Khiemnguyen

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Book Dư luận xã hội (phần 1)

(Nguyễn Bùi Khiêm)
Dư luận xã hội được xem là một tập hợp của các niềm tin, các thái độ, các
quan điểm của cá nhân về một chủ đề cụ thể, mang tính thời sự, được thể hiện
ở đa số trong một cộng đồng. Dư luận xã hội được xem như là một sự điều tiết
các mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, các nhóm với nhau (cả theo chiều
ngược lại). Bất luận cách xem xét dư luận xã hội dưới góc cạnh nào thì dư luận
xã hội đều được đánh giá là có tầm quan trọng đối với mọi hoạt động xã hội,
không chỉ đơn thuần trong chính trị hay văn hóa, mà ngay cả kinh tế, luật pháp
cũng đều chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội, hay ngược lại, những nhân tố này
cũng ảnh hưởng trở lại đối với dư luận xã hội, và đóng vai trò như là những cơ
sở để hình thành nên dư luận xã hội.
1. Công chúng:
Bàn về khái niệm công chúng là mối quan tâm hàng đầu của những nhà
nghiên cứu dư luận xã hội. Để khuôn định khái niệm công chúng, người ta
thường lấy khái niệm đám đông để làm cơ sở. Theo R. E. Park thì đám đông
và công chúng có một sự giống nhau cơ bản: cả hai đều là cách thức để thích
nghi và thay đổi xã hội - các dạng xã hội tạm thời để từ đó hình thành nên
những tổ chức mới. Cả đám đông và công chúng không phải là các nhóm chặt
chẽ nhưng có thể là một trong những giai đoạn mở đầu cho quá trình hình
thành nhóm.
Robert Park cho rằng đám đông được xác định bởi những cảm nhận mang
tính tình cảm, trong khi đó công chúng được xác định bởi sự bàn luận về tính
hợp lý và sự đối lập. Đám đông hình thành để đáp lại những tính cảm được chia
sẻ; dư luận được tổ chức để đáp lại một vấn đề. Tham gia vào một đám đông
chỉ đòi hỏi "khả năng cảm nhận và đồng cảm", trong khi tham gia vào một
nhóm công chúng còn đòi hỏi "khả năng suy nghĩ và tranh luận với người
khác". Hành vi của công chúng có thể được định hướng một phần bởi hướng
tình cảm được chia sẻ, nhưng "khi công chúng không dừng ở việc bình luận thì
nó lại tan rã hoặc bị thay đổi hoàn toàn trong đám đông"
Blumer cho rằng "thuật ngữ công chúng được sử dụng để chỉ một nhóm
người (a) đối mặt với một sự kiện, (b) chia rẽ trong quan điểm của họ về việc
làm thế nào để các quan điểm của họ gặp nhau, và (c) liên quan đến việc bàn
luận về vấn đề ấy". Sự không nhất trí và sự bàn luận xung quanh
một vấn đề cụ thể đem lại sự tồn tại cho công chúng. Một vấn đề gây áp lực lên
mọi người đòi hỏi có những hành động tập thể để phản ứng lại, nhưng họ chuẩn
mực, hay những luật lệ rõ rằng để xác định loại hành động nào nên được thực
hiện. "Công chúng là một dạng nhóm không định hình về kích thức và tư cách
thành viên đối với một vấn đề; thay vì sẵn có hành động quy định, công chúng
liên quan đến một nỗ lực tiến tới một hành động, và do đó bị áp đặt sáng tạo ra
hành động của công chúng".
Như thế, để hiểu một cách đơn giản và có thể ứng dụng để thao tác được
trong nghiên cứu xã hội học, chúng ta có thể xem công chúng là một loại đám
đông - một nhóm người phân tán, có một mối quan tâm chung, liên quan hoặc
tập trung về một dư luận (hay một ý kiến). Công chúng là khối người phân tầng
(cũng như xã hội), sự phân tầng này dựa trên những khác biệt về kinh tế, khả
năng hiểu biết, tôn giáo, tuổi tác,...
Trong xã hội hiện đại, các công chúng hình thành xung quanh rất nhiều
vấn đề khác nhau: các chính sách về đất đai, về giá, về thực phẩm bị ô nhiễm,
về những bộ phim, hôn nhân đồng tính, tham nhũng.... Cho dù, các thành viên
của một công chúng đôi khi được tổ chức - ví dụ, Hội những người hâm mộ câu
lạc bộ bóng đá Manchester United (MU), Thể Công hay một câu lạc bộ nào đó
- thì trong nhiều trường hợp, công chúng không được tổ chức. Do vậy, rất khó
xác định qui mô thành viên của một nhóm công chúng.
Bất chấp thành phần mơ hồ và cấu trúc lỏng lẻo của nó , một công chúng
là có sức mạnh và quan trọng. Công chúng tạo nên những thông tin và liên kết
những thông tin về đối tượng mà họ quan tâm. Sở dĩ câu lạc bộ MU được quan
tâm ngày càng nhiều, và sự phát triển của câu lạc bộ ngày càng lớn kể cả về tài
chính là do những nhóm công chúng ngày càng phát triển của họ. Những kênh
truyền hình cũng nhờ uy tín của câu lạc bộ này mà có thêm được nhiều thu
nhập,...
Bàn đến công chúng của dư luận xã hội, chúng ta có mấy điểm đáng quan
tâm sau:
+ Công chúng của dư luận xã hội là những nhóm người có sự quan tâm
đến những vấn đề nhất định. Các nhóm này rất đa dạng và là đối tượng đáng
quan tâm khi nghiên cứu xã hội học về dư luận xã hội theo những khía cạnh sau:
những nhóm công chúng nào quan tâm đến vấn đề gì? nguyên nhân xã hội của
các mối quan tâm đó?
+ Họ chia sẻ quan điểm về các vấn đề mà họ cùng quan tâm trên nhiều cơ
sở trong đó yếu tố lợi ích được xem là cơ sở quan trọng nhất.
+ Thái độ của công chúng đối với một vấn đề không thuần nhất. Các quan
điểm của họ có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau. Dư luận xã hội được hình
thành trên cơ sở của sự trao đổi, tranh luận giữa các luồng tư tưởng trong công
chúng về các vấn đề xã hội cụ thể.
2. Thái độ:
Dư luận xã hội ở một khía cạnh nào đó được xem là tập hợp các thái độ
đối với một hiện tượng nhất định. Đứng ở cách xem xét này, thái độ có một vai
trò quan trọng trong việc tìm hiểu về bản chất của dư luận xã hội.
"Thái độ là tâm thế chi phối cách hành động của chủ thể trước các đối
tượng. Trước đó chủ thể đã qua nhiều trải nghiệm về các đồ vật và người khác.
Những trải nghiệm cũng để lại nhiều dấu vết tạo nên thái độ có thể xem như là
một tư thế chuẩn bị hành động tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, có thái độ yêu kính
bố mẹ hay sợ bóng tối, có thái độ bảo thủ hay tiến bộ. Đây không phải là tâm
trạng xuất hiện trong một tình huống mà là một tâm thế vững bền khiến cho
chủ thể có thiện cảm với một đối tượng do hiểu biết hoặc do trải nghiệm. Có ba
yếu tố hợp thành thái độ: Yếu tố tình cảm, yếu tố nhận thứcyếu tố hành vi.
Tình cảm là yếu tố mạnh nhất chi phối yêu hay ghét”.
"Nếu ứng xử là do thái độ chi phối, cũng không phải chi phối một cách
đơn giản: mối liên hệ không mang tính máy móc thường lại dễ lạc điệu với
nhau. Nhà trường, những cơ sở tôn giáo, các phương tiện truyền thông đều tìm
cách thay đổi thái độ với hy vọng là điều khiển hành vi, nhưng không phải kết
quả lúc nào cũng thoả mãn. Không phải một người được thuyết phục về tác hại
của thuốc lá hay rượu là nhất thiết bỏ hút hay hết nghiện rượu... Hẳn rằng thái
độ chi phối hành vi nhưng không phải là nhân tố độc nhất. Hành vi còn do
những hoàn cảnh thời gian, không gian, sự có mặt của người này người khác
chi phối. Theo Myers , thái độ chỉ chi phối hành vi trong điều kiện:
* Tác động những yếu tố khác không đáng kể.
* Thái độ đặc trưng gắn liền với một hành vi nhất định.
* Chủ thể có ý thức về thái độ của mình lúc hành động.
Con người không nhất thiết bị những trải nghiệm trong quá khứ ràng buộc
và mặc dù những thái độ được hình thành biểu lộ bản chất và chi phối ứng xử
nhưng không hoàn toàn làm mất tính tự do trong hành động đứng trước một
tình huống nhất định.
Thái độ xuất phát chủ yếu từ những thông tin nhận được về các đối tượng;
có thể là thông tin trực tiếp phát ra từ đối tượng, cũng có thể là gián tiếp do
người khác cung cấp cho. Sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng mang lại thông tin
phong phú hơn và cho phép cảm nhận đối tượng về nhiều mặt".
Cá nhân có thể có thái độ, ý kiến về nhiều vấn đề khác nhau, song để trở
thành dư luận xã hội, thì đó là những thái độ đối với những mối quan tâm
chung. Điều này phân biệt với những thái độ, ý kiến mang tính riêng tư cá nhân.
Các thái độ về một vấn đề được tạo ra bởi một công chúng được gọi là dư luận
xã hội. Không giống như tin đồn , dư luận xã hội được dựa trên - một cách
chắc chắn hơn - những thông tin đáng tin cậy từ một nguồn văn bản. Dư luận
xã hội cũng không thoảng qua hay tạm thời như tin đồn. Bất cứ trong chính trị,
giải trí hay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dư luận xã hội đều có thể có ảnh
hưởng lớn và lâu dài.
3. Tin đồn:
Tin đồn là một hiện tượng tâm lý xã hội giống với dư luận xã hội ở hình
thức thể hiện, nhưng khác về bản chất.
"Về hình thức thể hiện, tin đồn và dư luận xã hội có một số điểm giống
nhau:
- Đều là những kết cấu tinh thần, tâm lý đặc trưng cho những nhóm xã hội
nhất định. Trongcấu trúc của chúng đều có cả thành phần trí tuệ lẫn cảm xúc và
ý chí. Tuy nhiên, trong tin đồn yếu tố cảm xúc nổi lên hàng đầu, yếu tố lý trí ít.
- Cả hai dường như có chung nguồn gốc. Từ một sự việc, sự kiện ban đầu
có liên quan đến lợi ích, cảm xúc của một số người, được tổ chức lại theo
những quy luật tâm lý xã hội nhất định. Các yếu tố như nhu cầu, lợi ích của cá
nhân, nhóm xã hội, giai cấp đều chi phối rất mạnh quá trình hình thành dư luận
xã hội và tin đồn.
- Đều lan truyền nhanh và dễ biến dạng. Trên thực tế có một số tin đồn
được chuyển thành dư luận xã hội, nếu như tin đồn đó là những sự kiện có thật
và đụng chạm đến lợi ích, hoặc sự quan tâm của nhiều người".
Như vậy, dư luận xã hội dễ bị nhầm lẫn với tin đồn. Tuy vậy, chúng có
những sự khác nhau rất cơ bản, như trên đã nói .
"Tin đồn là một lời truyền miệng không chắc chắn trong một trường hợp
lo âu hay nguy biến. Tin đồn phát khởi trong những trường hợp không có tổ
chức khi người ta cần đến tin tức, nhưng không có đường lối đáng tin cậy...
Vì tin đồn rất dễ bị tình cảm ảnh hưởng, nên chúng được lan tràn một cách
mau chóng; chúng lại hay xuyên tạc và sai vì nhận thức hẹp hòi trong trường
hợp đầy tình cảm. Nó trở nên sai lạc nhiều hơn vì truyền khẩu dễ bị sai lầm.
Ngay cả khi thiếu sót những yếu tố tình cảm, những tin tức thật sự càng ngày
càng trở nên ngắn và giản dị hơn, khi được truyền từ người này qua người khác
với những chi tiết bị xuyên tạc theo khuynh hướng cá nhân và văn hóa.
Dù trong bất kỳ trường hợp nào, sự thực hay sai lầm của tin đồn cũng
không quan hệ vì người ta nghe và tin câu chuyện không phải vì câu chuyện đó
thực hay có thể chứng minh là thực, nhưng vì câu chuyện làm thoả mãn nhu
cầu của người kể chuyện và của người nghe và làm cho họ trở thành người kể
chuyện. Đôi khi muốn đạt được địa vị đối với người nghe nên câu chuyện bị
xuyên tạc theo cách thức làm vui lòng người ấy. Câu chuyện có thể đại diện cho
sự suy nghĩ viển vông... hay là lối thoát cho sự căm hờn... Thường thường mục
đích không phải là truyền bá tin tức nhưng muốn truyền cho người nghe một
thái độ tình cảm tương tự đối với tin tức mà người kể đã có.
Tin đồn vừa đóng góp vào sự truyền cảm và vừa là sản phẩm của nó:
1. Tin đồn gây không khí căng thẳng và khủng hoảng. Bằng phương tiện
tin đồn người ta có thể truyền bá sự xúc động từ người này đến người khác, từ
địa phương này đến địa phương khác...
2. Sự truyền cảm thâu hẹp phạm vi nhận thức và làm giảm bớt khả năng
phê phán. Trong thời kỳ khủng hoảng, sự nhận thức luôn luôn đã chọn lọc lại
cần phải được chọn lọc hơn... Vào những lúc khủng hoảng hay nguy cấp, mặc
dầu tin tức là điều hết sức quan trọng, nhưng thường lại không có. Trong sự

nguy biến như lụt lội hay xâm lược, nguồn gốc truyền tin chính thức lại bị tản
mát; trong những giai đoạn căng thẳng xã hội, người ta không thể tin vào nguồn
gốc truyền tin chính thức, do đó chúng mất hết uy tín. Trong những trường hợp
như thế, tin đồn tung ra để thay thế cho một sự hiểu biết vững chắc”.
Ngoài ra, nhà tâm lý học Mỹ P. Allport có công thức: Cường độ tin đồn =
tính hấp dẫn + tính không xác định. "Công thức này cho ta hiểu cơ chế biến đổi
của tin đồn. Muốn hướng dẫn hay cải chính tin đồn cần làm mất tính hấp dẫn và
tính không xác định của nó bằng cách đưa tin đầy đủ, công khai và có định
hướng về sự việc, sự kiện".
một vấn đề khi họ là thành viên của cùng một nhóm xã hội" hay Child (1965)
mô tả một dư luận là "sự thể hiện thái độ bằng lời". Song hai khái
niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Theo Vicent Price, dư luận và
thái độ khác nhau ở chỗ:
Thứ nhất, theo nghĩa của từ thì dư luận và thái độ khác nhau ở ba điểm:
một là dư luận thường được xem là có thể quan sát được, những phản ứng bằng
lời với một vấn đề hai một câu hỏi, trong khi đó một thái độ là một khuynh
hướng tâm lý, mang tính che dấu; thứ hai, dù cả thái độ và dư luận đều ngụ ý
chấp nhận hay không chấp nhận về điều gì thì thuật ngữ thái độ nhấn mạnh
nhiều đến yếu tố ảnh hưởng (như thích hoặc không thích) trong khi dư luận
nặng về sự nhận thức vấn đề nhiều hơn (như quyết định ủng hộ hay phản đối
chính sách nào đó...); thứ ba, và quan trọng nhất, một thái độ được nhận thức
theo truyền thống là phổ biến, kéo dài đối với những hệ vấn đề xác định trong
khi đó một dư luận được xem là mang tính tình huống nhiều hơn, như liên quan
đến một vấn đề cụ thể trong một bối cảnh cụ thể.
Theo một số các học giả khác, dư luận và thái độ còn được phân biệt ở
góc độ sau:
Dư luận như là những thể hiện: dư luận biểu hiện những chỉ báo về
những thái độ không thể quan sát được.
Dư luận mang tính cân nhắc: dư luận được thông qua bàn luận, và là
những phán xét trong khi đó thái độ chỉ thuần tuý thể hiện việc thích hay không
thích.
Dư luận như là những chấp thuận của những thái độ đối với những vấn đề cụ
thể: xem thái độ là nguyên liệu hình thành nên dư luận.

Care more, contact please nguyenbuikhiem@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét