|
Huỳnh Văn Tòng
(Lịch sử báo chí Việt Nam 1973)
|
Từ khi thành
hình, nói chung thì báo chí ở Bắc kỳ phát triển không ngừng về phương diện hành văn. Về kỹ thuật trình bày, sắp xếp bài vở, phải đợi tới năm 1926, 1927, khi hai nhà báo Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn từ Pháp du học trở về. Hai nhà
báo này đã tập hợp với một số ký giả khác như Tạ
Đình Bích, Phùng Bảo
Thạch, Tam Lang Vũ Đình Chí để cùng nhau quyết định một cải cách quan
trọng trong nghề báo.
1. HÀ
THÀNH NGỌ BÁO
Ra mắt năm 1927,
chủ nhiệm là Bùi Xuân Học, hai nhà báo Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn phối hợp nhau để điều
khiển tờ
báo, nhờ vậy Hà Thành Ngọ Báo
đánh dấu một
bước tiến mới, so với các
báo đã ra
mắt từ trước. Đỗ Văn đem tài năng ra thi thố, nhờ đó mà cách
trình bày sáng sủa, không kém như báo bên Pháp. Hoàng Tích Chu dùng lối hành
văn mới, gọn gàng và sáng
sủa, khác hẳn lối văn còn
mang nặng dấu vết
biền ngẫu, hoặc chứa đựng nhiều chữ Nho, nhiều điển cố Trung hoa. Bấy lâu, các
báo
thường đăng bài
xã luận ở phía trang nhứt, hai cột bề ngang, với Hoàng Tích
Chu, bài xã luận được rút gọn, sắc bén hơn. Trước kia, tin tức
thường đăng ở trang
trong, nay thì xem ra trang
nhứt để lảm nổi bật tánh
cách thời sự sốt dẻo của tờ báo.
Quả thật là Hoàng Tích Chu đã thực
hiện một cuộc cách mạng trong làng báo Việt Nam. Nhưng lúc ban đầu, độc gỉa chưa quen với lối hành văn vắn
tắt, gãy gọn.
Độc giả chê là “quá vắn tắt”, “viết văn lai Tây” và tác giả bị xem
là kẻ lập dị, khôi hài. Hậu
quà tai hại là
báo bán không chạy, chủ báo đành mời hai nhà báo quá tân tiến này
nghỉ việc.
2. ĐÔNG TÂY
Hai tay khuấy
động là Hoàng Tỉch Chu và Đỗ Văn không chịu thua, cứ cương
quyết theo con đường đã vạch sẵn, họ đứng ra sáng lập một tờ báo riêng,
lấy tên là Đông Tây vào năm
1929. Từ đó làng báo Việt bước vào một giai đoạn mời, tiến những bước dài.
Công trinh của
Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn đáng được đề cao và tuyên duơng. Sau
đây là ý kiến
cùa nhà văn Thiếu Sơn[1]:
“Cách đây 20 năm, hai thanh niên Việt Nam,
người thứ nhứt sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, người thứ nhì đã là kỳ giả, đã cương quyết bỏ trường học và bỏ nghề để qua Pháp mà học hỏi thêm về cách làm báo của Tây phương. Ký giả Hoàng Tích Chu lo trau dồi nghề nghiệp[2], Đỗ Văn thì
nghiên cứu kỹ thuật ấn loát.
“Lúc lưu trú bên Pháp, hàng
tháng họ nhận được một số tiền trợ cấp của người bạn thân là Lê Hữu Phúc, giáo sư Trung học Albert Sarraut. Học
xong, họ trở về nước, tới
lượt giáo sư Lê Hữu Phúc qua Pháp học thêm về Văn
chương và Triết ở Trường Đại
học Văn khoa Aix en Provence.
“Hoàng Tích Chu
và Đỗ Văn chờ đợi khi Lê Hữu Phúc về thì “bộ ba” sẽ lập ra một tờ báo với sự phản
công rõ rệt: Hoàng Tich Chu làm
quản lý, Lê Hữu Phúc lo về tòa soạn và Đỗ Văn
lo việc nhà in.
“Kế hoạch khá đẹp và thực tế ấy bị gãy vì khi học
thành tài, giáo sư Lê Hữu Phúc mất ở bên Pháp.
Bởi vậy, ở trang nhứt của số ra mắt (tờ Đông
Pháp) Hoàng Tich Chu và Đỗ Văn đă viết một bài ai điếu, khóc người bạn đồng chí.
Mặc dầu bước đầu quá thảm đạm nhưng khi
lần lượt ra
mẳt, tờ Đông Tây quả là một thành công rực rỡ, cảm tình nồng hậu mà độc
giả dành cho Hoàng Tích Chu
là phần thưởng lớn
lao, xứng đáng
nhứt vì chinh ông là người có sáng kiến cho ra tờ
Đông Tây, đem lại sự cải cách sâu rộng trong làng báo Bắc Kỳ. Về nội dung thì
chưa có gì tích cực, nhưng về hình thửc (cách hành văn, cách trình bày bàỉ vở) thì gần như là một
cuộc “cách mạng thay
cũ đổi mới”.
“Cách viết bài
cùa Hoàng Tích Chu mô phỏng theo lối hành
văn của người Pháp, lúc ban đầu, độc
giả xem đó là lố lăng,
không thich hợp nhưng lần hồi, họ
làm quen được và xem đó là lối viết thích hợp trên báo chi, nhiều người lại bắt chước Hoàng Tich Chu, Trần Tấn Thọ,
chủ tờ Tân Thiếu
Niên, từ Bắc kỳ vào Saigon năm ngoái
đã thú nhận với chúng tôi
rằng lúc ban đầu ông ta chống lại lối
hành văn ấy nhưng lại chịu ảnh hưởng của nó, lúc nào không hay[3].
3. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TỜ ĐỒNG TÂY
Đông Tây ra số 1 ngày 15/11/1929, ba ký
giả Tạ Đình Bích,
Phùng Bảo Thạch, Tam Lang có mặt, lại còn sự hợp tác thi sĩ tài hoa và yêu nước: Á Nam Trần Tuấn Khải. Đỗ Văn
chăm sóc phần
trình bày, phần ấn loát trong khi một
số khá đông họa sĩ có chân tài hợp tác với nhau
góp ý về phần kỹ thuật và lo việc minh họa.
Lúc đầu, Đông Tây ra
mỗi tuần một số, trở thành bán tuần san, rồi nhựt báo. Lãng Nhân Phùng Tất Đắc
làm chủ bút với sự
hợp tác của Tế Xuyên và
Vũ Bằng, một
luồng sinh khí mới thổi qua
làng báo Việt Nam, Đỗ
Văn áp dụng kỹ thuật trình bày của báo Tây phưong một cách linh động vào hoàn
cảnh và phương tiện của Việt
Nam. Ở trang nhứt, độc giả
thấy vui mắt với tranh
ảnh, những nét minh họa vẽ phác. Danh từ Việt Hán ít khi dùng tới, nhờ đó mà
câu văn trở nên đại chúng, rõ nghĩa. Nhiều vấn đề thiết thực của đời sống thường nhựt
được đề cập tới.
“Nghê làm báo ở xứ ta cho đến ngày nay vẫn chưa phải là một nghề, theo nghĩa đúng của nó vì ở xứ ta chưa có trường dạy về Báo chí.
Chúng ta xem đó là trò tiêu khiển về tinh
thần, ký giả chỉ là những
người lãnh lương,
tức là những người làm
công, vì vậy ký giả làm việc miễn cưỡng.
Trong một bài
khác nhan
đề: “Tại sao báo chí của
chúng ta không đề cập tới những chuyện quốc sự”[5],
Hoàng Tích Chu viết:
“Người chịu trách nhiệm lớn là các ông nhà báo. Khi lập tờ báo,
ông chủ chỉ chú ý tới vấn đề tiền bạc, thay vì chý ý tới bộ
biên tập. Chủ báo quan niệm rằng ký giả là người làm công, ngày hai buổi đến tòa
soạn đề viểt xã luận, dịch tin tức để trám cho đầy cột
báo.
“Những người làm
công nói trên tìm ở đâu
ra? Đa số là những nho sĩ nghèo và dốt,
những người kiến thức nông cạn nhưng muốn lòe thiên hạ với những câu văn hoa bóng bẩy. Những
người này chỉ biết viết bài xã luận mà thôi. Người
chủ báo, tuy ở trong nghề nhưng
chưa biết tờ nhựt báo có vai trò gì. Nhựt báo đối
với họ chỉ là những bài xã
thuyết cộng với vài tin tức lượm lặt ở sở Cảnh sát hoặc dịch từ báo Pháp, vì không hiểu rằng là nhựt báo phải đề cập đến
những vấn đề thời
sự: tín tức trong và ngoài
nước... cho nên những người chủ trương chỉ chú ý đến các bài xã luận về luân lý, kinh tế, triết học
và tưởng như vậy là đủ rồi.
“Có người xem việc lập một tờ báo
như mở một tiệm tạp hỏa. Chủ báo ít vốn
nên không dám chịu tốn tiền để mua hoặc tìm tin tức. Họ cho trám vào mấy cột
báo bất cứ tin tức nào bắt gặp trong báo Tàu hay báo Pháp.
Lối hành văn của
thể văn viết báo được
Hoàng Tích Chu cải cách
lại, và công lao về cải
cách hình thức tờ báo là của Đỗ Văn, ông
này mặc dầu
tích cực góp công lao cho nền báo chí ở Bắc kỳ nhưng ít
được ai biết đến. Nhờ ông
hình thức tờ báo trở nên hấp dẫn, tươi đẹp
hơn đối với độc
giả. Đây là
một chiến sỉ của
làng báo vì ông
Đỗ Văn đã bỏ trường Cao đẳng Sư phạm, qua Pháp học nghề nhà in thay vì tiếp
tục học để trở thành giáo sư.
Công lao của
Hoàng Tích Chu và Đỗ Văn đáng được ghi bằng nét vàng son trong lịch sử báo chí nước ta: hai chiến
sĩ trẻ, táo bạo.
[2] Trong bài “Một dịp cho tôi nói về lối văn Hoàng Tích
Chu”, Hoàng Tích Chu đã viết về việc đi học ở Pháp: “Tôi sang Pháp, học nghề kế toán để đi làm kiếm bánh… Trong khi kiếm
được thừa miếng bánh, tôi vẫn không quên là tôi phải tập học lấy nghề nhà. Cái
nghề làm báo. Nghề làm báo của tôi không học ở trường dạy làm báo mà học được
ngay ở các tờ báo tôi đọc hàng ngày” (Nguyễn Bùi Khiêm).
[4] Đông
Tây, số 2, ngày 02/12/1929
[5] Đông
Tây, số 5, ngày 19/01/1930
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét