I. Tin đồn là gì?
Tin đồn là sự khẳng định chung của một nhóm người về một vấn đề nào đó của
xã hội có thể có thực hoặc không có thực, nhưng không có dữ liệu để kiểm chứng.
Tin đồn là phương thức giao tiếp bằng
ngôn ngữ diễn ra hàng ngày trong ời sống, trong đó các thông tin được truyền từ
người này sang người khác. Do mức độ thu nhận thông tin, do cá tính và cách
nhìn nhận vấn đề của các cá nhân là khác nhau dẫn đến các đối tượng tiếp nhận
nội dung thông tin theo cách hiểu của mình, và do vậy thông tin thường bị biến
dạng, méo mó.
Theo các nhà tâm lý học, các cá nhân
trong khi truyền đạt thông tin cho người khác thường hay lồng vào đó ý kiến hay
sắp xếp thông tin theo thói quen, sở thích của mình. Và để tăng tính "
thuết phục"của thông tin mình đưa ra họ sẽ đưa vào đó những tình tiết phụ
để thông tin đó trở nên hợp lý và hấp dẫn hơn. Song ở tin đồn mới chỉ là sự
phát ngôn thông tin bình thường chưa có hoặc ít có sự phán xét, đánh giá của
chủ thể đối với vấn đề, hiện tượng xã hội. Ví dụ:Trong năm 1942 tin đồn đã trở
thành vấn đề cấp bách mang tầm quốc gia.Cuộc thị uy nguy hiểm của nó được mọi
người cảm nhận thấy sau cú sốc đầu tiên từ vụ Chân Châu Cảng. Đó là các tin về
hạm đội của Hoa Kỳ-ND bị "xoá sổ", rằng Washington không giám nói
thật về phạm vi của sự thiệt hại và rằng Hawai đã bị người Nhật chiếm. Những
câu chuyện bịa đặt trở nên phổ biến và làm hoang mang tinh thần ghê gớm. Sự
kiện đau buồn này đã mang vào cuộc sống những điều xa lạ và không được chào
đón, làm xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người. Đến ngày 23/2/1942, tổng
thống Rouzơven đã phải đọc một bài diễn văn phát thanh trong đó toàn bộ nội
dung giành trọn để bác bỏ tin đồn này. Như vậy, tin đồn là sự kết hợp giữa
"tin"-một chất liệu hỗn hợp, nhập nhằng mang tính nước đôi với nhu cầu
liên kết các cảm xúc mang tính tâm lý xã hội một cách hợp lý. Và sơ dĩ nó tồn
tại được trong cuộc sống vì nó phải đáng tin cậy ở một mức độ nhất định, nó có
vẻ giống như thật và đang được nhiều người mong đợi. Đặc biệt trong tổ chức hầu
hết các thông tin được truyền qua tin đồn là chính xác ước tính khoảng 75%.
Tốc độ lây lan của tin đồn phụ thuộc
vào tính hấp dẫn, tầm quan trọng của vấn đề đối với cá nhân hoặc mức độ mơ hồ
của nó đối với cá nhân. Sự mơ hồ này có thể là do việc tiếp nhận những thông
tin mâu thuẫn nhau từ các nguồn khác nhau mà ta không biết nguồn nào đáng tin
hơn nguồn nào. Và cũng có thể là kết quả của sự thất bại trong truyền thông
hoặc của những vấn đề thiếu thông tin xác thực. Điều này thường thấy phổ biến ở
những quốc gia bị chiến tranh tàn phá hoặc ở những người sống biệt lập với xã
hội, những người có ít thông tin đáng tin cậy.
Các tin đồn dù trong điều kiện bình
thường hay diều kiện chiến tranh đều có tính chất mang ít nhiều những thông tin
bịa đặt thể hiện sự thù địch chống lại nhóm này hay nhóm khác.
Sở dĩ tin đồn lan truyền bởi vì nó thực hiện 2 chức năng sinh đôi, đó là giải thích và giải toả sự căng thẳng tinh thần mà mỗi các nhân cảm thấy. Bởi các nhà nghiên cứu cho rằng, việc qui trách nhiệm cho người khác bằng lời không phải chỉ là cách giải thích cho nỗi đau buồn của mỗi người mà còn đồng thời là cách thức giải toả về tâm lý. Chúng ta đều biết rằng sự căng thẳng tinh thần của một người được giải toả sau khi người đó tiến hành sự tra tấn bằng ngôn ngữ đối với đối tượng.Việc liệu nạn nhân của sự tra tấn bằng ngôn từ đó có lỗi hay không chỉ là vấn đề nhỏ. Việc mắng mỏ ai đó thẳng vào mặt hoặc sau lưng có đặc tính kỳ lạ là nó làm giảm tạm thời sự thù địch đối với nạn nhân hay một điều ấn tượng hơn là nó làm giảm sự thù hận đối với mọi con người và sự vật.
Sở dĩ tin đồn lan truyền bởi vì nó thực hiện 2 chức năng sinh đôi, đó là giải thích và giải toả sự căng thẳng tinh thần mà mỗi các nhân cảm thấy. Bởi các nhà nghiên cứu cho rằng, việc qui trách nhiệm cho người khác bằng lời không phải chỉ là cách giải thích cho nỗi đau buồn của mỗi người mà còn đồng thời là cách thức giải toả về tâm lý. Chúng ta đều biết rằng sự căng thẳng tinh thần của một người được giải toả sau khi người đó tiến hành sự tra tấn bằng ngôn ngữ đối với đối tượng.Việc liệu nạn nhân của sự tra tấn bằng ngôn từ đó có lỗi hay không chỉ là vấn đề nhỏ. Việc mắng mỏ ai đó thẳng vào mặt hoặc sau lưng có đặc tính kỳ lạ là nó làm giảm tạm thời sự thù địch đối với nạn nhân hay một điều ấn tượng hơn là nó làm giảm sự thù hận đối với mọi con người và sự vật.
Một câu hỏi đặt ra đó là sự bóp méo và
phóng đại kì lạ đã xảy ra như thế nào trong đầu con người và đã dẫn đến những
tổn hại gì đói với nhận thức, lương tâm của công chúng?
Vì rất khó khăn để lần theo chi tiết
của quá trình tin đồn lan truyền trong cuộc sống hàng ngày, các nhà khoa học
Mỹ- Gordon Allport và Leo Postman- đã làm những cuộc nghiên cứu thực nghiệm về
tin đồn trong phòng thí nghiệm.
Các tác giả cũng thừa nhận có 5 điểm
thí nghiệm không đạt khi tái tạo lại một cách cẩn trọng những điều kiện lan toả
của tin đồn trong cuộc sống hàng ngày:
1. Sự ảnh hưởng của cử toạ là đáng kể,
nó có khuynh hướng tạo ra sự cẩn trọng và rút ngắn hơn bản tường thuật.Khi
không có cử toạ người tham gia thí nghiệm đưa ra số lượng chi tiết gấp 2 lần so
với khi có cử toạ.
2. ảnh hưởng của lời chỉ dẫn khiến
người tham gia thí nghiệm chính xác hoá tối đa và tạo ra sự cẩn trọng. Trong sự
lan toả tin đồn bình thường, không có người thí nghiệm để xem liệu chuyện phiếm
lặp lại đúng không.
3. Không có cơ hội cho người được
nghiên cứu đặt câu hỏi lại cho người truyền thông tin. Bình thường sự lan toả
tin đồn, người nghe có thể bàn tán với người đưa tin và nếu muốn anh ta có thể
kiểm tra chéo lại.
4. Khoảng cách thời gian giữa nghe và
nói lại trong tình huống thí nghiệm là rất ít. Còn trong quá trình lan toả tin
đồn bình thường nó là rất lớn.
5. Điều quan trọng nhất, điều kiện của
các động cơ hoàn toàn khác nhau. Trong thí nghịêm, người được nghiên cứu cố
gắng mô tả chính xác.Sự sợ hãi, căm ghét, mong muốn của anh ta dường như không
được khuấy động lên trong điều kiện thí nghiệm. Sự tham dự của anh ta trong
việc truyền đạt tin đồn ở thí nghiệm không mang tính cá nhân và cũg không có
động cơ sâu sắc.
Trong diều kiện trên, điều kiện 3 có
thể được kỳ vọng sẽ làm tăng độ chính xác của bản tường trình trong tình huống
thí nghiệm và sẽ sinh ra ít sự bóp méo và phóng đạ hơn trong sự lan toả tin đồn
của đời sống thực.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã cho
thấy: tin đồn là một quá trình bóp méo phức tạp mà trong đó có thể nêu rõ ba
khuynh hướng liên kết với nhau, đó là sự rút bớt chi tiết, sự nhấn mạnh và sự
sắp xếp lại.
II. Cơ chế hình thành
tin đồn
a) Sự rút bớt chi tiết
Khi tin đồn lan đi nó có xu hướng ngắn
hơn, xúc tích hơn,dễ nắm bắt, dễ kể lại hơn. Và do đó trong những lần thuật lại
kế tiếp càng ít từ được dùng và càng ít chi tiết được đề cập đến. Thí nghiệm
chỉ ra số chi tiết được ghi nhớ giảm mạnh mẽ nhất vào giai đoạn đầu của quá
trình thuật lại. Sau đó số chi tiết ghi nhớ sẽ tiếp tục giảm nhưng chậm hơn
trong suốt cuộc thí nghiệm. Dựa trên 11 thí nghiệm, các tác giả chỉ ra rằng có
khoảng 70% số chi tiết bị loại ra sau 5 đến 6 lần thuật lại.
Trong những lần truyền tin về sau
lượng thông tin ngày càng ít và đến một mức độ nào đó thì số lượng thông tin
giữ không đổi, nó được nhiều người sau học thuộc như một con vẹt và cứ thế nhắc
đi nhắc lại. Tuy nhiên cần khẳng định rằng sự rút gọn trong tin đồn chưa bao
giờ tiến tới điểm xoá sạch tin đồn. Bởi trên thực tế mỗi khi tin đồn được
truyền đi trong một nhóm người thì dù là tin đồn huyền thoại hay tin đồn bình
thường chúng cũng sẽ biến đổi theo hướng ngắn hơn và xúc tích hơn.
b)Sự nhấn mạnh
Sự nhấn mạnh là sự cảm nhận, lưu giữ
và như là số chi tiết được trần thuật lại có lựa chọn từ một ngữ cảnh rộng lớn.
Sự nhấn mạnh chắc chắn xảy ra nghịch đảo với quá trình rút bớt chi tiết. Hay
nói là sự tăng thêm một số chi tiết chiếm vị trí trung tâm trong ý nghĩa của
những lời đồn, điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố.
Các cách thức nhấn mạnh trong tin đồn:
-Việc lưu giữ lại những yếu tố kỳ
quặc, những thông tin gây chú ý xuất hiện lúc ban đầu trong chuỗi truyền miệng.
- Sự thay đổi về con số theo hướng gia
tăng, chẳng hạn tăng số lượng người, số thiệt hại... trong tin đồn.
- Sự nhấn mạnh về thời gian: các cá
nhân thường có xu hướng mô tả các sự kiện như là những cái đang xảy ra ở thời
điểm hiện tại. Bởi những cái đang xảy ra ở đây và bây giờ luôn là mối quan tâm
lớn nhất và quan trọng nhất đối với người nhận tin.
- Việc nhấn mạnh thường xảy ra khi có sự liên quan rõ ràng đến sự chuyển động và đôi khi tin đồn được tạo nên bằng việc gắn sự chuyển động cho những vật mà trên thực tế vật nay là đứng im.
- Việc nhấn mạnh thường xảy ra khi có sự liên quan rõ ràng đến sự chuyển động và đôi khi tin đồn được tạo nên bằng việc gắn sự chuyển động cho những vật mà trên thực tế vật nay là đứng im.
- Theo như hiệu ứng cái đầu tiên thì
một tin tức đến lúc ban đầu thường dễ nhớ hơn những thông tin nghe sau, do đó
cá nhân thường có xu hướng nhấn mạnh những thông tin được nghe luc đầu.
- Trong tin đồn hàng ngày, sự nhấn
mạnh biểu hiện bằng việc cá nhân dưa ra sự giới thiệu bề ngoài hợp lý và rõ
ràng.
- Kích thước tương đối của các vật
xuất hiện trong tin đồn cũng là yếu tố quyết định quan trọng của sự chú ý.
Chẳng hạn người ta thường nhớ đến những vật có kích thước lớn nhất, khổng lồ
trong câu chuyện tường thuật và nhấn mạnh vào nó.
- Hình thức nhấn mạnh cuối cùng trong
tin đồn chính là những lời giải thích thêm của người tường thuật.Nhu cầu nhấn
mạnh bằng sự giải thích thêm càng trở nên mạnh mẽ khi câu chuyện bị bóp méo quá
mức và sự mô tả lại chứa đựng những điều đáng ngờ, xung khắc.
Nhìn chung các chi tiết được rút ngắn
hay nhấn mạnh mục đích là để phù hợp với chủ đề chính của câu chuyện, khiến
chúng trở nên phù hợp với chủ đề này theo hướng làm cho câu chuyện có kết cục
gắn kết, hợp lý, tròn trịa hơn.
c) Sự sắp xếp lại
Đây là một quá trình bảo tồn và tổ
chức lại những thông tin xung quanh một số động cơ, sở thích của các cá nhân.
Quá trình ấy là kết quả hấp dẫn của những tập quán, động cơ, lợi ích và tình
cảm của những người tiếp nhận lời đồn đối với vấn đề được nêu.
Rõ ràng, cả sự rút bớt và sự nhấn mạnh
là những quá trình mang tính chọn lọc. Những việc gì dẫn tới việc xoá bỏ hay
nhấn mạnh một vài chi tiết; và cái gì giải thích cho sự hoán đổi, sự tiếp nhận
những xuyên tạc trong quá trình lây lan của tin đồn? Câu trả lời được tìm ra
trong quá trình sắp xếp lại, cái đã phải làm bằng sức mạnh hấp dẫn ảnh hưởng
đến tin đồn bởi thói quen, lợi ích, tình cảm trong đầu người nghe.
Trong tin đồn , sự sắp xếp lại thường là:
Trong tin đồn , sự sắp xếp lại thường là:
-Sự sắp xếp lại theo chủ đề chính thể
hiện ở việc thu hẹp hay nhấn mạnh các chi tiết làm cho chúng trở nên phù hợp
với tư tưởng chi phối câu chuyện hàm chứa những chi tiết ấy, làm tăng thêm tính
nhất quán, vẻ giống như thật và logic của câu chuyện.
- Sắp xếp theo sự tiếp diễn tốt đẹp đó là do con người thường có mong muốn tìm kiếm các chi tiết của câu chuyện theo một chiều hướng tốt đẹp để hoàn chỉnh ý nghĩa vào chỗ bị thiếu hoặc chưa hoàn thiện.
- Sắp xếp theo sự tiếp diễn tốt đẹp đó là do con người thường có mong muốn tìm kiếm các chi tiết của câu chuyện theo một chiều hướng tốt đẹp để hoàn chỉnh ý nghĩa vào chỗ bị thiếu hoặc chưa hoàn thiện.
- Sắp xếp lại bằng sự cô đọng. Đôi khi
có vẻ như là trí nhớ của chúng ta cố gắng hạn chế đến mức sao cho ghi nhớ càng
ít càng tốt, và thay vì nhớ hai tin sẽ tiết kiệm hơn, nhớ tốt hơn nếu hợp nhất
chúng lại thành một tin.
- Sự sắp xếp lại theo kỳ vọng tức là
sự vật được cảm nhận và ghi nhớ theo cách mà chúng thường diễn ra và theo thói
quen suy nghĩ của cá nhân.
- Sự sắp xếp lại theo thói quen ngôn
ngữ.
- Sự sắp xếp lại theo động cơ: sự quan
tâm, thành kiến, định kiến sắc tộc.
Tóm lại, các quá trình rút bớt, nhấn
mạnh, sắp xếp lại trong tin đồn không phải là một cơ chế độc lập mà chúng được
thực hiện đồng thời với nhau và phản ánh một quá trình mang tính nội tâm duy
nhất mà có kết quả là tính tự kỷ và sự xuyên tạc vốn là đặc tính của tin đồn./.
Nguyễn
Bùi Khiêm - Coppied from Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét