Báo Tiếng dân ra ngày 3
Aoũt trong mục chuyện đời, cụ Chuông Mai có cho độc giả hay rằng mình có người
bạn “hóa học” biết phân chất văn chương.
Theo lời
cụ Chuông Mai thuật lại thì văn chương các báo ngày nay, Hóa học tiên sinh có
thể phân ra nhiều chất: hèm rượu Tây, bả mía tàu, son phấn của chị em xóm Bình
khang, nước lã, cơm khô, thỉnh thoảng có bài dính chút đinh huyết lương tâm rơi
vào, nhưng hiếm lắm, mà nhiều nhất là sức mạnh của men hơi đồng...
Tinh vi
vậy thay cái khoa học của tiên sinh ấy.
Tôi xin
giở bã mía tàu mà nói thêm rằng cái tài phân chất của tiên sinh này, nếu được
kỷ thuật bằng lời văn đậm đà chút nữa thì không thua gì cái mũi ngửi văn của
anh mù trong sách Tiếu lâm Quảng ký.
Chuyện kỳ
lắm! Anh mù đó chỉ mù mắt mà mũi thì thính hơn người, vô luận sách gì, hễ cho
hắn ngửi qua là hắn nói được tên sách. Có thầy đồ nọ đưa hắn ngửi cuốn Tây
sương ký, hỏi sao biết, hắn bảo có mùi phấn sáp, thầy đồ lại đưa hắn ngửi
cuốn Tam quốc chí, hỏi sao hắn biết, hắn bảo có mùi binh đao, rồi thầy
đồ lại đưa hắn ngửi tập Văn minh, thì hắn nối liền là kiệt tác của ngài, hỏi
sao biết, hắn bảo cố mùi thum thủm.
Nghề mà
đến vậy, thần lắm thay! Tưởng rằng chỉ ở tiếu lâm mới có chuyện ấy, ai ngờ ông quí
hữu của cụ Chuông Mai, cũng có cái tuyệt kỹ đó, khiến cho Chuông Mai lão tiên
sinh viết nên bài văn có ý xa xa thật là chuyện đáng mừng cho xã
hội quốc gia.
Ông hóa
học nói đúng. Văn chương các báo ngày nay quả có pha lộn những men rượu Tây, bã
mía Tàu, son phấn xóm Bình khang, nước lã, cơm khô, hơi đồng thật đó. Nhưng
làng báo tức là một xã hội nhỏ, xã hội còn có men rượu Tây, bã mía Tàu, son
phấn có thể Bình khang... thì làng báo cũng phải có những thứ đó, có lạ gì.
Tôi không
phải kẻ biết hóa học, nhất là không phải kẻ đã sành nghề phân chất văn chương
nhưng theo cái mũi của tôi, thì những chất văn chương mà ông hóa học kia đã
phân ra đó, còn thiếu một chất trọng yếu hơn hết.
Cái chất
đạo đức.
Trong lúc
quốc gia vô sự, nghĩa là cái lúc làng báo khủng hoảng đầu đề, hoặc có đầu đề mà
bộ óc ký giả khủng hoảng về tài liệu, thì ôi thôi, cái hơi đạo đức ở đâu, nó
đưa lên báo thật nồng nàn.
Đạo làm
người phải sao, nghĩa vụ làm dân phải sao, những cách làm cha, làm mẹ, làm
chồng, làm vợ, làm con nên như thế nào, trên báo giảng còn kỹ hơn cụ Khổng thầy
Mạnh hay ông Ấm Băng nhiều lắm.
Xã hội có
phúc mới có lắm người đạo đức, nhưng khổ thay đọc báo mà được ngửi nhiều đạo
đức như thế thực cũng là cái mũi vô duyên.
Phải
chăng cụ Chuông Mai?
Phó Chi Thực nghiệp Dân báo,
ngày 9/8/1933
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét