Khiemnguyen

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Hội tụ truyền thông là tất yếu?

BÁO IN THỜI SỐ HÓA - TỒN TẠI HAY LÀ CHẾT?

Câu hỏi này đã được những nhà quản lý báo chí, những người làm báo đau đáu đặt ra từ nhiều năm trước. Tồn tại hay là chết? Đã có nhiều cách trả lời, nhiều hướng tiếp cận lạc quan khi cho rằng: Báo in không thể chết. Nhưng rõ ràng, không chết sẽ phải thay đổi, thay đổi mạnh mẽ về tư duy làm báo!

Khi báo chí truyền thống phải cạnh tranh với mang xã hội
Ngay sau khi Việt Nam chính thức kết nổi Internet toàn cầu nảm 1997, tạp chí Quê Hương, cơ quan báo chí đầu tiên đưa thông tin lên mạng. Đến 2012, cả nước có 62 báo, tạp chí điện tử, trong đó có 16 báo, tạp chí điện từ độc lập; khoảng 300 trang tin điện tử của các báo, tạp chí, đài phát thanh - truyền hình... Báo chí điện tử đãnhanh chóng khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng to lớn trong đời sống báo chí; đóng góp quan trọng, có hiệu quả vào công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Sự ra đời, phát triển của báo chí điện từ đã mở ra cuộc canh tranh với báo in, phát thanh, truyền hình về nội dung thông tin, công chúng, thị phần quảng cáo...
Nhận thức được xu thế phát triển, khả năng tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt cùa đời sống xã hội của báo điện tử, ngày 22/7/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay, để tăng cường quản lý; thúc đẩy, tạo điều kiện cho báo chí điện tử phát triển đúng định hướng, góp phần cùng với các loại hình báo chí truyền thống thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước.
Sau 7 năm thực hiện Chỉ thị 52-CT/ TW, báo chí điện từ có sự phát triển nhanh cảvề số lượng và chất lượng; đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm báo điện tử cũng được bổ sung, tăng cường về số lượng và trình độ chuyên môn, chính trị. Báo chiđiện tử Việt Nam đang từng bước phát huy các lợi thế công nghệ, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong hệ thống báo chí cách mạng. Thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật cùa Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí cùa xã hội, đổng thời là phương tiện thông tin đối ngoại quan trọng và hiệu quả, là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống diễn biến hoà binh trên mặt trận tư tưởng...
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, báo chí điện tử còn không ít khuyết điểm, thiếu sót như: Thực hiện không đúng tôn chi mục đích, còn nhiểu thông tin sai sự thật, có xu hướng đưa nhiểu tin theo kiểu “giật gân” câu khách, khai thác nhiểu thông tin vệ các vụ án, chuyện đời tư cá nhân, các vấn đề tâm linh, mê tín dị đoan, vụ việc tiêu cực...; một số vấn để phức tạp, nhạy cảm liên quan đến đối ngoại đưa tin thiếu thận trọng, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội và quan hệ ngoại giao.
Cùng với sự xuất hiện của báo điện tử, ở Việt Nam trong vài năm gần đây đả xuất hiện thêm nhỉểu loại hình truyền thông như mạng xã hội, trang tin điện tử tổng hợp, blog cá nhân... Tính đến hết ngày 7/5/2012, cả nước có khoảng 227 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động. Ngoài các mạng lớn có thông tin tổng hợp như Zingme, Go.vn, Yume, Tamtay, nhiểu mạng khác đang phát triển theo hướng chuyên biệt, hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể có cùng đam mê sở thích. Đáng lo ngại, một số mạng xã hội nước ngoài đã từng bước thâm nhập thị trường Việt Nam, nhưng không đăng ký hoạt động theo quy định của pháp ỉuật Việt Nam, điển hình là Facebook. Đầu năm 2009, Facebook thâm nhập vào thị trường Việt Nam, sau một năm, đã thu hút khoảng 2 triệu thành viên. Tính đến đầu nãm 2012, số lượng thành viên Facebook đạt hơn 5 triệu; dự kiến sau một năm nữa có thể lên tới 10 triệu.
Mặc dù thông tin trên các trang mạng xã hội, blog cá nhân mang tính cá nhân, chưa được kiểm chứng, nguồn gốc không đáng tin cậy, nhưng cũng không thể phù nhận vai trò, tầm ảnh hưởng, khả năng chi phối dư luận xã hội của nó. Theo số liệu thống kê của Comscore, năm 2011, trong 10 website có số lượng người truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, có tới 4 website có thứ hạng đầu là website truyền thông xã hội, không phải báo chí điện tử chính thống. Rất nhiểu thời điểm và sự việc thông tin trên các trang mạng xã hội và blog được công chúng đọc và bàn luận nhiểu hơn những thông tin chính thống trên báo chí điện tử. Điều này có thể thấy nếu như báo chí chính thống không thông tin nhanh, mở rộng thông tin nhiểu chiều, xông vào những vấn đềbức xúc của xã hội thi khó có thể chi phối, hướng dẫn dư luận xã hội.
Truyền thông trong tương lai: “Ba trong một”
Thị trường giải trí và truyển thông của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng rất nhanh và được kỳ vọng sẽ vượt ngưỡng 2,3 tỷ USD trong năm 2013. Thế nhưng, cùng với sự phát triển thì việc “phân hóa” cũng ngày càng rõ rệt hơn. Để tổn tại và phát triển, không có cách nào khác là phải tích hợp “ba trong một” giữa báo mạng, báo giấy và truyền thông di động.
Theo ông Trán Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Vàn hóa, Thể thao và Du lịch - Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 13 trên thế giới về dân số. Với số dân trên 86 triệungười, trong đó hơn 40% ở độ tuổi dưới 35, Việt Nam là “mảnh đất” tiềm năng cho sự phát triển các công nghệ mới. Điều này cũng tạo điều kiện cho truyền thông hiện đại qua điện thoại di động cũng như trên internet phát triển. Internet đã làm thay đổi thói quen đọc báo. Đó là câu nói của hầu hết những người làm ở lĩnh vực báo chí. Đi đôi với sự phát triển của internet thì báo mạng cũng được “trọng dụng”. Nói như ông Huỳnh Văn Tần - Phó giám đốc Marketing PNJ - với tin tức thì không có phương tiện nào làm chúng lan nhanh như trên internet.
Thêm vào đó, “tính tin tức” trên internet cập nhật nhiều hơn so với báo giấy và truyền hình. Ngoài ra, báo mạng còn được xem là một công cụ giao lưu xã hội. “Người ta đọc tin xong còn bình luận. Đó là điều thú vị của nhiều người và cũng làm cho tờ báo sinh động hơn. Đây chính là lý do khiến báo mạng được giới trẻ yêu thích”, ông Tần nhận xét.
Các chuyên gia cho rằng, hiện nay tivi vẫn chiếm vị trí rất vững chắc và luôn nổi trội. “Nói gì thì nói, truyền hình vẫn không thể bị thay thế bởi các phương tiện truyền thông mới”, bà Trần Thị Thanh Mai - Tổng giám đốc Công ty TNS - khẳng định. Theo phân tích của bà Mai, truyển hình là một kênh truyền thông, nhưng với công nghệ mới như hiện nay, mức độ tích hợp ngày càng cao hơn. Người ta có thể sử dụng màn hình tivi như máy tính, cũng có thể vào internet..., và các chương trình tivi cũng có thể xem được trên điện thoại di động.
Tất cả những thứ đó được xem là phương tiện phát sóng truyền hình, nên không thể nói là truyền hình sẽ “chết” khi internet phát triển như người ta đã đánh giá. Hơn nữa, mọi người vẫn thích nghe âm thanh, thích xem hình ảnh, nên không gì có thể thay thế tivi được. Càng ngày, các phương tiện càng gần nhau hơn.
Theo các chuyên gia, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiểu nhất trong “thời đại công nghệ số” là báo giấy. Các cuộc nghiên cứu của TNS trong năm 2008 cho thấy, có rất nhiều người cho biết sẽ không đọc báo giấy nữa, mà chuyển sang đọc báo mạng. Theo một cuộc khảo sát, có nhiếu lý do nhưng quan trọng nhất là tin tức của các tờ báo hiện nay quá giống nhau.
Có một sự kiện gì đó xảy ra thi các báo cùng khai thác. Vì vậy, chỉ cần đọc một tờ báo là có thề nắm tất cả các thông tin mới nhất. Tại Hội nghị xuất bản châu Á thường niên lần thứ tư diễn ra trong tháng Bảy vừa qua, ông Steve Garton, Giám đốc Điều hành media Công ty Synovate Limited (Hồng Kông), cho rằng: “Trong tương lai, các báo chuyên ngành, tạp chí sẽ phát triển tốt, ngược lại, “báo chính thống” sẽ gặp khó khăn”. Cùng quan điểm này, bà Mai chia sẻ: “Chỉ có những tờ báo đặc thù như bóng đá, thể thao hay chuyên về tin tức giải trí, giật gân như các tờ Công an, An ninh Thế giới... mới khiến người ta thích thú hơn so với các tờ chỉ đăng tin tức thông thường”.Đã có nhiều cuộc tranh luận trên khắp thế giới đề cập vấn đề “còn hay không còn chỗ cho báo giấy” và trên thực tế, báo giấy hiện đã không cạnh tranh nổi với báo mạng. Vì vậy, lời khuyên cho một nhà lãnh đạo trong ngành truyền thông thông minh là: “Các bạn phải tích hợp giữa báo giấy với báo điện tử và truyền thông di động. Việc này tuy khó khăn nhưng phải bắt đẩu ngay từ bây giờ, nếu không sẽ quá muộn - bà Margaret Seale, Giám đốc Điều hành Random House Ausưalia and New Zealand, nói./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét