Khiemnguyen

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Sự kiện và truyền thông - những điều cũ mà chưa cũ



Có kẻ hư ngôn nào đó đã cho rằng, sự kiện có thể được ví như xác con chuột chết, còn báo giới như một đàn quạ, chỉ chực chờ xâu xé, tranh cướp miếng mồi vốn đã đầy rẫy những gì chẳng thơm tho chút nào. Xin không bình luận về những hư từ ấy, nhưng từ đó cũng rút ra được một số ý không phải không có ý nghĩa, đó là sự lạm dụng quá mức việc khai thác các tình tiết, các thông tin khác nhau về sự kiện để là bơm vá, làm màu, giật gân, câu khách… mục tiêu cuối cùng vẫn là nhằm kiếm ăn. Hơn 80 năm về trước, trên báo Đông Phương đã có người đả phá cách làm báo này. Xin đăng lên đây để mọi người cùng suy nghĩ.

CÁI CHẾT CÓ DUYÊN

Chết thì là chết, trừ những bậc anh hùng, liệt nữ, chí sĩ nhân nhân, ai chết cũng là mất đời. Dẫu như Tây Tử, Vương Tường, lúc sống đẹp như ngọc, tươi như hoa, làm cho vua chúa mê man, sỹ phu ngấp nghé đi nữa, lúc chết cũng đến đào sâu chôn chặt, chẳng ai để lại làm mắm.
Thế thi, chết thế nào là chết có duyên?
- Chết có duyên, nghĩa là người chết mà chuyện chưa hết.
Tôi mun nói thêm về vụ án mạng cô Tuyết Hồng.
Trong ít năm nay, ở nước này, những người cũng chết như cô Tuyết Hng, tuy chng nhiều, cũng không phải ít. Có lẽ Sở Tân Đáo (Service d’Immigration) ở dưới âm ty cũng phải bối rối về việc kiểm soát dị nhân Việt Nam. Nói về cái nạn phụ nữ tự sát là một phn bé tỷ tỳ ty, mà trong hồi cô Tuyết liệng xung hồ Trúc Bạch, cũng có được bn cô nữa làm bạn đồng nghiệp (tên họ bn cô ấy số báo trước ở chỗ này đã có kể rõ).
Vậy mà đi với những người kia thì chẳng ai nói đến, hay có nói đến cũng chỉ đăng tin mà thôi. Riêng về cô Tuyết Hồng thì báo nào báo ấy, thuật hàng bốn năm cột, tiếp hàng ba bốn kỳ. Ngay tờ Đông phương này, vắn dài cộng có ba bài nói đến, mà còn chưa theo kịp các bạn đồng nghiệp. Bấy giờ phàm một lời, một tiếng của kẻ có dây mơ rễ má với cô Hồng đều được ghi chép tất cả.
Tại đất Hà Nội, cô Hồng đã được hân hạnh ngồi lên mặt hai tờ báo nọ. Thậm chí có kẻ vì cô Hồng mà chép sử nữa. Coi cũng vinh dự đấy chớ.
Đó mới là hết lượt ngoài Bắc, bây giờ lại đến phiên trong Nam.
Hôm qua tờ Công luận gửi ra cũng thấy nói đến án mạng cô Hồng, nhưng chỉ có ít hàng qua loa. Hôm nay, trong tập báo ở nhà giây thép đem về, giở đến tờ Trung lập, đã thấy cô Hồng ngồi chểnh chêm ở trên trang nhất rồi. Ở báo Trung lập cái tượng cô Hồng hôm nay, cũng lớn bằng cái tượng cô Khang hôm nọ. Trân trọng hơn là cô Hồng hôm nay được ngự chính giữa mà cô Khang chỉ ghé ở bên cạnh.
Cứ theo như lời phụ thuật của ông Phiêu Linh tức Bùi Thế Mỹ thì vì ở trong ấy các báo đều nói về việc cô Hồng tự tử, làm cho ông phải nóng ruột, cũng phải nói theo, không thể đợi nghe cái kết cục của luận ngoài này.
Té ra cái chết của cô Hồng chẳng những chỉ làm sôi nổi làn không khí Hà Nội, mà còn làm rung rang cả vùng không khí Sài Gòn nữa. Một cô bé con chết về việc hôn nhân bất như ý, mà được quốc dân chú trọng đến thế, chẳng phải là tốt ra làm sao?
Xét ra cái chết của cô Hồng mà rung rẩy như vậy, căn do có người muốn vùi nó đi.
Ngay khi cô Hồng nằm ở nhà xác, thì có kẻ đã viết thư đến các báo, xin đừng đăng tin.
Đông phương cũng nhận được thư ấy, nhưng chúng tôi xé ngay. Thấy vậy lúc đầu có vài tờ báo biết là trong đó có điều ám muội, muốn tìm ra manh mối, để rửa oan cho kẻ thác oan, kế đó mấy tờ báo nữa trước kia không nói đến, bây giờ cũng xen vào mà làm cho rối beng dư luận. Thế là con đom đóm đã thành ra bó đuốc lớn. Báo ngoài Bắc la ó tự nhiên báo trong Nam phải tưởng là việc quan hệ không thể nín thinh, cho nên cô Hồng lại bay thẳng vào Nam.
Nhưng cái duyên cô Hồng không phải đến thế là hết đâu, còn nữa nay mai còn có một tụi sẽ rước cô này lên sân khấu nữa kia. Phải, cái dịp lợi dụng được chẳng lợi dụng cũng thiệt. Nếu duyên cô Hồng mà còn rớt rát ít nhiều thì bọn kịch này may ra cũng nhờ cô mà kiếm ăn được.

Thục Điểu
Đông phương, số 434, 1931

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét