Khiemnguyen

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Những kết tinh văn hóa Nho giáo trong sáng tác của tác giả văn học hiện đại Việt Nam Ngô Tất Tố



Hoàng Khả Hưng
(Phó Giáo sư Học viện Văn học, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc)

Tóm tắt: Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, ngay từ rất sớm Ngô Tất Tố đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho gia, vi thế trong các tác phẩm ra đời những năm 30,40 thế kỉ XX, trực tiếp hoặc gián tiếp Ngô Tất Tố đã thể hiện một không gian nồng đậm văn hóa Nho giáo cùa xã hội Việt Nam đương thời, qua đỏ đề cao phẩm chất dân tộc tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, đồng thời phê phán hành vỉ bạo ngược của giai cấp thống trị thực dân phong kiến, thể hiện điểm nhìn tích cực của tác giả với tinh thần văn hóa truyền thống tốt đẹp của một số nhà Nho.
*
Ngô Tất Tố là một trong những tác gia nổi tiếng nhất của trào lưu hiện thực phê phán trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Những năm 30,40 thế kỷ XX ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm như tiểu thuyết Tắt đèn, Lều chõng, phóng sự Việc làng, Tập án cái đỉnh, truyện ký lịch sừ Trong rừng Nho, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thẩt thù, Lịch sử Đề Thám... Các tác phẩm này đã thể hiện lịch sử và văn hóa Việt Nam đương thời từ những góc độ khác nhau, hết lòng ngợi ca phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của nhân dân lao động đồng thời phê phán sâu sắc sự đen tối của xã hội dưới sự thống trị cùa thực dân phong kiến, có ý nghĩa hiện thực sâu sẳc.
Cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao..., Ngô Tất Tố đã góp phần khơi dòng cho văn học hiện thực phê phán Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Trong các tác gia nổi tiếng của trào lưu hiện thực phê phán, Ngô Tất Tố có một tình cảm đặc biệt với văn hóa Nho giáo, ông không chỉ dành một thởi gian dài nghiên cứu văn hóa truyền thống cổ đại Trung Quốc trong phạm vi văn hóa Nho giáo, mà còn sáng tác một loạt các tác phẩm văn học lấy đề tài từ văn hóa Nho giáo, qua đó tái hiện diện mạo phong phú của văn hóa Nho giáo trong xã hội thực dân phong kiến Việt Nam, thể hiện sự quan tâm đặc biệt và sự quan sát tinh tường của tác giả với văn hóa Nho giáo. Trong bài văn này, từ những nhận thức về truyền thống văn hóa Nho giáo tốt đẹp của Ngô Tất Tố, người viết sẽ tiến hành luận giải về giá trị độc đáo trong các sáng tác của ông.
1. Sống trong lòng xã hội nồng đậm văn hóa Nho giáo, hưởng nền giáo dục văn hóa Nho giáo nghiêm khắc trong thời gian dài
Ngay từ rất sớm văn hóa Nho giáo đã truyền đến việt Nam. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Lĩnh Nam, người Hán Trung nguyên không ngừng di cư xuống phía Nam, họ không chỉ mang theo công cụ lao động sản xuất, khoa học kĩ thuật tiên tiến, mà còn từng bước đưa quan niệm tư tưởng, đạo đức luân lí, lễ nghĩa nghi tiết truyền đến Vỉệt Nam. Từ sau thời kỳ Tam Quốc, Nho giáo bắt đầu được truyền bá rộng rãi tại Việt Nam, Nhà sử học nổi tiếng Việt Nam Trần Trọng Kim từng nói: “Qua sang đời Tam quốc, ở quận Giao chỉ có quan thái thú là Sĩ Nhiếp hết lòng mở mang việc học, làm cho Nho học lại thịnh hành hơn trước nữa. Về sau trải qua Lưỡng Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường, người mình đều học tập theo Nho, theo Lão và theo Phật như bên Tàu”1
Sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 938, được nhà Tiền Lê và nhà Lý hậu thuẫn, văn hóa Nho giáo được truyền bá rộng rãi hơn trước, đến cuối đời Trần, Nho giáo đã vượt qua Phật giáo giành lấy ngôi vị chủ đạo. Đến thế kỉ XV, năm 1470, giai cấp thống trị triều Hậu Lê đã công bố 24 điều giáo huẩn, đề xướng dùng Lễ, Nghĩa, Trung, Hiếu để củng cố mối quan hệ gia đình, tông tộc và làng xóm, dùng đạo đức luân lý Nho giáo để điều chình hành vi của dân chúng, vì thế tư tưởng Nho giáo từng bước được mở rộng trong dân gian. Nhờ có được sự coi trọng của các vương triều phong kiến, “Nho giáo đến thời Hậu Lê hết sức hưng thịnh, giành được vị trí độc tôn, trở thành tư tưởng chính thống chi phối toàn xã hội. Đầu và giữa triều Nguyễn, tình thế Nho giáo vẫn còn gìn giữ hưng thịnh. Từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XIX, Tam cương ngũ thường của Nho giáo trở thành khuôn vàng thước ngọc của xã hội Việt Nam”2
Đến nửa sau thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp xâm lược, Nho giáo bị kìm chế sự phát triển ở Vỉệt Nam. Nhằm tăng cường sự thống trị, từ năm 1897 thực dân Pháp đã cho xây dựng các trường học Pháp - Việt ở hầu hết các thành phố lớn, mở rộng học tiếng Pháp và chữ quốc ngữ, dần thu hẹp phạm vi sử dụng của chữ Hán, nhằm cắt đứt quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1898 còn quy định sử dụng Pháp ngữ và Quốc ngữ trong các kỳ thi hương. Năm 1906 bọn thống trị thực dân lại thi hành cải cách giáo dục ba cấp, thêm một bước tăng cường địa vị của tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Nho giáo Việt Nam đầu thế kỉ XX đã là “mặt trời xế bóng”, ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên, Nho giáo đã có lịch sử hơn 2000 năm ở Việt Nam, đã trở thành một bộ phận cấu thành của văn hóa truyền thống người Việt, nên không thể hoàn toàn rút khỏi vũ đài lịch sử. Chính vì vậy bọn thống trị thực dân Pháp để thắt chặt việc cai trị, để biến Việt Nam trở thành nguồn cung ứng tài nguyên dồi dào và thị trường tiêu thụ của hàng hóa Pháp, một mặt chúng hạn chế sự phát triển kinh tể tư bản chủ nghĩa, mặt khác chúng vẫn duy trì sự thống trị của giai cấp phong kiến ở nông thôn. Do đó, văn hóa Nho giáo vẫn chiếm vị trí quan trọng ở thôn xôm Việt Nam đương thời.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893, khi Nho giáo đã ở vào giai đoạn suy tàn, nhưng mảnh đất Đông Ngàn huyện Từ Sơn quê hương ông là vùng quê văn hóa nổi tiếng trong lịch sử. Theo ghi chép, đây là mảnh đất của 130 vị Tiến sĩ, “Đông Ngàn trong lịch sử rõ ràng là đất của những Tiến sĩ, Trạng nguyên, nơi phát tích của nhiều dòng họ khoa bảng”3 . Ở vùng đất địa linh nhân kiệt ấy, học đạo rất thịnh. Ông nội của Ngô Tất Tố từng bảy lần dự thi và đỗ chức tú tài; phụ thân của ông cũng từng “nấu sử sôi kinh”, tuy không đỗ phẩm hàm, nhưng là ông đồ dạy chữ Hán và văn hóa Nho giáo trong thôn xóm. Dưới ảnh hưởng của gia đình và môi trường xã hội, từ nhỏ Ngô Tất Tố đã được giáo dục theo văn hóa Nho giáo. Ông cũng giống như rất nhiều đứa trẻ trong gia đình Nho giáo khác, ngay từ rất sớm ông đã học được cách hành xử theo Lễ nghi Nho giáo từ bố mẹ. Đến tiểu học, qua các sách Hiếu kình, Tam tự kinh ông đã nắm được những kiến thức căn bản về đạo hiếu, lễ nghi và tu thân. Tiếp theo đó, lại được học theo hệ thống sách vờ Tứ thư ngũ kinh, cổ văn, Đường thi, lịch sử Trung Quốc, lịch sử Việt Nam và Bách gia chư tử. Ngoài ra, còn được dạy phương thức sáng tác, cách viết thơ, phú, văn sách, biểu và phương pháp đọc giải kinh nghĩa. Nhằm đáp ứng yêu cầu của khoa cử, thầy giáo yêu cầu đệ tử học thuộc làu các thiên chương quan trọng cửa một số kinh điển Nho giáo hay một sổ đoạn văn, câu văn quan trọng trong các sách khác. Năm 1912 Ngô Tất Tố bắt đầu bước chân vào khoa cử, năm 1915 ông lại tham gia thi và đỗ đầu vòng thứ nhất của thi Hương, vì thể được gọi là “Đầu xứ Tố”. Được giáo dục theo văn hóa Nho giáo ưong một thời gian dài, đã tạo nền tảng vững chắc cho nghiên cứu và sáng tác văn học của ông sau này.
2. Tình cảm đặc biệt với văn hóa Nho giáo, tích cực nghiên cứu và sáng tác các tác phẩm có đề tài về văn hóa Nho giáo
Trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX, cùng với việc rút khỏi văn đàn của các tác gia có nền tảng văn hóa Nho giáo đã từng hoạt động sôi nổi đầu những năm 20 như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bá Học, Tản Đà, là sự chiếm lĩnh tuyệt đối của các tác gia có nền tảng Tây học. Các cây bút hàng đầu những năm 30 như Nhất Linh, Khái Hưng, Tam Lang, Lan Khai, Trúc Khê, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Thạch Lam,... họ hoặc du học sinh trở về từ đất Pháp, hoặc là người tốt nghiệp trường học Pháp - Việt ở Việt Nam. Họ đã vun bồi kiến thức về văn học phương Tây trong thời gian dài, họ học theo phương thức sáng tác của văn học phương Tây, đưa sáng tác văn học Quốc ngữ của Việt Nam bước vào giai đoạn trưởng thành. Trong các tác gia mới nổi này, chỉ có một số ít như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan được hưởng cả Nho học và Tây học. Ngô Tất Tố đã từng được hưởng nền giáo dục Nho giáo rất tốt thời thanh thiếu niên và có tình cảm sâu đậm vớì văn hóa Nho giáo. Từ năm 1923 đến những năm đầu của thập niên 40, ông đã đi sâu tìm hiểu văn hóa Trung Quốc trong khuôn khổ văn hóa Nho giáo, phiên dịch chú giải Kinh Dịch - một kinh điển của Nho giáo Trung Quốc, viết và xuất bản các sách về Lão tử, Mặc tử; phê phán những quan điểm sai lầm của Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo. Đồng thời ông còn lấy văn hóa Nho giáo làm đề tài cho các sáng tác như tiều thuyết Tắt đèn, Lều chõng, phóng sự Việc làng, Tập án cái đình, truyện ký lịch sử Trong rừng Nho, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám... tạo nên một làn sóng phiên dịch, nghiên cứu và sáng tác có nộỉ dung liên quan đến văn hóa Nho giáo trên văn đàn Việt Nam những năm 30,40.
2.1. Chỉnh lí, phiên dịch, nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Việt, thể hỉện nền Hán học uyên thâm và công phu trau dồi văn hóa Nho giáo
Chữ Hán và chữ Nôm từng được sử đụng để học tập và sáng tác ở Việt Nam trong một thời gian dài trong quá khứ, nhưng đến đầu thế kỉ XX, khi chữ quốc ngữ được phổ cập, chữ Hán và chữ Nôm dần rút khỏi vũ đài chính trị, kinh tế và văn hóa của Việt Nam, văn hóa Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị dứt đoạn. Ngô Tất Tố canh cánh nhiệm vụ kế thừa văn hóa truyền thống dân tộc, đã tiến hành chỉnh lý, phiên dịch và nghiên cứu văn học chữ Hán, chữ Nôm cổ đại của Việt Nam, lần lượt xuất bản hai bộ sách Văn học đời Lý, Văn học đời Trần, nhằm giới thiệu, phiên dịch và bình chú văn học đời Lý, đời Trần. Tiếp đó, lại tiến hành biên soạn, khảo cứu và phiên dịch các tác gia và tác phẩm Việt Nam từ giữa thế kỷ XV đến đầu thế kỉ XX, xuất bản cuốn Thi văn bình chú, thể hiện một nền tảng Hán học thâm hậu và một tố chất văn hóa Nho giáo uyên thâm. Nhưng thể hiện rõ nhất sự uyên thâm về văn hóa Nho giáo chính là việc phê bình cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim và việc phiên dịch cuốn Kinh Dịch.
Vào năm 1932, Trần Trọng Kim xuất bản cuốn sách đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về Nho giáo ở Vỉệt Nam, sau khi xuất bản đã được Phan Khôi - học giả nổi tiếng đương thời, khẳng định và giới thiệu “những người An Nam đều phải thắp hương mà đọc”4. Nhưng, sau khi đọc Ngô Tất Tố phát hiện cuốn sách có rất nhiều sai lầm, liền đăng bình luận dài kỳ “Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim” năm 1940, tiến hành bình luận một cách khoa học các vấn đề tồn tại trong cuốn Nho giáo Trần Trọng Kim. Tác giả cho rằng khuyết điểm lớn nhất trong cuốn Nho giáo là việc không cẩn thận trong việc trích dẫn tài liệu, Trần Trọng Kim đã sử dụng những bình luận của Khổng Tử trong các sách như Khổng Tử gia ngừ, Thư Kinh, Lễ Kinh, Dịch Kinh, Xuân Thu, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử, Luận Ngữ... Nhưng theo Ngô Tất Tố: “Trong bấy nhiêu sách, trừ ra mấy cuốn Luận ngữ, Mạnh Tử, kinh Xuân Thukinh Thi, còn thì đều là những sách đáng ngờ, hoặc không thể tin”5 Tuy nhiên Trần Trọng Kìm lại không hề khảo xét cẩn thận, sử dụng một cách thiếu suy nghĩ, tạo nên nhiều lẫn lộn và sai lầm. Ngô Tất Tố đã lần lượt luận chứng tỉ mỉ những thư tịch “đáng hoài nghi hoặc không thể tin”, chỉ rõ tính khoa học trong những phán đoán của mình. Thêm vào đó, Ngô Tất Tố còn chỉ ra những sai lầm ngay trong nội dung cuốn sách. Ông cho rằng có nhiều nhầm lẫn khi đưa những tư tưởng vốn của học trò Khổng Tử hay các danh Nho đời Hán trở thành tư tưởng của Khổng Tử. Ngoài ra, Ngô Tất Tố còn đính chính nhiều quan điểm của Trần Trọng Kim như cách giải thích mang tính chủ quan về ý nghĩa của từ Nho, cách giải thích tư tưởng dân chủ hiện đại của khái niệm “Trung quân”, những giải thích sai lầm về quan niệm vũ trụ của Khổng Tử, những sai lầm trong phiên dịch từ ngữ và ngữ pháp, và cả những vấn đề tồn tại trong phương pháp nghiên cứu... Những phê bình này không chỉ thể hiện văn hóa Nho giáo uyên thâm, mà còn thể hiện tâm huyết trong việc gìn giữ sự trong sáng của văn hóa Nho giáo, cùng như một tinh thần trách nhiệm cao của Ngô Tất Tố. Chính như ông từng nói: “Rồi đây Hán học sẽ đến tiêu diệt, muốn khảo cứu Nho giáo, người ta cũng làm như ông Hoàng Đạo, chỉ tìm ở bộ Nho giáo mà thôi. Nếu như những chỗ sai lầm của sách ấy không được đính chính, thì với những người đẻ sau vài chục năm nữa, Nho giáo sẽ là “Trần Trọng Kim giáo”, không phải đạo giáo của Khổng Tử và tiên Nho rồi”6
Ngô Tất Tố coi trọng giá trị của văn hóa Nho giáo không chỉ thể hiện trong “Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim”, mà còn thể hiện trong việc phiên dịch và chú giải Kinh Dịch. Ngô Tất Tổ xem Kinh Dịch là tư tưởng triết học chính thống của Nho giáo, vì thế ông bỏ ra rất nhiều tâm huyết phiên dịch và chú giải cuốn sách một cách tỉ mỉ. Ông cho rằng Kinh Dịch là “một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại. Thể tài sách này không giống một cuốn sách nào. Bởi vì cái gốc của nó chỉ là một nét vạch ngang, do một nét vạch ngang, đảo điên xoay xòa thành một bộ sách, vậy mà hầu hết chi tiết ở trong, đều có thể thống luật lệ nhất định”7 Từ trong câu chữ thể hiện được tình cảm đặc biệt của tác giả vớí cuốn sách độc đáo của văn hóa Nho giáo.
2.2. Tuyển chọn những nét độc đáo của văn hóa Nho giáo làm đề tài sáng tác, thể hiện không gian đậm đà văn hóa Nho giáo trong xã hội Việt Nam
Trong lịch sử văn học Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỉ XX, ngoài Ngô Tất Tố cũng còn có rất nhiều tác gia lấy đề tài từ văn hóa Nho giáo như Chu Thiên với cuốn Bút nghiên (1942), cuốn Nho giáo 1943, Nguyễn Công Hoan với cuốn Thanh Đạm... Nhưng trong các tác phẩm có đề tài Nho giáo, Ngô Tất Tố không những có số lượng sáng tác nhiều nhất, đề tài phong phú nhất mà tư tưởng cũng sâu sắc hơn. Các tác phẩm của ông như tiểu thuyết Tắt đèn, Lều chõng, phóng sự Việc làng, Tập án cái đình, truyện ký lịch sử Trong rừng Nho, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám... đều thể hiện không gian đậm đà văn hóa Nho giáo của xã hội Việt Nam từ nhiều góc độ khác nhau.
Lều chõngTrong rừng Nho là hai tiểu thuyết trực tiếp lấy đề tài từ văn hóa khoa cử, qua đó tái hiện một cách chân thực sự mục nát và suy tàn của chế độ giáo dục khoa cử phong kiến thời Nguyễn Việt Nam. Tiểu thuyết Lều chõng đã tái hiện các mặt của một kỳ khoa cử thời phong kiến. Xoay quanh việc dự thi của Đào Văn Hạc, tác giả đã ghi lại các bước từ thi hương, thi hội, thi điện đến thi đình của một kỳ thi. Tác phẩm đã miêu tả chi tiết sự vất vả học hành của các sĩ tử, những kỳ sát hạch tầng tầng lớp lớp phải trải qua trên con đường khoa cử gian nan, rồi niềm vui khi thành công, nỗi buồn khi thất bại, hay trình tự phức tạp từ ra đề, giám khảo, bình quyển... của một kỳ thi. Qua đó vạch trần sự bảo thủ và đen tối của chế độ khoa cử, thể hiện những vấn đề xã hội sâu sẳc. Ngoài ra, qua tiến trình dự thi, tác giả còn xây dựng thành công môi trường văn hóa Nho giáo điển hình. Tiểu thuyết được mở đầu bằng một khung cảnh náo nhiệt trên con đường trở về quê sau khi đỗ Trạng nguyên của Trần Đăng Long, tiếp đến là khát vọng tha thiết trở thành trạng nguyên phu nhân của cô Ngọc, hay niềm hy vọng của thầy giáo Đào Văn Hạc và gia đình gửi gắm vào đó, rồi cả những cảm xức phức tạp của những người đứng đầu khoa bảng hay sự ủ dột của những sĩ tử hỏng thi... tất cả đều tập trung tái hiện lại không gian đậm đà phong tục văn hóa Nho giáo của xã hội Việt Nam. Còn tác phẩm Trong rừng Nho lại xoay quanh sự “phản kháng” của Hồ Xuân Hương với văn hóa Nho giáo. Qua những gian truân trong cuộc đời đầy biến động của bà, cũng như việc xây dựng các nhân vật muôn màu muôn vẻ trong “rừng Nho”, tác giả đã làm nổi bật sự khác biệt trong phong cách sống và phẩm chất đạo đức giữa các nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, cũng như tái hiện một cách chân thực diện mạo xã hội Nho giáo Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Các tác phẩm khác của Ngô Tất Tổ, tuy không trực tiếp lấy đề tài từ đời sống Nho giáo, nhưng hoàn cảnh xã hội của đời sống các nhân vật trong tác phẩm cũng mang màu sắc văn hóa Nho giáo sâu đậm tương tự. Phóng sự Tập án cái đình, Việc làng tập trung miêu tả rất nhiều các phong tục, hủ tục trong đời sống nông thôn Việt Nam, nhưng những phong tục, hủ tục này đều có dấu vết từ văn hóa Nho giáo; tiểu thuyết Tắt đèn khi tập trung phê phán sự nham hiểm của giai cấp địa chủ cùng như sự tàn bạo của bọn thống trị thực dân phong kiến Việt Nam, còn thể hiện được những phẩm chất văn hóa Nho giáo như sự dịu dàng lương thiện của rất nhiều các phụ nữ lao động, sự nhẫn nhục và tinh thần thủ tiết, gìn giữ phong mạo đạo đức của xã hội Nho giáo; tiểu thuyết lịch sử Vua Hàm Nghi và việc thất thủ kinh thành, Lịch sử Đề Thảm... lại trực tiếp miêu tả phẩm chất tinh thần Nho giáo “Xả sinh thủ nghĩa” mà các phần tử sĩ phu yêu nước thể hiện trong Phong trào cần Vương của các phần tử tri thức Nho giáo.
Như thế có thể nói, trong các tác gia những năm 30,40 thế kỉ XX của Việt Nam, chỉ có Ngô Tất Tố dành nhiều tâm huyết trong nghiên cứu văn hóa Nho giáo, và trong những tác phẩm của ông, bất kể là tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết lịch sử hay ký sự đều mang đậm dấu ấn văn hóa Nho giáo, thể hiện tỉnh cảm đặc biệt đối với văn hóa Nho giáo của tác giả.
3. Phơi bày hiện thực muôn hình muôn vẻ của xâ hội Việt Nam, đề cao tinh hoa văn hóa Nho giáo
Dưới ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây hiện đại, Ngô Tất Tố vẫn nhận thức tương đối tỉnh táo về bản chất của văn hóa Nho giáo. Các ký sự Tập án cái đình, Việc làng... đã thể hiện sự phê phán quyết liệt với những cặn bã phong kiến xuất phát từ văn hóa Nho gia. Cùng với đó, khi đối diện hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp, Ngô Tất Tố lại lấy tư tưởng văn hóa truyền thống tốt đẹp của Nho giáo làm thước đo, tiến hành phê phán một cách “sắc lạnh” hiện thực xã hội vô nhân tính, thể hiện nhận thức tích cực với một số văn hóa ưu điểm Nho giáo.
3.1. Tố cáo hành vi tàn bạo, vô nhân đạo của bọn thống trị thực dân phong kiến, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ lao động Việt Nam, từ đó khẳng định tư tưởng “Nhân ái” của Nho gia
“Nhân” là tư tưởng cốt lõi của văn hóa Nho giáo, Ngô Tất Tố vô tình hoặc cố tình lấy “Nhân” làm thước đo đánh giá hiện thực đời sống xã hội. Một mặt phê phán quyết liệt hiện thực xã hội thiếu tư tưởng “nhân chính”, “nhân đức” của bọn thống trị thực dân phong kiến và giai cấp địa chủ, mặt khác lại cố gắng thể hiện phẩm chất cao quý của người phụ nữ lao động Vỉệt Nam, làm nổi bật những đức tính tốt đẹp của dân tộc như hiền lành lương thiện, thủy chung son sắc, giữ gìn trinh tiết...
Tiểu thuyết Tắt đèn vô tình đã vạch trần hiện thực vô nhân tính của xã hội thực dân phong kiến Việt Nam. Trong tác phẩm tác giả tập trung đả kích chính sách sưu thuế vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp. Chúng thông qua rất nhiều thủ đoạn đã vơ vét, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân Việt Nam rơi vào tỉnh cảnh khổ cực lầm than. Nhà thơ yêu nước Việt Nam Nguyễn Thượng Hiền trong tản văn Rơi Nước mắt mà bàn về cuộc bể dâu có nói “Tóm lại ở trên mặt đất, một ngọn cỏ, một gốc cây, một viên ngói hòn đá, nếu có thể dùng được việc cho ngưòi, đều ghi vào trong sổ thuế của chúng cả”8, điều này đã thể hiện một cách rõ nhất sự đen tối của xã hội thực dân Việt Nam đương thời. Với một ngòi bút sẳc sảo, Ngô Tất Tố đã khắc họa một cách sâu đậm nhất sự tàn bạo của tầng lớp thống trị thực dân và bản chất tham tàn của giai cấp địa chủ: Lý trưởng, Lý dịch đại diện cho chính quyền đại phương lợi dụng việc thu thuế ra sức vơ vét bóc lột, thỏa sức kìm kẹp người dân; Nguyễn Văn Dậu vì sức khỏe đau ốm thường xuyên bệnh tật không trả nổi thuế, liền bị đánh cho chết đi sổng lại, thoi thóp hơi tàn, cuối cùng không còn cách nào khác đành phải bán đứa con gái; Trí phủ đại nhân và tuần phủ nghỉ hưu đại diện cho quan viên địa phương, nhân lúc người gặp nạn, định dở trò đê tiện với người phụ nữ lương thiện; Bà Nghị Quế đại diện cho giai cấp đại chủ, cũng được nước béo cò, mua đứa con gái của người nông dân khốn khổ về làm kẻ ở với giá rẻ mạt, còn ép đứa trẻ phải ăn cơm thừa của chó trước mặt người mẹ... Tất cả đã vạch trần những hành vi tàn bạo mất hết nhân tính của xã hội thực dân phong kiến Việt Nam, thể hiện thái độ phê phán của hiện thực xã hội đen tối đương thời.
Cùng với đó, tác giả còn ngợi ca những phẩm chất dân tộc cao quý của người phụ nữ nông thôn Việt Nam. Dưới ngòi bút của tác giả, Chị Dậu - nhân vật chính của tác phẩm là đại diện cho việc gìn giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Nho gia. Chị là người hiền lành lương thiện, cần cù chịu khó, thủy chung son sắt, luôn chịu khổ cùng chồng, sống chết cùng chồng. Chỉ vì liên tiếp hai người thân qua đời, lại thêm người chồng thường xuyên đau ốm, gia đình Chị Dậu đã rơi vào cảnh túng quẫn. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Chị Dậu không hề buông xuôi, dũng cảm gánh vác trọng trách gia đình, thức khuya dậy sớm, vừa chăm sóc người chồng bệnh tật, vừa chăm sóc ba đứa con nhỏ mà không một lời oán thán. Để có đủ tiền nộp thuế, chị chạy ngược chạy xuôi vay mượn, nhẫn nhục chịu đụng sự bóc lột và xỉ nhục của bọn địa chủ. Khi chồng bị bắt giữ, chị lại dũng cảm đứng dậy, yêu cầu được chịu tội thay chồng. Tất cả những điều đó đều thể hiện phẩm chất lương thiện của người phụ nữ Vỉệt Nam. Đến cuối cùng không thể nhẫn nhục hơn nữa chị đã phản kháng, thể hiện sự quả cảm và kiên cường kỳ lạ, dũng cảm xô hai tên lý dịch ngã xoài xuống đất. Nhưng sau đó chị lại giải thích với bà cụ hàng xóm là “Cháu cũng biết rằng đàn bà hành hung như thế là hư thân lắm, chứ không hay gì. Nhưng mà chúng nó đè nén chúng cháu tệ quá, cháu đã cố nhịn mà không nhịn được. Cụ tính nhà cháu đau ốm như thế, mà cả hai đứa cứ xông vào đánh, thì phỏng còn gì là người! Vì thế cháu phải liều với chúng nó”. Từng câu từng chữ, đều thể hiện phẩm chất lương thiện vốn có của người phụ nữ.
Thể hiện rõ nhất phẩm chất Nho giáo vốn có trong chị chúng là chị đã hai lần chống cự sự cám dỗ của Trí phủ đại nhân và tên tuần phủ, quyết giữ gìn trinh tiết. Chính như Giáo sư Hà Minh Đức bình luận: “Chị còn bị tên tri phủ Tư Ân tìm cánh mua chuộc bằng tiền tài. Người phụ nữ nghèo khổ phải vất vả để kiếm lấy từng đồng cho đủ suất sưu nhưng sẵn sàng vứt tọt nắm bạc xuống đất trước con mắt ngạc nhiên của tên quan vô đạo đức”9. Trên thực tế, những tình tiết này chính là sự khẳng định phẩm chất giữ gìn trinh tiết của người dân lao động trong xã hội Nho giáo của tác giả. Nhà phê bình Việt Nam Phú Hưng từng nói: “Trong Tắt Đèn hình như tác giả không nỡ để người đàn bà bị ô nhục: hai lần bị lôi kéo, hai lần chạy thoát được. Người ta sẽ nói ông Tố “giữ trinh” cho nhân vật của ông quá, mà chính là đặc điểm của phái Nho học xưa này. Họ đã bị luân lý Nho giáo ảnh hưởng nhiều nên họ muốn cho câu chuyện được trong sạch. Nếu gặp phải một văn sĩ Tây học khác, có lẽ câu chuyện sẽ được kết cấu một cánh đột ngột hơn, người đọc sẽ không hiểu thân “chị Dậu” trong bóng tối sẽ ra thế nào”10 Bình giá này chính là để nói đến sự gắn kết giữa Ngô Tất Tố với văn hóa Nho giáo.
Ngoài Tắt đèn, Hoàng Thị Ngọc trong tác phẩm Lều chõng cũng là một người phụ nữ mang đầy đủ những phẩm chất đặc trưng của truyền thống văn hóa Nho gia. Cô hiền lành xinh đẹp, chịu thương chịu khó, có tinh thần hi sinh chính mình; còn Hồ Xuân Hương trong tác phẩm Trong rừng Nho cũng hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nho giáo đó, trên người bà luôn tỏa ra những ánh hào quang khiến những kẻ được coi là tiến sĩ, cống sinh và bọn học thức giả ghen ghét. Những hình tượng người phụ nữ đó dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, đều là đại biểu của văn hóa truyền thống tốt đẹp của Nho giáo.
Qua những điều trên, chúng ta có thể thấy rằng, Ngô Tất Tố đã nhào lặn nhân vật thành hai kiểu hoàn toàn đối lập, một bên là bọn quan lại thực dân phong kiến mất hết nhân tính và bọn địa chủ phong kiến tham tàn vô độ, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa đồng tiền phương Tây, chúng đã hoàn toàn mất đi tư tưởng “Nhân ái” của Nho giáo truyền thống, thực thi chính sách tham bạo kiểu Phát xít phương Tây, bóc lột và đàn áp người dân lao động, đẩy người dân nghèo lún sâu trong đau khổ; một bên là người phụ nữ với những truyền thống đạo đức Nho giáo tốt đẹp, họ dịu dàng lương thiện, thông tình đạt lý, cần cù chăm chỉ, chịu thương chị khó, thủy chung son sắc, hết lòng giữ gìn trinh tiết. Trong khi đối diện với bạo tàn, tác giả ra sức khẳng định những truyền thống đạo đức tốt đẹp của Nho giáo được giữ gìn ở những người phụ nữ truyền thống, phê phán hành vi tàn bạo của quan lại thực dân phong kiến, thể hiện một các rõ ràng sự ngưỡng vọng với xã hội Nhân ái của Nho giáo và sự khẳng định đạo đức của Nho giáo truyền thống.
4.1. Đề cao khí tiết dân tộc của các anh hùng lịch sử Việt Nam và nhân cách lý tưởng của nhà Nho
Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé trong lịch sử, để chống lại nạn xâm lăng, giữ gìn độc lập dân tộc, nhận thức về nguy cơ dân dộc của nhân dân Việt Nam vô cùng mạnh mẽ, chính vì thế tư tưởng “sát thân thành nhân”, “xả sinh thủ nghĩa” mà Nho giáo đề xướng, luôn được tiếp nhận phổ biến trong xã hội Việt Nam. Sau thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam luôn phản kháng quyết liệt chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Kể từ khi phát động phong trào Cần Vương 1885, các cuộc đấu tranh chống Pháp không ngừng diễn ra; từ năm 1905, các sĩ phu yêu nước sau khi thành lập “Hội Duy Tân”, mở rộng cuộc vận động “Phong trào Đông Du” và “Đông Kinh nghĩa thục”, đã không ngừng đấu tranh để giành độc lập dân tộc. Sau năm những năm 30, với sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự lãnh đạo của Hồ Chỉ Minh, đã phát động phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, tổ chức nông dân đấu tranh chống thuế, có sự tác động lớn đến sự thống trị của bọn thực dân Pháp. Trong bối cảnh lịch sử đó, Ngô Tất Tố đã có những bước đi kịp với thời đại. Trong các tiểu thuyết lịch sử, Ngô Tất Tố đã trực tiếp miêu tả những nhân vật anh hùng lịch sủ xuất hiện ưong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam, qua đó đề cao tinh thầu Nho giáo “sát thân thành nhân”, “xả sinh chủ nghĩa”, thể hiện một chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt của tác giả.
Vua Hàm Nghi và việc kinh thành thất thủ là tiểu thuyết lịch sử được Ngô Tất Tố sáng tác năm 1835. Tác giả trực tiếp lấy đề tài từ nhiều sự kiện lịch sử có thực trong cuộc đấu tranh chổng Pháp, hết lòng ngợi ca các nhân vật anh hùng lịch sử trong phong trào Cần Vương. Những nhân vật anh hùng này đều là các sĩ phu xuất thân Nho giáo, như Tôn Tất Thuyết, Phan Đình Phùng, Lê Trực, Đinh Công Tráng, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thiện Thuận... Tổ quốc lâm nguy đã thôi thúc họ xếp bút nghiên tòng quân, đứng vị trí tiên phong trong các phong trào đấu tranh cách mạng. Những văn thân sĩ phu này đã có một thời gian dài chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, có được khí tiết dân tộc cao quý. Lãnh tụ khởi nghĩa Tôn Thất Thuyết, khi giúp vua Hàm Nghi 12 tuổi lên ngôi năm 1884, đã bước vào con đường kháng chiến chống Pháp. Ông từng nói rằng: “Sự thể đến vậy, không đánh thì nhục cả nước. Thà đánh mà chết còn hơn sống để mà nhục cho nước nhà” thể hiện tinh thần của chủ nghĩa yêu nước cao quý. Khi di chuyển từ kinh thành đến vùng rừng núi tỉnh Quảng Trị, và xây dựng một căn cứ địa vững chắc tại đó, đã mượn chiếu lệnh của vua Hàm Nghi dựng ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp, phát động Phong trào cần Vương lan truyền khắp các địa phương.
Quân khởi nghĩa ở tỉnh Quảng Bình dưới sự lãnh đạo Lê Trực cũng hết sức kiên cường dũng cảm, nhiều lần đánh bại cuộc tiến công của quân Pháp. Quân địch từng dùng quan chức, vàng bạc dụ hàng, nhưng Lê Trực khảng khái nói rằng: “Tôi vì vua vì nước mà ra cầm Quân, dù sống dù chết cũng dốc một lòng làm hết phận sự, không dám tham cái sống mà quên việc nghĩa”. Ảnh hưởng từ ông, những tướng lĩnh dưới chướng ông đều thể hiện tinh thần cách mạng quả cảm. Một lần, một bộ hạ quan trọng của ông bị bắt sống, quân địch dùng nhục hình tra tấn thăm dò tin tức của nghĩa quân, người đó thản nhiên nói rằng: “Các anh đừng hỏi mất công, không đời nào chúng tôi lại đem chuyện bí mật quan hệ của nước tôi mà tố cáo với các anh. Các anh bắt được chúng tôi, cứ việc đem ra mà chém”, sau đó anh dũng hi sinh. Ngô Tất Tố vô cùng cảm động và muốn dùng ngòi bút của mình để ngợi ca tinh thần coi thường cái chết của các tướng sĩ. Trong tác phẩm chứng ta có thể bắt gặp: một tướng lĩnh nghĩa quân bị giặc bắt, sau khi mai táng thi thể của chủ tướng đã cắn lưỡi tự vẫn, hy sinh thân minh cho đất nước; hai binh sĩ bị bắt, sau khi lừa quân địch đến trước trận địa kiên cố của nghĩa quân liền nhảy xuống sông tự vẫn, vì nước quyên thân. Những tướng sĩ anh hùng này, trong thời khắc nguy nan đều coi trọng đại nghĩa dân tộc hơn tính mạng của minh, thực hiện tư tưởng nhân sinh “xả sinh thủ nghĩa” của Nho gia. Ngô Tất Tố không tiếc lời ca ngợi họ, chính là đã góp phần khẳng định tinh thần “sát thân thành nhân”, “xả sinh thủ nghĩa” của văn hóa Nho gia.
Các tiểu thuyết lịch sử khác của Ngô Tất Tố cùng đều ngợi ca các anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Lịch sử Đề Thám là một bộ tiểu thuyết miêu tả cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại thực dân Pháp xâm lược, nhân vật chính của tác phẩm - Hoàng Hoa Thám, một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân, đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp trên một phạm vi rộng lớn từ Bắc Ninh, Phúc Yên, Thái Nguyên đến Tuyên Quang, kéo dài đến mấy chục năm. Từ một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân bị thực dân Pháp coi là tên “kẻ cướp”, một “phản loạn”, dưới góc nhìn Nho giáo, Ngô Tẩt Tố đã ngợi ca là “vị anh hùng có khí phách ngang tàng, có chí vẫy vùng trời biển”, thế hiện sự cảm kích của tác giả với vị anh hùng này. Tiểu thuyết lịch sử Gia Định Tổng trấn Tả quân Lê Văn Duyệt cũng miêu tả những tình tiết đau thương của quân Tây Sơn khi chống lại sự xâm lược của kẻ địch, ngợi ca tinh thần chiếu đấu ngoan cường quả cảm, lên án tội “cõng rắn cắn gà nhà” của vương triều nhà Nguyễn. Học giả Mai Hương cho rằng: “Gia Định Tổng trấn Tả quân Lê Vân Duyệt cùng với những tiểu thuyết lịch sử khác của ông đã thể hiện khá rõ tinh thần yêu nước của nhà nho tiến bộ Ngô Tất Tố”11
4.2. Khắc họa nhân vật sống động trong xã hội Nho giáo Việt Nam, nhấn mạnh yêu cầu tu dưỡng nhân cách nhà Nho cả nhân vật chính diện và phản diện
Trong rừng Nho là một bộ tiểu thuyết lịch sử lấy đề tài từ nữ sĩ nổi tiếng Việt Nam khoảng cuối thế kỉ XVIII Hồ Xuân Hương, tác giả xoay quanh những truyền tụng về Hồ Xuân Hương, đã xây dựng những hình tượng nhân vật sinh động trong xã hội Nho giáo, đả kích bộ mặt xấu xa của những kẻ vô liêm xỉ, phê phán bản chất văn hóa Nho giáo lỗi thời, đồng thời lại ca ngợi phẩm chất cao thượng chính trực của nhà Nho chân chính, thể hiện sự coi trọng đặc biệt nhân cách nhà Nho của tác giả.
Văn hóa Nho giáo vô cùng coi trọng việc tu dưỡng nhân cách, hi vọng mọi người có thể thông qua tu dưỡng, rèn luyện nhân cách của mình có thể thực hiện lý tưởng xã hội “Trị gia, tề quốc, bình thiên hạ”, trở thành những nhân vật giống như thánh hiền. Tác phẩm Trong rừng Nho, tác giả xây dựng nhân vật muôn hình muôn vẻ, cả chính diện và phản diện trong xã hội Nho giáo Việt Nam, bộc lộ thái độ rõ ràng đối với việc tu dưỡng nhân cách của nhà Nho. Một số phần tử tri thức mà đại diện là ông nghè Hoàng và ông nghè Đặng, coi thường phụ nữ, không những không đồng tình với bao uất ức mà Hồ Xuân Hương phải chịu đựng do lễ giáo phong kiến gây nên, mà còn thể hiện sự ghen ghét đố kỵ với tài hoa xuất chúng của bà, lại không ngừng tìm cách báo thù, còn lớn tiếng bảo vệ chế độ phong kiến can thiệp cuộc sống tình cảm của bà và Đàm Thận Trung. Bằng ngòi bút châm biếm đả kích sâu cay, tác giả đã cởi vỏ bọc đạo mạo sang sửa bên ngoài, phơi bày tâm địa xấu xa bên trong của bọn chúng. Ông nghè Hoàng thường xuyên dạy học trò phải tuân theo Lễ, Nghĩa, Trung, Tín của Nho giáo, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc tu dưỡng nhân cách, cho rằng từng hành động, từng lời nói của mình chưa từng trái với học thuyết của thánh hiền. Nhưng trên thực tế hắn lại là kẻ đạo đức giả ra vẻ đạo mạo trang nghiêm, là một kẻ tiểu nhân đê tiện. Hắn không chỉ muốn bắt trộm gà của nhà hàng xóm, mà còn uy hiếp và lăng mạ người tìm gà. Cái gọi là Lê, Nghĩa, Trung, Tín, cái gọi là phẩm hạnh đoan chính, không hề nhìn thấy trên người hắn. Trong tác phẩm, tác giả ra sức phản đối bản chất giả tạo này của hắn, cho rằng hành vi của bọn chúng chính là “đang xỉ nhục Nho giáo”. Mặt khác, tác giả lại khẳng định tấm lòng cùa những nhà Nho chân chính, họ cảm thông với những người thấp cổ bé họng, lương thiện, dám bảo vệ chính nghĩa, thể hiện tinh thần và phong mạo của một nhà Nho chân chính. Chính như học giả Việt Nam Mai Hương từng nói: “Ngô Tất Tố cũng đồng cảm với những nhà Nho chân chính, tài hoa như nhân vật Thận Trung, một nhà Nho khoáng đạt, hào hoa, không câu nệ, giả dối, như nhân vật cụ Chiêu Tám, đặc biệt cụ Chiêu Bảy khinh ghét và không ngần ngại trêu cợt thói dốt nát, đạo đức giả của bọn hủ Nho cùng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu, bày tò sự cảm thông với Hồ Xuân Hương và ủng hộ những tư tưởng mới lạ của nàng”12. Tác giả tô điểm cho những nhân vật chính diện bằng hào quang cùa nhân cách lý tưởng, nhấn mạnh việc tu dưỡng nhân cách của nhà Nho ở cả nhân vật chỉnh diện và phản diện.
Tóm lại, Ngô Tất Tố xuất thân trong gia đình Nho giáo, từ nhỏ đã được hưởng nền giáo dục theo văn hóa Nho giáo, lớn lên lại có một thời gian dài theo nghiệp Nho gia và nghiên cứu văn hóa cổ đại Trung Quốc, đối với Nho giáo ông có một tình cảm đặc biệt sâu sắc. Vì thế, trong một loạt các tác phẩm của ông, trực tiếp hoặc gián tiếp đã thể hiện không gian văn hóa Nho giáo nồng đậm trong xã hội Vỉệt Nam, làm nổi bật phẩm chất đạo đức văn hóa Nho giáo tốt đẹp còn lưu giữ được ở những người phụ nữ lao động; ngợi ca khí tiết dân tộc “sát thân thành nhân”, “xả sinh thủ nghĩa” của các nhà Nho vẫn được “bảo lưu” ở những nhân vật lịch sử; phê phán hành vi bạo ngược của bọn cường hào địa chủ và quan viên thực dân phong kiến; vạch trần bản chất giả tạo của xã hội Nho giáo Việt Nam đương thời; thể hiện sự quan tâm đến việc tu dưỡng nhân cách của nhà Nho và sự ngưỡng vọng với tư tưởng “Nhân chính”. Từ đó thể hiện sự đồng cảm tích cực với tinh thần văn hóa truyền thống tốt đẹp Nho giáo của tác giả, thể hiện mầu sắc văn hóa dân tộc độc đáo và đặc sắc thời đại mới mẻ, tạo một chỗ đứng trên diễn đàn văn học Việt Nam, trở thành một đại sư văn học Việt Nam hiện đại nổi tiếng trong và người nước.

HOÀNG KHẢ HƯNG
Người dịch: Trần Thị Xuân  
(Đại học Đông Hoa, Đài Loan)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét