Khiemnguyen

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Book Dư luận xã hội (phần 2)

(Nguyễn Bùi Khiêm)
II. Lịch sử phát triển của khái niệm quan niệm về luận hội
Trước thế kỷ 18, dư luận xã hội hầu như ít được nghiên cứu với tư cách là
đối tượng của một ngành khoa học. Tuy rằng vào thế kỷ 18, các ý tưởng về dư
luận xã hội đã xuất hiện trong các tác phẩm triết học hay văn học thời Phục
Hưng, thậm chí trong các tác phẩm của Plato hay Aristotle cũng đã đề cập đến
dư luận xã hội, nhưng khái niệm về dư luận xã hội cũng ít được đề cập tới. Do
vậy ở thời kỳ này, dư luận xã hội và tin đồn, và một vài hình thức lan truyền
thông tin khác, không được các nhà nghiên cứu phân biệt một cách rạch ròi, đã
trở nên khá lẫn lộn, dù rằng dư luận xã hội đóng vai trò tích cực trong quá trình
điều chỉnh hành vi của cộng đồng.
Bắt đầu từ thế kỷ 18, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến khái niệm và
bản chất của dư luận xã hội do sự ra đời của các ngành khoa học mới như chính
trị học, tâm lý học và xã hội học. Tuy nhiên, có rất ít sự nhất trí về bản chất của
dư luận xã hội giữa các nhà khoa học chính trị, xã hội học, và tâm lý học xã hội.
Thuật ngữ này được hiểu một cách rất mơ hồ để chỉ một niềm tin chắc chắn
của một nhóm; chỉ quá trình phát triển của các dư luận; hoặc chỉ những phát
ngôn là kết quả của quá trình suy diễn logic. Người Pháp được xem là người
sáng lập và phổ biến thuật ngữ dư luận xã hội với tác phẩm của Rousseau
L'opinion publique viết vào khoảng năm 1744, trong đó nhấn mạnh sự xem xét
các khía cạnh chính trị của dư luận xã hội hơn là coi dư luận xã hội với tư cách
là một hiện tượng xã hội.
Ở thế kỷ 19, những nhà bình luận (commentators) đã nhấn mạnh đến tính
hợp lý của quá trình dư luận (opinion process). Năm 1828, W. A. Mackinnon
nêu ý tưởng rằng "Dư luận xã hội có thể được coi là dạng tình cảm ở bất cứ chủ
thể nhất định nào. Chúng được quan tâm bởi những người có hiểu biết nhất,
thông minh nhất và có đạo đức nhất trong cộng đồng. Chúng dần dần lan truyền
và được chấp nhận bởi hầu hết mọi người ở các trình độ giáo dục hoặc trong
cảm xúc riêng tư trong một quốc gia văn minh". Sau đó, A. Lawrence Lowell
đã viết, "Một dư luận có thể được xác định như là sự chấp nhận của một trong
hai hay nhiều hơn nữa các quan điểm trái ngược nhau, chúng có thể được chấp
nhận bởi sự chủ tâm hợp lý (rational mind) xem đó như một sự thực" (dẫn theo
Encyclopaedia Britanica).
Yếu tố hợp lý của dư luận xã hội dĩ nhiên là đúng, nhưng có lẽ chưa đầy
đủ để giải thích một cách cặn kẽ về dư luận xã hội. Chính vì thế, các học giả đã
bắt đầu tìm đến những hướng lý giải khác. Sau năm 1900, sự phát triển nhanh
chóng của ngành khoa học tâm lý học xã hội đã nhấn mạnh các nhân tố không
hợp lý (nonrational factors) liên quan đến quá trình dư luận. Hoạt động báo chí
với các kỹ thuật ngày càng tinh vi trong lĩnh vực quảng cáo và tuyên truyền
ngày càng khiến cho các học giả ít tin vào tính hợp lý, khách quan của dư luận
xã hội.
Theo một định nghĩa, những niềm tin tương đối ổn định không nên được
xem xét như là một phần của quá trình dư luận. Một tình trạng đồng ý theo một
tranh luận trong dư luận được xem như là một sự nhất trí. Có một dạng nhất trí
đã được Montesquieu chỉ rõ là "esprit général" (tinh thần chung), Jean - Jacques
Rousseau gọi là volonté générale, và các nhà lý thuyết người Anh gọi là "ý chí
tập thể" ("public will").
Dù có rất nhiều các bàn luận về đối tượng này, nhưng các học giả vẫn
không nhất trí được với nhau về một định nghĩa về dư luận xã hội. Các thành
viên của Hội Khoa học Chính trị Mỹ đã gặp nhau trong một cuộc họp bàn tròn
năm 1925 và đã chia ra làm ba nhóm: 1/ Những người không tin vào việc có
một cái được xem là dư luận xã hội; 2/ Những người chấp nhận sự tồn tại của
nó nhưng nghi ngờ khả năng xác định nó một cách chính xác; và 3/ mỗi người
có thể đưa ra một định nghĩa thao tác cho riêng mình. Tuy nhiên, nhóm cuối
cùng này không thể đồng ý về định nghĩa để được thông qua. Dù rằng, một vài
học giả hiện nay đưa ra câu hỏi về sự tồn tại của một hiện tượng như dư luận xã
hội, thì những khác biệt trong việc xác định nó vẫn dai dẳng cho tới ngày nay.
Những khác biệt này bắt nguồn một phần từ các hướng tiếp cận khác nhau
của các học giả đã tiếp cận nghiên cứu dư luận xã hội, và một phần do hiện
tượng này vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Các nhà khoa học chính trị và
các sử gia thường nhấn mạnh vai trò dư luận xã hội trong quá trình quản lý xã
hội, chú ý đặc biệt tới ảnh hưởng của nó với chính sách của chính phủ, vận
động hành lang. Một số nhà khoa học chính trị đã xem dư luận xã hội như là vật
tương đương với ý nguyện của công chúng. Theo nghĩa này, chỉ có thể có một
dư luận xã hội về một vấn đề tại một thời điểm bất kỳ nào đó, hay nói cách
khác, cần phải nhìn nhận dư luận xã hội trong một toạ độ xã hội nhất định.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học chính trị trở nên ít quan tâm
với việc dư luận xã hội đóng vai trò gì trong một xã hội dân chủ và quan tâm
nhiều hơn tới việc xác minh dư luận xã hội đóng vai trò gì trong thực tế. Qua
nghiên cứu lịch sử của sự hình thành chính sách thì rõ ràng là không một sự
khái quát hoá bao quát nào có thể chỉ ra rằng nó sẽ bao hàm và đúng đối với tất
cả các sự kiện. Vai trò của dư luận xã hội xuất hiện thay đổi từ vấn đề này sang
vấn đề khác, và cách thức nó xác nhận về chính nó cũng khác từ xã hội này
sang xã hội khác. Sự khái quát hóa khoa học nhất có thể đưa ra là, dư luận xã
hội không ảnh hưởng tới chi tiết của phần lớn những chính sách nhưng nó đặt
giới hạn trong đó những nhà hoạch định chính sách phải thực hiện. Qua việc
tham khảo dư luận xã hội, những nhà hoạch định chính sách sẽ tìm kiếm cách
trung hoà ý nguyện của công chúng với những mục tiêu của chính sách, hoặc ít
nhất họ cũng tính đến dư luận xã hội trong những hoạch định chính sách của họ,
từ đó họ cố gắng tránh những quyết định mà họ tin rằng sẽ nhận được sự phản
ứng mạnh từ phía dư luận của đa số. Thêm vào đó, người ta quan sát thấy rằng
mối liên hệ giữa dư luận xã hội và chính sách chung là mang tính hai chiều.
Chính sách ảnh hưởng đến dư luận, và ngược lại, và thường xuyên có ít nhất
một khuynh hướng quan trọng cho công chúng để chấp nhận một quyết định
mỗi khi nó được làm ra. Dư luận xã hội dường như có hiệu quả cụ thể trong
việc ảnh hưởng đến việc làm chính sách ở cấp độ địa phương như khi các viên
chức cảm thấy chính họ bị ép buộc chịu nhường bước trước những áp lực của
số đông về những vấn đề như đường xá tốt hơn, trường học tốt hơn, hoặc nhiều
bệnh viện hơn.
Dư luận xã hội ở cấp độ quốc gia dường như đóng một vai trò hạn chế
hơn - một phần bởi vì đa phần mọi người không thể hiểu rõ được những rắc rối
và phức tạp của những vấn đề mà chính phủ phải giải quyết cũng như do sự
phân cấp quản lý của Nhà nước đã đóng vai trò như những màn hình giữa người
hoạch định chính sách và công chúng.
Các nhà xã hội học lại thường nhấn mạnh hơn tới luận hội như
một sản phẩm của giao tiếp tương tác hội. Theo quan điểm xã hội học,
không thể có dư luận xã hội mà không có giao tiếp giữa các thành viên của
công chúng những người quan tâm đến một vấn đề đã nêu ra. Một số lớn cá
nhân có thể giữ những quan niệm rất giống nhau, nhưng những người này sẽ
không kết hợp làm một dư luận xã hội khi mỗi cá nhân không tham khảo những
ý kiến của người khác. Giao tiếp có thể thực hiện bởi các phương tiện của
truyền thông như báo, đài, truyền hình, Internet, điện thoại… hoặc thông qua
giao tiếp mặt đối mặt. Theo cách khác, con người học cách người khác nghĩ về
một vấn đề được đưa ra như thế nào, và có thể lấy ý kiến của người khác để
đưa ra quyết định cho chính họ.
Các nhà xã hội học cho rằng, có thể có nhiều dư luận xã hội khác biệt, tồn
tại trong một vấn đề được nêu ở cùng một thời điểm. Một bộ phận của dư luận
xã hội có thể là thống trị, và có thể được phản ánh trong chính sách của chính
phủ, nhưng điều này không có nghĩa rằng, các luồng ý kiến khác của dư luận xã
hội không tồn tại. Cách tiếp cận xã hội học cũng xem xét hiện tượng dư luận xã
hội như là sự mở rộng tới các lĩnh vực ít có hoặc không có liên hệ gì với chính
phủ. Như vậy, mẫu thời trang hay những sự việc hiếu kỳ phù hợp với dư luận
xã hội của sinh viên, cũng như vậy là các thái độ của công chúng đối với các
ngôi sao điện ảnh, ca sỹ …
Thực tế cho thấy rằng, những ý kiến (dư luận) thể hiện ở những chỗ công
cộng có thể khác với những ý kiến (dư luận) ở nơi riêng tư, và các nhà nghiên
cứu chỉ ra rằng chỉ có dư luận ở nơi công cộng là góp phần hình thành dư luận
xã hội. Lịch sử cũng chỉ ra rằng, một vài thái độ - thậm chí được rất nhiều
người cùng thừa nhận- không có cơ hội bộc lộ để trở thành một dư luận xã hội
có ảnh hưởng đến chính sách của Nhà nước như đã từng xảy ra ở nước Đức
Quốc xã khi mà một số lớn người có thể chống đối chính phủ, nhưng không
dám thể hiện thái độ của họ, thậm chí là với gia đình và bạn bè của mình. Với
trường hợp như vậy, một dư luận xã hội chống chính phủ không có cơ hội để
phát triển.
Những ý kiến của cá nhân, nếu được thể hiện ở nơi công cộng, có thể trở
thành cơ sở cho các dư luận xã hội. Ví dụ, đến tận những năm 1930, có một
lệnh cấm không thành văn ở Hoa Kỳ cấm ngặt những tranh cãi về bệnh hoa liễu,
mặc dù, rất nhiều cá nhân có những ý kiến riêng về nó. Sau đó, khi bệnh hoa
liễu bắt đầu được truyền thông đại chúng và dư luận xã hội để ý tới, các nhà
nghiên cứu cũng bắt đầu đặt ra câu hỏi về nó, các ý kiến của các cá nhân trước
đây, giờ được thể hiện bởi công chúng, và tình cảm này được sự ủng hộ của các
hoạt động của chính phủ, để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này. Tất
nhiên, không phải cá nhân nào cũng có thể đưa ra ý kiến của họ và ý kiến nào
cũng dễ dàng trở thành cơ sở hình thành cho những dư luận xã hội. Thường thì
những cá nhân có uy tín trong cộng đồng dễ ảnh hưởng đến công chúng để đưa
ra những ý kiến quan trọng trong việc hình thành dư luận xã hội. (Chúng ta sẽ
bàn chi tiết hơn về vấn đề này ở các phần sau.)
Sự phát triển của nghiên cứu dư luận xã hội đi kèm với sự ra đời của kỹ
thuật điều tra thăm dò ý kiến. Một vài chuyên gia điều tra dư luận xã hội đã đưa
ra một định nghĩa qua đó liên hệ trực tiếp dư luận xã hội với các qui trình thăm
dò ý kiến của công chúng. Từ đây dư luận xã hội được xác định như là sự đồng
nhất với những gì con người sẽ phản ứng với một bảng điều tra. Một vài định
nghĩa tương tự khác nhấn mạnh đến kết quả, theo đó, dư luận xã hội là bất cứ
những gì được phát hiện bởi các cuộc thăm dò ý kiến. Định nghĩa này dù được
áp dụng rộng rãi trong thực hành vẫn có sự những nhược điểm nhất định khi nó
đồng nhất rằng dư luận xã hội không tồn tại ở những nơi và những thời điểm
mà ở đó chưa có các cuộc thăm dò ý kiến. Để khắc phục nhược điểm này, một
hướng tiếp cận mang tính ứng dụng và hiện thực hơn được mở ra qua đó cho
rằng rằng dư luận xã hội về bất cứ một vấn đề gì luôn tồn tại nếu nó hiện hữu
thông qua kết quả của các cuộc thăm dò cũng như những suy luận có căn cứ
nhất định.
Đối với những người trực tiếp thao tác và vận dụng dư luận xã hội như các
nhà hoạt động chính trị chuyên và những nhân viên giao tế, họ luôn xem xét
những thay đổi trong dư luận xã hội về những vấn đề liên quan tới họ. Walter
Lippmann , nhà nghiên cứu chính trị học đồng thời là một nhà báo Mỹ, đã quan
sát và nhận thấy rằng, có một khuynh hướng trong các xã hội là loại bỏ sự thần
bí ra khỏi dư luận xã hội, nhưng ông nhận thấy rằng "có những người vận động
dư luận thành thạo, họ hiểu sự thần bí (mystery) một cách rất đầy đủ để tạo nên
đa số ủng hộ trong ngày bầu cử" (dẫn theo Encyclopaedia Britanica).
Nhìn chung, những nhân viên giao tế chủ yếu quan tâm đến những nhóm
công chúng đặc thù để họ làm tốt hơn công việc được giao bằng cách gây ảnh
hưởng đến khách hàng của tổ chức mà họ đại diện như các tổ chức chính phủ,
các nhà cung cấp sản phẩm. Cả những nhà chính trị và những nhân viên giao
tế đều quan tâm tới những yếu tố ảnh hưởng tới dư luận nhờ đó họ có thể thực
hiện tốt hơn công việc của mình và nhận được sự ủng hộ từ phía công chúng.
Để bàn về dư luận xã hội, các nhà nghiên cứu đề cập đến năm vấn đề cơ
bản vẫn còn chưa giải quyết được trong dư luận xã hội hiện đại:
(1) Thiếu năng lực: Các nhà nghiên cứu như Lippmann hay Bryce cho
rằng, dư luận hình thành trên những vấn đề chính trị, những vấn đề chung của xã
hội, những vấn đề đó ít làm các cá nhân cụ thể quan tâm, trừ những người thuộc
tầng lớp trên, trong giới chính trị, những người có đủ tư cách, khả năng bàn về
những vấn đề đó. Báo chí là một phương tiện để tăng năng lực của công chúng
trong việc tham gia vào các hoạt động công cộng và hình thành một dư luận đại
diện cho số đông trong xã hội.
(2) Thiếu các nguồn lực: Giáo dục là một trong những nguồn lực để tạo
nên dư luận xã hội, vì ngoài việc chúng cung cấp cho con người kiến thức và kỹ
năng để có thể tham gia vào việc tiến hành những công việc chung, giáo dục
còn tạo cho con người khả năng đánh giá những kiến thức được các chuyên gia
về những vấn đề chung của xã hội đưa ra. Vấn đề quan trọng là cải tiến phương
pháp và điều kiện của các cuộc thảo luận, bàn bạc và thuyết phục trong quá
trình hình thành dư luận xã hội.









Cung cấp các nguồn lực phù hợp cho công chúng là tạo ra một xã hội dân
chủ, đây là cơ sở để hình thành nên một nền dư luận xã hội thực sự.
(3) Sự chuyên chế của đa số: Dư luận xã hội tạo nên một sự đồng thuận ở
số đông, vì thế, có thể những cá nhân thuộc nhóm thiểu số sẽ bị bỏ mặc và
không được bảo vệ. Tính chuyên chế của đa số có hai mặt: tích cực và tiêu cực.
Một xã hội cộng đồng là biểu hiện cụ thể của đặc điểm này, xã hội cổ
truyền, với sự thắng thế của đa số, qui định chặt chẽ hành vi của cá nhân một
mặt làm ổn định cộng đồng, một mặt cũng làm cho con người mất đi động lực
cá nhân vốn có của họ, mà động lực cá nhân cũng là một trong những động lực
phát triển của cả cộng đồng. (Một trong những vấn đề khác cũng liên quan đến
hạn chế này hiện đang được cả thế giới quan tâm chính là bảo vệ sự đa dạng của
văn hoá, ở đó, các văn hoá thiểu số đang dần bị suy yếu và có nguy cơ mất hẳn
trước sức ép của sự đồng dạng về văn hóa).
(4) Tính nhạy cảm với sự thuyết phục: Dư luận xã hội không chỉ được
xem là sản phẩm của ý kiến chung của cộng đồng mà nó còn một sức ép đối với
cộng đồng theo nghĩa, khi nó đã là một lực lượng, một ý chí được xem là của
xã hội và được coi là mọi người tuân theo thì nó có quyền áp đặt ý chí lên
những tư tưởng không tuân thủ theo ý chí của dư luận xã hội chiếm ưu thế. Một
người định hướng dư luận tốt (hay thao túng để tạo ra một dư luận xã hội theo
được ý tưởng của mình) sẽ thu hút sự tham gia của những người khác một cách
dễ dàng. Đám đông công chúng là đối tượng dễ nhạy cảm với những tác động
từ những nhân vật có ảnh hưởng xã hội, hay những thông tin từ các phương tiện
truyền thông đại chúng đề cập đến những lợi ích liên quan đến họ.
(5) Thống trị bởi tầng lớp ưu : Khi dư luận xã hội được xem là sức
mạnh tập thể thì không đồng nghĩa với việc sự hình thành dư luận xã hội đơn
giản là do tổng cộng các số đông ý kiến mà thành. Một trong những nguyên
nhân quan trọng của việc hình thành dư luận xã hội là vai trò của tầng lớp ưu tú
(elite). Họ là người có vai trò quan trọng trong việc hình thành và vận hành dư
luận xã hội theo những hướng đi cụ thể. Mills (1956) đã xem xã hội Mỹ là sự
phân tầng của ba đẳng cấp: Đầu tiên là một số ít người thuộc nhóm ưu tú quyền
lực; thứ hai là một tập hợp của các thế lực chính trị đối trọng; và thứ ba là số
đông dân chúng không có quyền. Theo ông, dân chúng Mỹ bị các phương tiện
truyền thông đại chúng biến thành một cái chợ, ở đó tiêu thụ những ý tưởng và
những ý kiến hơn là một công chúng tạo ra các ý tưởng, ý kiến đó.
Có lẽ, những quan niệm chung nhất về dư luận xã hội ngày nay xem xét
dư luận xã hội như là tập hợp các ý kiến của các cá nhân, "Công luận là sự
phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan
trọng, được hình thành sau khi có sự tranh luận công khai"           hoặc "những gì mà
các cuộc thăm dò ý kiến cố gắng đo đạc" và "Công luận là kết quả
được cấu thành từ sự phản ứng của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các
câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của các cuộc phỏng vấn". Quan
niệm này đã là một bước tiến cho việc định hình dư luận xã hội, khác với những
gì mà dư luận xã hội được xem xét trước kia với tư cách là hiện tượng vượt ra
khỏi cá nhân và có bản chất tập thể cố hữu hoặc "một sản phẩm mang tính hợp





tác của sự giao tiếp và ảnh hưởng qua lại", nhờ đó dư luận xã hội
không còn mang tính trừu tượng mà có thể đo đạc được hay thao tác được trên
nó.
Các nhà nghiên cứu dư luận xã hội ở Liên Xô (cũ) cũng có những định
nghĩa về dư luận xã hội, trong đó, nhấn mạnh tới sự phán xét, đánh giá chung
của các nhóm xã hội đối với các vấn đề quan tâm: "Dư luận xã hội là tổng thể
các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, sự
nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời) phản ánh ý nghĩa của các thực tế,
quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và
thái độ công khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề
của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của họ" .
Hoặc dư luận xã hội là "sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi
người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội". Như vậy, chúng
ta thấy rằng, các học giả Liên Xô (cũ) cũng cùng quan niệm với các nhà học giả
phương Tây khác, tuy nhiên sự khác biệt nhỏ ở họ là các học giả phương Tây,
đặc biệt là các học giả Mỹ chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh thao tác kỹ thuật
trong nghiên cứu dư luận xã hội.
Còn các học giả Việt Nam định nghĩa: "Dư luận xã hội là một dạng đặc
biệt của ý thức xã hội, được biểu hiện bằng chính kiến cụ thể thuộc một nhóm
đông người hoặc tập thể, tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là cả một cộng đồng (địa
phương, cả nước, khu vực, cộng đồng thế giới...) đối với những vấn đề mà họ
quan tâm”..
Như vậy, trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh đến dư luận xã hội như
một dạng biểu hiện của ý thức xã hội, coi dư luận xã hội là một hiện tượng
thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội nhưng có liên hệ chặt chẽ với hoạt động thực
tiễn của xã hội. Phải có sự quan tâm của số đông người đối với cùng một vấn đề
mới có thể hình thành dư luận xã hội.
Hoặc như: "dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các
vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự. Khái niệm "luồng ý kiến" có những
nội hàm đáng lưu ý: 1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân
giống nhau; 2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau,
thậm chí đối lập nhau; 3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều
ý kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến”.
Trong định nghĩa này, dư luận xã hội được xem là tập hợp các ý kiến của
các cá nhân. Các ý kiến này không thuần nhất thể hiện tính không thuần nhất
trong công chúng của dư luận xã hội. Tác giả nhấn mạnh đến tính đa dạng trong
các luồng ý kiến, đây là đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất của
dư luận xã hội.
Hoặc: "Dư luận xã hội là sự biểu hiện trạng thái ý thức xã hội của một
cộng đồng người nào đó, là sự phán xét, đánh giá của đại đa số trong cộng
đồng người đối với các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có liên quan đến
nhu cầu, lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định”.
Ở đây, dư luận xã hội cũng được tác giả xem là một biểu hiện trạng thái ý
thức xã hội. Sự liên hệ của dư luận xã hội - như là một lĩnh vực thuộc đời sống
tinh thần - với thực tại xã hội. Điểm đáng lưu ý trong định nghĩa này là sự xác


định căn nguyên của dư luận xã hội xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các cá
nhân trong cộng đồng ở một thời điểm nhất định.
Như vậy, gần như tất cả các học giả, bất kể cách mà họ xác định về dư
luận xã hội ra sao, đều đồng ý rằng: phải có một vấn đề; phải có một số lượng
lớn cá nhân thể hiện ý kiến về vấn đề trên; phải có một vài dạng của sự nhất trí
chung trong số ít nhất một vài dư luận về vấn đề trên; và sự nhất trí chung này
phải trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên ảnh hưởng.
Mỗi định nghĩa có một cách lý giải riêng, thích đáng cho cách định nghĩa
ấy, và để dễ thao tác trong nghiên cứu xã hội học, chúng tôi cho rằng: luận
hội một dạng biểu hiện của ý thức hội, phản ánh thái độ phản ứng
của đa số nhân trong hội đối với các hiện tượng, sự kiện hội                   
quá trình hội trong những thời gian không gian hội cụ thể, thể
đo đạc được thông qua kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý.
Trong định nghĩa này, ngoài những định nghĩa về bản chất, nội dung hay
hình thức của dư luận xã hội, chúng tôi muốn khuôn định rằng, ở một thời gian
và không gian cụ thể, thái độ phản ứng của cá nhân đối với các sự kiện, hiện
tượng hay quá trình xã hội của đa số cá nhân trong xã hội mới trở thành dư luận
xã hội. Trong xã hội học, chúng ta có thể biết được dư luận xã hội một cách cụ
thể (cường độ, qui mô,...) thông qua các cuộc điều tra, trưng cầu dân ý. Như vậy,
khái niệm dư luận xã hội được thu hẹp và có tính thao tác hơn để có thể dễ
dàng phân biệt với những định kiến, tin đồn,...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét