể chế dựa trên sáu loại nhu
cầu:      Nhu cầu tái sinh sản loài (thể chế gia đình); Nhu cầu kinh tế (thể chế
kinh tế); Nhu cầu chính trị (thể chế chính trị); Nhu cầu giáo dục (thể chế giáo
dục); Nhu cầu niềm tin (thể chế tôn giáo); Nhu cầu giải trí tái sáng tạo (thể chế
văn hóa). Xét về một phương diện nhất định, dư luận xã hội phản ánh nhu cầu
của đa số người trong cộng đồng đối với một sự kiện, hiện tượng hay quá trình
xã hội. Theo cách phân loại trên, xét về phương diện xã hội học, chúng ta có
thể sẽ dễ dàng hơn trong việc thao tác, đo đạc dư luận xã hội.
Dựa trên sáu dạng nhu cầu và sáu thể chế trên hình thành nên sáu dạng dư
luận xã hội:
- Dư luận xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình,
- Dư luận xã hội trong lĩnh vực kinh tế,
- Dư luận xã hội trong lĩnh vực chính trị,
- Dư luận xã hội trong lĩnh vực giáo dục,
- Dư luận xã hội trong lĩnh vực tôn giáo,
- Dư luận xã hội trong lĩnh vực giải trí.

II.6.2 luận hội trong lĩnh vực giáo dục
Xã hội hóa là một quá trình kéo dài suốt cả cuộc đời của mỗi cá nhân.
Giáo dục luôn được xem là một phương tiện để các thế hệ trước truyền đạt lại
kinh nghiệm cho các thế hệ sau, vì thế, dư luận xã hội được xem là một công cụ
hướng dẫn những cách đi đúng, hạn chế những cách đi sai trong việc giáo dục
cá nhân, cộng đồng.
Lĩnh vực giáo dục bao trùm cả ở ba môi trường xã hội hóa: gia đình, nhà
trường, xã hội. Tuy nhiên, ở lĩnh vực dư luận xã hội trong giáo dục thường chú
ý nhiều hơn đến khu vực nhà trường. Ở nhà, mỗi gia đình có những cách thức
dạy con cái nhất định, phù hợp với văn hóa, hoàn cảnh của gia đình. Ngoài xã
hội, các nhóm xã hội cũng có cách truyền đạt tri thức khác nhau, và xã hội toàn
bộ cũng cung cấp cho cá nhân những thông tin theo những cách cụ thể ngoài
phương tiện giáo dục qua trường lớp. Đối với khu vực nhà trường, dư luận xã
hội nảy sinh khi quyền lợi được học, được truyền đạt tri thức của họ và những
người thân bị ảnh hưởng ở những khía cạnh nào đó như học phí tăng, cơ sở
trường lớp không đảm bảo, giáo viên thiếu về số lượng và yếu về chất lượng,
đào tạo ra không có việc làm, làm việc không đúng ngành nghề, chính sách đãi
ngộ không thoả đáng, hệ thống khen thưởng trong học hành có vấn đề,...
Các nghiên cứu xã hội học về dư luận xã hội trong lĩnh vực giáo dục luôn
phải xem xét đến những vấn đề trên theo những tương quan về nhóm xã hội.
Các luồng dư luận xã hội của các nhóm khác nhau không nhất thiết giống nhau
do có sự khác biệt về lợi ích. Nếu vấn đề học phí là mối quan tâm hàng đầu của
nhóm nghèo thì vấn đề chất lượng lại là ưu tiên trong những nhóm khá giả hơn;
vấn đề đào tạo ra không có việc làm là mối quan tâm của nhóm sinh viên ngành
này nhưng không phải là mối bận tâm của sinh viên ngành khác;... Dư luận xã
hội về giáo dục ở Việt Nam thường nảy sinh ở những thời điểm có thể đoán
trước được như khai giảng năm học hay các kỳ thi.
II.6.3. luận hội trong lĩnh vực kinh tế
Như tôi đã trình bày ở những phần trước, kinh tế không chỉ là cơ sở hình
thành mà còn là cơ chế hình thành nên dư luận xã hội. Những va chạm về lợi
ích kinh tế giữa các nhóm tạo nên những dư luận xã hội trong lĩnh vực này.
Những điều chỉnh trong lĩnh vực kinh tế, thường do các chính sách mang
lại, là những nguyên nhân dễ gây nên những dư luận khác nhau. Khi tiến hành
các hoạt động kinh tế, mỗi cá nhân, mỗi nhóm có những lợi ích riêng. Chẳng
hạn, những người bán hàng rong cần vỉa hè vì nó thuận tiện cho việc bán hàng
của họ; những người bán hàng trong chợ lại cho rằng như thế làm chậm công
việc kinh doanh của họ. Khi Nhà nước có chính sách cấm bán hàng rong ở vỉa
hè thì những người bán hàng trong chợ đồng tình, những người bán hàng rong
không đồng tình. Hoặc như việc hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam với
giá thành rẻ hơn nhiều lần làm nhiều nhà sản xuất trong nước e ngại, thậm chí
phản đối kịch liệt và bày tỏ thái độ đối với chính phủ về việc bảo hộ hàng trong
nước, trong khi người tiêu dùng hoặc những người buôn bán các loại hàng này
không có thái độ khác, không phản ứng như thế....
II.6.4. luận hội trong lĩnh vực chính trị
Đây là lĩnh vực dễ gây nên những phản ứng từ phía công chúng do nó
động chạm đến hầu hết các lĩnh vực khác. Những quyết định chính trị không
chỉ ảnh hưởng đến các lĩnh vực hoạt động của nó mà còn làm thay đổi đến
nhiều lĩnh vực khác như gia đình, kinh tế, văn hóa... Song ở đây, chúng ta chỉ
xét theo nghĩa hẹp của thuật ngữ chính trị hẹp, theo cách hiểu của Fichter .
Như thế, các cuộc điều tra dư luận về bầu cử chính là một dạng dư luận xã
hội trong lĩnh vực chính trị, cho thấy những chính đảng, cử tri nào được ủng hộ.
Những chính sách về tinh giảm biên chế, về tuổi nghỉ hưu của cán bộ viên
chức, chống tham nhũng trong các cán bộ có chức có quyền... cũng là những ví
dụ cho dư luận xã hội ở lĩnh vực này.
Dư luận xã hội trong lĩnh vực chính trị dựa trên căn bản nền tảng hệ thống
chính trị của mỗi xã hội. Dư luận xã hội trong lĩnh vực này ở Mỹ rất khác so
với ở Việt Nam. Cũng là như vậy nếu xem các nhóm là biến số để xem xét
trong các nghiên cứu xã hội học. Các nhóm xã hội khác nhau trong cùng một
xã hội cũng có những cách bày tỏ thái độ của mình khác nhau đối với các quyết
định, việc thực thi chính sách của chính phủ.
II.6.6. luận hội trong lĩnh vực giải trí
Liên quan đến lĩnh vực giải trí có dư luận xã hội về nó. Do việc thoả mãn
nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người không đơn thuần chỉ là việc của mỗi
cá nhân mà nó có những nền tảng về hệ thống đạo đức, các giá trị văn hóa, xã
hội chi phối. Khi quan niệm thẩm mỹ về cái đẹp của người phụ nữ là sự kín đáo
thì những tác phẩm nghệ thuật, việc theo mốt thời trang đi ngược lại quan niệm
này nhận được sự bình luận của các luồng dư luận khác nhau, và dư luận phản
đối sẽ chiếm ưu thế. Khi quan niệm về bạo lực là không tốt đối với trẻ em thì
những phim, sách tranh truyện dành cho trẻ em có nội dung bạo lực chịu nhiều
sức ép phản đối từ dư luận xã hội. Trong thể thao, nhất là bóng đá, dư luận xã
hội thể hiện rất rõ khi các đội bóng được ưa chuộng có phong độ thấp, khi đó
các cầu thủ đặc biệt là huấn luyện viên chịu sức ép rất lớn từ các phương tiện
truyền thông, các cổ động viên và ban lãnh đạo đội bóng, nhiều người đã phải
chịu từ chức do những áp lực lớn từ các luồng dư luận xã hội này. Vì thế, người
ta không lấy làm lạ là sau mỗi giải đấu có hàng loạt các huấn luyện viên từ
chức hoặc tự nguyện, hoặc do ép buộc.
Dư luận xã hội trong lĩnh vực giải trí ngày càng xuất hiện nhiều, đa dạng.
Tuy nhiên, dư luận xã hội về những vấn đề trong lĩnh vực này nhanh chóng
hình thành, cũng nhanh chóng chấm dứt do chúng dễ nhận được sự thống nhất
trong các luồng dư luận khác nhau và vấn đề cũng không phức tạp như các vấn
đề thuộc về các lĩnh vực khác như chính trị hay kinh tế. (Chúng tôi sẽ trình bày
kỹ hơn vấn đề này ở phần dư luận xã hội ở Việt Nam.)
Các dạng dư luận xã hội không đứng độc lập mà tác động qua lại với nhau,
và đôi khi chồng chéo lên nhau. Các dư luận xã hội về chính trị có tác động
qua lại với các dư luận xã hội về giáo dục hay gia đình. Khi dư luận xã hội đề
cao các giá trị như bình đẳng, dân chủ thì dư luận xã hội cũng đề cao các giá trị
của người phụ nữ trong gia đình,...
Trong xã hội, các nhóm công chúng khác nhau quan tâm đến những dạng
dư luận xã hội khác nhau, hoặc ít ra cũng ở những mức độ không giống nhau.
Đây chính là mối quan tâm trong nghiên cứu về dư luận xã hội./.

Care more, contact please nguyenbuikhiem@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét