Khiemnguyen

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Tản văn về chuyện láo hay không láo

Tại sao người ta hay nói láo? Đơn giản vì người ta không nói được những câu tử tế. Vậy như thế nào là nói những câu tử tế? Đương nhiên đó là những câu dễ nghe, là lời nói vừa tai. Ok. Thế tử tế và thật thà, trung thực khác nhau không? Đương nhiên là không khác nhau rồi, ít nhất là về nội dung của nó, chẳng lẽ lại có cái thứ tử tế mà điêu ngoa sao, đã là tử tế thì phải trung thực, phải phản ánh được cái sự thật trong từng lời nói. Ok, vậy, về hình thức thì sao? Về cơ bản, hình thức cũng ohair tử tế, anh không thể dùng những lời lẽ du côn để tỏ tình với một cô gái đẹp được, cho dù sau lời nói đó là một trái tim đang thổn thức và một bông hồng không gai. Câu  ày có vẻ không xuôi lắm, vì các cụ ngày xưa đã nói rằng "sự thật mất lòng", ý nghĩa lời dạy của các cụ thế nào? Đơn giản là các cụ muốn nói với chúng ta là phải học thêm môn tâm lý học em nhé. Cái gì cũng nói toạc ra thì còn gì là lãng mạn nữa, cho dù đó là sự thật. Ok, lại quay lại vấn đề sự thật. Vậy sự thật là gì, tại sao nói thật lại mất lòng? Sự thật là những cái tồn tại, bao gồm cả hai mặt tốt và xấu. Thói đời, mấy khi người ta nói đến sự thật theo mặt tốt đâu, có thể bóng gió, hàm ý xa xôi, nhưng rõ ràng là chỉ thích xoáy vào mặt hạn chế yếu kém. Vì thế người ta mới giận, mới mất lòng. 
Quay trở lại chuyện láo hay không láo nhé? Láo có phải là một thủ pháp không? Câu này khó để trả lời. Láo là láo chứ thủ pháp thủ phiếc làm gì. Nhưng cũng có hai loại láo, đó là láo tốt và láo vớ vẩn. Láo tốt là láo quá đi thôi. Kiểu như biết rõ ràng em đang muón gì và cứ thế đặt vấn đề rằng anh cũng đang muốn, có làm tới không? Chắc hẳn rằng em sẽ giả vờ đấm anh bùm bụp và trách rằng anh láo quá, láo quá... nhưng bùm bụp chưa xong, láo quá chưa xong thì cái áo có 5 cái cúc đã tuột mất 3 từ bao giò... Đấy là láo tốt, láo thuộc về bản chất, rằng láo cũng có nguyên tắc, láo mà nói láo hoá thành ngoan, vì Mác đã chứng minh phủ định của phủ định thành khẳng định. Anh đúng là vớ vẩn, nhưng cũng thấy có lý đấy. Ok, gọi luôn là láo nhưng mà ngoan đi cho nó vuông em.
Thế còn láo xấu. Láo xấu là ông chẳng ra gì, láo thật, nhưng cứ tỏ ra là ngoan, là nói toàn những chuyện hay chuyện tốt. Sự thật chẳng ra gì, nhưng mà bố mày cứ nói làm như nó đẹp đẽ lắm. Đấy là nói láo vớ vẩn. Nhưng mà nói thật mất lòng... Chuyện mất lòng chỉ dùng khi đề cập đến chuyện kia thôi em nhé, vì đó là phạm trù tình cảm, còn chuyện tồn tại là tồn tại, có thế nào phải nói như thế, ông có bơm vá, tô vẽ thế nào đi nữa người ta cũng biết. Bây giò là thời nào rồi mà vẫn nói chuyện như dỗ trẻ con được... Vậy ngừoi hay nói chuyện láo xấu là ai? Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, là hình thức biểu lộ ra ngoài của tư duy, ông đã nói láo thì hẳn là ông láo rồi, không thể bảo ông ngoan được, nhưng ông đã không ngoan mà lại nói được những lời hay ho, đẹp đẽ thì lại có nghĩa khác. Đó là sự ngộ độc cái xấu, cái độc làm người ta bị ngộ độc, khiến ta không phải là ta nữa, mà cứ tưởng mìn là ai đó, ghê gớm lms, cao siêu lắm. Nhưng nói toạc ra là tôi bắt đầu sợ những kẻ ngộ độc rồi.
Thôi em ạ, láo hay không láo thì có nghia lý gì ở cuộc đời này đâu. Làm cái đi...
Nguyenbuikhiem@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét