(Nguyễn Bùi Khiêm) Thuật ngữ dư
luận xã hội (public Opinion)
được dùng nhiều trong đời sống xã hội và trong một số ngành khoa học như xã hội
học, tâm lý học xã hội, truyền thông đại chúng… Dư luận xã hội được coi là
những trạng thái đặc trưng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội. Có thể hiểu
rằng DLXH chính là một thành phần thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội và
tính chất của nó bị quy định bởi tính chất các quan hệ kinh tế trong xã hội.
Mặc dù vậy, với tư cách là một phần của thượng tầng kiến trúc, DLXH cũng có sự
độc lập tương đối với hạ tầng cơ sở. Thí dụ, có những lúc DLXH lại tỏ ra bảo
thủ hơn so với sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội, cũng có
những lúc nó lại “đi nhanh hơn” so với hạ tầng xã hội.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về "dư luận xã
hội". Nhà triết học cổ đại Socrat cho rằng "dư luận xã
hội" là cái gì đó nằm giữa sự mù quáng và nhận thức. Theo Kant: "dư
luận xã hội" nằm ở cấp độ thấp hơn so với kiến thức và niềm tin. Theo nhiều
học giả hiện đại thì "dư luận xã hội" là ý kiến được đông đảo công chúng
chia sẻ và có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu về DLXH là
những ý kiến có tính chất phán xét, đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công
chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung.
Chủ thể của DLXH là đơn vị xã hội mà ý kiến
được coi là dư luận (ý kiến) xã hội chứ không phải là một dạng ý kiến nào khác.
Đơn vị xã hội này có thể là nhóm xã hội, tập đoàn hay hệ thống xã hội tùy theo
cách tiếp cận.
Khách thể của dư luận xã hội: là vấn đề xã hội động chạm đến lợi ích chung hoặc là có ý nghĩa đối
với các nhóm công chúng. Căn cứ của lợi ích chung và căn cứ của ý nghĩa ở đây
chính là các giá trị và chuẩn mực chung.
Năm thuộc tính cơ bản của dư luận xã hội
- Khuynh hướng: thể hiện ở chỗ tỏ thái độ
đồng tình, phản đối, lưỡng lự, chưa rõ thái độ đối với vấn đề xã hội mà nó đề
cập đến. Người ta cũng có thể phân chia theo khuynh hướng tích cực hay tiêu
cực, tiến bộ hoặc lạc hậu.
-Cường độ: thể hiện sức căng về ý kiến của mỗi
khuynh hướng dư luận xã hội.
- Sự
thống nhất và xung đột của dư luận xã hội:
- Tính ổn định, độ bền vững thể hiện ở chỗ: dư
luận xã hội có dễ bị thay đổi hay không khi có những tác động bổ sung. Ví dụ
như cung cấp thêm những thông tin mới.
- Sự
tiềm ẩn: dư luận xã hội có thể ở dạng tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời. Có
người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về trạng thái này (Ban
tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 17- 21).
Dư luận xã hội và chuẩn mực
xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tác động đầu tiên của dư luận xã hội đối
với chuẩn mực xã hội là tạo ra các chuẩn mực mới và loại bỏ các chuẩn mực lỗi
thời. Sự ủng hộ sẽ tăng lên nếu như người dân nhận thức được hành vi đó phù hợp
với trình độ phát triển cơ bản của xã hội, ngược lại hành vi đó vẫn bị coi là
hành vi lệch lạc.
Trong trường hợp họ nhận thức
được hành vi không phù hợp với định hướng phát triển cơ bản của xã hội thì hành
vi đó tiếp tục bị phê phán và vẫn là hành vi lệch chuẩn.
Các chức năng của dư luận xã hội:
đánh giá; điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội; giáo dục; giám sát; tư vấn, phản biện; giải tỏa tâm lý – xã
hội.
Cơ chế hình thành dư luận xã hội: các nhà xã hội học thường coi quá
trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai đoạn:
1) Giai đoạn tiếp nhận thông
tin;
2) Giai đoạn hình thành các ý
kiến cá nhân;
3) Giai đoạn trao đổi ý kiến
giữa các cá nhân;
4) Giai đoạn hình thành dư
luận chung
Các con đường hình thành dư luận xã hội. Chủ yếu có 2 con đường sau:
1) Hình thành qua kênh giao
tiếp cá nhân: con đường này phổ biến trong các xã hội khi chưa có các phương
tiện truyền thông đại chúng.
2) Hình thành qua kênh giao
tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền thông đại chúng: sự phổ
biến thông tin qua con đường này rất nhanh. Thông tin ban đầu đến với hàng
triệu, thậm chí hàng tỷ người.
Dư luận có nghĩa là
phản ứng của nhân dân (đó là tán thành, không tán thành, hay bàng quan) đối với
những vấn đề đáng lưu ý chung về chính trị và xã hội nảy sinh, như là: quan hệ
quốc tế, chính sách nội bộ, các ứng cử viên bầu cử, quan hệ dân tộc. Đó cũng là
quan niệm của A.K. Uledov về dư luận xã hội là “Sự phán xét thể hiện sự đánh
giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng đời sống xã hội”.
Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận có tính hai mặt: ở khía cạnh thứ
nhất, ảnh hưởng của dư luận đến truyền thông còn khía cạnh thứ hai thì
ngược lại: sự ảnh hưởng của truyền thông đến dư luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét