Khiemnguyen

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Phát hành báo chí cũng cần phải được đào tạo?

ĐỘC GIẢ ĐANG ĐỌC BÁO THEO “GU”
Huỳnh Thị Kim Phụng - Chủ tịch Hội đổng thành viên, là người sáng lập Công ty phát hành Trường Phát vào đúng thời kỳ đầu phát triển hưng thịnh của báo chí. Chị đã từng làm việc tại báo Tuổi Trẻ vào những năm đẩu thập niên 90 (thế kỷ trước). Với hơn 200 đầu báo - tạp chí đang được phát hành qua hệ thống công ty của mình tới độc giả của hơn 30 tỉnh thành trong cả nước, Trường Phát trở thành công ty phát hành báo chí tư nhân số 1 Việt Nam hiện nayChị đã dành choNhà báo và công luận một cuộc trò chuyện thú vị về phát hành nhân dịp 21/6/2013.
+ Được xem là đơn vị tư nhân đi đầu trong việc hình thành công ty phát hành báo chí, cảm nhận của chị về thị trường báo viết hiện nay?
Báo chí ngày nay cạnh tranh khốc liệt. Bạn đọc ngày càng kén chọn, chỉ đọc theo một “gu” riêng. Đối với các toà soạn, việc đầu tư cho marketing, PR cho mỗi tờ báo - tạp chí đã được chú trọng rất nhiểu, nội dung cũng đã phát triển theo kịp xu hướng báo chí thế giới. Báo chí ngày nay phát triển khá mạnh nhưng tồn tại một nghịch lý, đó là hệ thống quầy sạp chuẩn để chào bán báo gần như không có nên diện mạo của thị trường phát hành báo chí vẫn dậm chân tại chỗ. Điều này góp phần làm mất một phần hình ảnh báo chí trong mắt độc giả, cụ thể số độc giả đang giảm dần. Một điểu dễ cảm nhận là thị trường báo viết hiện nay có quá nhiều thay đổi so với 15 năm về trước. Với cách nay hơn mười năm thì có khoảng 200 tờ báo - tạp chí, thì nay có khoảng gần 700 báo - tạp chí các loại. Tuy nhiên, báo in đã bắt đầu rơi vào giai đoạn khủng hoảng để nhường chỗ cho xu hướng đọc báo điện tử, báo mạng.
+ Theo chị, “gu” đọc báo của độc giả được hiểu như thế nào ?
Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc sống tất bật hơn nên nhiểu người chọn giải pháp đọc báo mạng. Hơn nữa, tâm lý của độc giả khi mua một tờ báo đọc ngày càng chọn hình thức, trong đó trước tiên chọn hình ảnh đẹp, cách trình bày bắt mắt rổi sau đó mới chú ý đến nội dung. Theo đó, độc giả chú trọng đến lối viết không cầu kỳ, đi thẳng vào nội dung chính. Nhưng có một thực tế cả hai miền Nam Bắc vẫn có “gu” đọc riêng. Độc giả miền Nam, họ đọc lướt qua nội dung của tờ báo, chọn những gì mình thích thì xem trước tiên. Còn độc giả miển Bắc thì đọc một cách đẩy đủ, chi tiết, nhưng không quá cầu kỳ vể hình thức. Có một trào lưu mới đang tồn tại khi nhiều bạn đọc đọc theo thị hiếu, thích đọc những tờ báo mô tả tình tiết gây hiếu kỳ mang nội dung liên quan đến 4T (tình, tiền, tù, tội). Đối tượng bạn đọc này thường không cần những trang báo đẹp mắt, chỉ cần giá rẻ, nội dung thường được mô tả càng chi tiết, cụ thể càng tốt.
+ Như vậy độc giả đang quan tâm điều gì trên mặt báo, còn người làm báo viết những gì để phù hợp với độc giả?
Viết báo là viết những điều bạn đọc cần, nhưng có một thực tế bạn đọc luôn thích những câu chuyện ly kỳ rẻ tiền, mặc dù cũng có nhiều tờ báo có định hướng riêng khó chấp nhận. Nhiều báo hiện nay, nhất là những báo có liên kết với công ty tư nhân, vì mục đích chạy theo lợi nhuận nên thường đưa ra tít bài rất giật gân, gây hiếu kỳ để câu khách, nội dung bài viết thường miêu tả chi tiết, phóng tác câu chuyện quá sự thật nhằm tăng tính kích thích, rùng rợn và gây tò mò. Chính vì có thị hiếu rẻ tiền này nên số lượng bạn đọc của các báo chính thống đang giảm đáng kể. Một vấn đề đáng báo động đang đặt ra, các báo có nên chạy theo thị hiếu của bạn đọc, vi mục tiêu lợi nhuận nhanh mà đánh mất bản sắc của báo và làm xáo trộn thị trường như hiện nay không? Do đó, tôi cho rằng bên cạnh việc định hướng bạn đọc quan tâm gì, hay người làm báo có nên viết theo nhu cầu bạn đọc hay không thì tùy thuộc vào từng loại báo và giới hạn ở một mức độ nhất định. Bản thân những người làm báo phải cân nhắc trong việc “chiểu chuộng” bạn đọc để đứa con tinh thần cùa mình vừa đáp ứng nhu cầu bạn đọc, vừa đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn. Ngoài ra các cơ quan quản lý báo chí cần nắm bắt, ngăn chặn kịp thời những thị hiếu, xu hướng rẻ tiền để định vị báo chí xứng đáng là sản phẩm văn hóa có tính định hướng.
+ Theo chị người làm báo nên làm gì trong bối cảnh lượng thông tin mạng đang lan tràn và báo viết đang mất dần độc giả?
Chúng ta nên phân biệt giữa báo in và báo mạng. Các trang báo mạng đang rất thành công trong việc thu hút bạn đọc của mình vì tính cập nhật thông tin nhanh, chiphí rẻ, lại dễ gây tò mò. Điều đó là nỗi lo lớn cho báo in. Nhiều chiến lược được đặt ra cho báo in phải làm là cải tiến từ nội dung đến hình thức và đặc biệt là chiến lượcmarketing đúng đắn. Tuy nhiên, dù nói gì đi nữa thì nội dung luôn quyết định đến sự thành công của tờ báo. Nội dung mỗi bài báo phải có chiều sâu, tính tổng hợp cao, có nguổn gốc đáng tin cậy và phải chọn riêng cho mình một đối tượng bạn đọc nhất định. Bên cạnh hình thức của tờ báo phải tương thích với tính thẩm mỹ của đối tượng mà minh muốn hướng tới. Vì giá trị của báo in mà  báo mạng không có được đó lá tính lịch sử, tính lưu trữ và cả tính thân thiện với bạn đọc nên tính đến nay thì báo in Việt Nam vẫn còn được nhiều bạn đọc quan tâm.
+ Như chị đã nói đội ngũ phát hành báo chí hiện không chuyên. Vậy chúng ta cần phải làm gi để giúp họ phát triển và có thu nhập tương đối như những ngành nghềkhác?
Điểu mà đội ngũ phát hành hiện nay đang cần là vấn đề đào tạo. Họ toàn làm tự phát, tự học hỏi, tự nâng cao tay nghề. Trong các trường đại học và cao đẳng thì chỉ có ngành phát hành sách hoặc các môn học về phát hành báo thì chỉ mang tính sách vở,không có tính thực tiễn. Vấn đề trước mắt theo tôi là cần có những khóa huấn luyện kinh doanh - phát hành báo chí, để người làm nghề phát hành có kiến thức cơ bản vềthị trường, thống kê, tâm lý bạn đọc, phương thức bán báo hiệu quả,... để họ yêu nghềvà tự sống với nghề. Còn đứng dưới khía cạnh là một công ty phát hành, đội ngũ phát hành của công ty phải luôn được huấn luyện theo từng mức độ khác nhau và được thực hành ngay nên tay nghề của nhân viên mới ổn định.
+ Hiện tại trong hệ thống phát hành báo chí tồn tại 3 hệ thống phát hành: hệ thống phát hành báo chí Trung ương, tòa soạn báo tự phát hành và hệ thống phát hành tư nhân. Đâu là thế mạnh điểm yếu của 3 hệ thống này ?
Hệ thống phát hành báo chí Trung ương ưu điểm rõ nhất phủ rộng toàn quốc, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa. Nhưng xét về hiệu quả kinh tế lại không cao, do chí phi lớn, số lượng tiêu thụ thấp. Phòng phát hành của từng tòa soạn có thế mạnh chủ động theo cơ chế riêng của từng tòa soạn, tính tập trung cao. Nhược điểm không có được thông tin toàn cảnh về thị trường báo chí, vì số đầu báo phát hành ít, khó tìm ra giải pháp phù hợp cho tờ báo. Hệ thống phát hành tư nhân có tính năng động, sáng tạo nhưng phải tự chịu trách nhiệm về đấu tự, lợi nhuận. Hệ thống này có lợi thế bao quát được, am hiếu thị trường nhưng có nhược điểm nguồn kinh phí giới hạn nên chỉ tập trung phát hành ở các khu vực trọng điểm của cả nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét