Khiemnguyen

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Hẳn không phải ai xỏ



Đọc lại báo xưa, lúc mà lý luận và những chuẩn mực về hoạt động báo chí nói chung, hoạt động nghiệp vụ báo chí nói riêng chưa thành văn, chúng tôi nhận thấy, các bậc tiền bối đã có những nhận định rất chuẩn mực về nghề, nhất là về đạo đức nghề nghiệp báo chí. Xét thấy những nội dung này vẫn còn nguyên giá trị, từ hôm nay chúng tôi xin lần lượt đăng tải những tác phẩm này, hầu các bạn ngâm cứu và suy nghĩ.
__
Dân quê ghét nhau, họ thường đem cơm rượu hoặc nhựa thuốc phiện chôn vào ruộng hay hồ nhà nhau, rồi mình tự đi báo nhà Đoan về bắt, để làm cho kẻ thù của mình phải tội phải tù. Những chuyện đó vô phúc đến tai nhà báo nào, lệ thường các ông chủ bút, trợ bút hay phóng viên của nhà báo ấy ít nhất cũng phải lên mặt đạo đức mắng cho họ một câu: “Cách báo thù đê mạt”. Nếu lại gặp lúc không có đầu đề thì chưa biết chừng, chuyện đê mạt ấy có khi kéo ra đến mấy cột.
Đáng lắm! Báo thù cách ấy chẳng đê mạt thì sang trọng với ai!
Tưởng rằng chi có những tụi vô lại ở thôn quê vì ít đạo đức mới có sự đê mạt ấy. Chẳng ngờ bây giờ trong đám làng báo là các đám mà hơi đạo đức phun ra phè phè cũng có kẻ làm chuyện như chúng.
Không phải ông báo nọ đem thuốc phiện lậu rượu lậu bỏ vào nhà ông báo kia. Họ phun nhau bằng phép bí truyền của họ.
Cái chuyến ga Văn Điển đổ nồi súp de xẩy ra cho Hà thành Ngọ báo cách đây chưa lâu, chắc ai cũng nhớ.
Nồi xup de ở ga Văn Điển không đổ, vì sao mà Ngọ báo lại nói là đổ?
Cứ lời báo ấy đã đăng thì trong lúc báo sắp lên khuôn, có người đến báo cho biết việc ấy. Hắn nói rõ rằng: chết mất sáu người, nồi xúp de bẹp, chỗ đất lõm xuống hàng thước.
Ngỡ là cánh hẩu báo tin cho mình, ông Bùi Xuân Học cứ y nguyên văn của miệng hắn mà đưa lên báo.
Không ngờ hắn xỏ, làm cho Bùi tiên sinh phải cải chính một mẻ nên thân. Giả sử báo nói câu nào, quỉ thần cứ bôi vôi mà ghi câu ấy, và không cho đổi, thì có khi tiên sinh họ Bùi cũng đau đớn về cái miệng đó ch chẳng chơi.
Miếng đó ai bầy?
Kẻ xỏ ông Bùi Xuân Học là ai?
Ấy là một bạn đồng nghiệp của họ Bùi.
Người ta đồn rằng, họ Bùi đối với bạn đồng nghiệp ấy, ngày xưa có thù riêng, ngày nay là k đối thủ trong cuộc cạnh tranh của hắn. Vì vậy, hắn mới nhận mật phái một người tâm phúc xỏ chơi cho đã hờn. Độc thay, cái thế của hắn. Kén chi những hạng đem thuốc phiện, rượu lậu mà vu cho người! Tuy rằng nhờ được Trời Phật chứng quả cái đức hiền lành, ông Bùi Xuân Học không vì việc đó mà bị tù tội như kẻ bị vu rượu lậu, biết bao giờ độc giả quên cho thuốc phiện lậu, nhưng cái tiếng làm báo mắc lậu.
Trời đất thật khéo quay cái vòng tuần hoàn, việc gì cũng xoay hết chỗ này, các ngài chuyển luôn sang chỗ khác. Chuyện hoang báo của Hà thành Ngọ báo chưa in, tiếp luôn chuyện hoang báo của báo Đông Pháp.
“Trúng số vạn là một viên chức sở pháo binh Đáp Cầu”. Đó là cái tin của báo Đông Pháp mới đăng ngày 20 Juliet, dưới đầu đề ấy tờ báo vẫn khoe mình “tin tức xác thực”. Đó còn cho độc giả biết tên người trúng số ấy là Nguyễn Văn Hòa, 43 có tuổi, 6 con.
Trúng số một vạn, không phải chuyện chơi mà nói liều, huống chi nhà báo lại biết được cả sáu con của người trúng số, thì ai không tưởng là thật! Chú Tiều phu Dân báo đương khuyên ông Hoàng Hữu Huy sang tận Đáp Cầu phỏng vẫn bà Nguyễn Văn Hòa, xem bà ấy sắp có cữ tháng nào hay không, rồi báo cho độc giả biết nốt, ai ngờ số báo Đông Pháp ngày 26 Juillet các ông lại bảo ông Nguyễn Văn Hòa trông lầm té ra số một vạn ai trúng không biết chỉ biết không phải ông Nguyễn Văn Hòa.
Phải chi có ông Hòa trông lầm, chứ báo Đông Pháp không lầm vì cái lầm của ông Hòa mà báo Đông pháp mới lộn một tý đó thôi.
Không biết sau khi đọc 2 tin ấy, sáu con ông Hòa nó nói thế nào? Chắc rồi đây báo Đông Pháp còn sang đó điều tra để đăng lên báo cho quốc dân rõ.
Nếu có thể bắc cân mà cân, thì cái lầm của Đông Pháp cũng gần bằng cái lầm của Ngọ báo đây, khác một điều là Ngọ báo, bị có người xỏ, ch Đông Pháp hẳn không ai xỏ.
Mà ai xỏ được Đông Pháp
Phó Chi Thực nghiệp Dân báo, số 110, 1933

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét