Khiemnguyen

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Vì sao người ta quyết ra đi?



Hôm qua, đọc trên otofun, có mem xin ý kiến mọi người rằng có nên bỏ ra 250 triệu để chạy một suất làm giáo viên ở thành phố không? Mỗi người một ý, nhưng tự mem đó láy gải rằng, khi đã đi khỏi làng quê, học hành thành đạt đến đâu thì chưa biết, nhưng nếu không có công ăn việc làm, chưa nói chuyện miếng cơm manh áo mà duyên phận cũng khó khăn vô cùng, “có chó nó lấy”… Khổ vậy, nên nhiều ít chưa bàn mà là phải cố. Đọc báo về chuyện của hơn 70 năm về trước, thấy có những điều còn rất mới, úp lại để mọi người đọc chơi.

BỎ LÀNG
 Người thôn quê mình xưa nay vẫn có một cái đặc tính là ở đâu yên đấy, giàu nghèo tin ở phận đành một niềm cày sâu cuốc bẫm, chẳng quản chân lấm tay bùn, ăn cho qua bữa ở cho qua thì, miễn là đủ đóng đủ góp với làng xóm, giữ giỗ giữ tết với tổ tiên cho trọn đạo thế là mãn nguyện, chớ không hay ước ao, mơ mộng những sự xa xôi, nơi quê cha đất tổ ch cắt rốn chôn rau mà một khi đã phải dứt tình rời bỏ ra đi là một kẻ cùng liều, họ lấy thế làm đau đớn cực nhục lắm!
Thế mà ngày nay, cái tâm lý ấy lại trái hẳn, kẻ ra đi thì không muốn về nữa, kẻ ở làng thì tấp tểnh muốn tìm đi. Vì họ trong thấy chung quanh xóm giềng họ mạc ở trong làng quanh năm đầu tắt mặt tối, làm chẳng đủ ăn mà kẻ đi ra ngoài thì làm nên ông tham, ông phán, ông ký, ông thông, làm nên cửa cao nhà rộng, giỗ lớn ma to, vợ con sung sướng, quyền thế hách dịch, dù đi làm thuê làm mướn cũng được mát mặt họ làng, hèn ra đi ở làm con vú con sen, thằng xe, thằng quít cũng được yên thân, quan bất lần dân bất nhiễu, ăn không phải ăn độn ăn lót, mặc không phải mặc rách rưới, lại có tiền công, tiền bổng để giữ đóng giữ góp ở làng sòng phẳng lắm.
Đau đáu một câu hỏi rằng: Nên đi hay ở?
Trông người ngắm mình, họ nhận thấy cái thân phận họ kém hèn mà thêm phiền thêm tủi! Sống trong cái cảnh bùn lầy nước đọng ăn không có chất bổ, ở không có vệ sinh, quanh năm cũng khổ s đời đói rách, cái thân phận ấy đã chẳng ai thương, lại bị nhiều kẻ ăn hiếp bắt nạt. Đến nỗi người thành thị nhiều khi đùa giỡn, mỉa mai nhau thường dùng hai tiếng “nhà quê” tặng nhau để ám chỉ là kẻ ngu si, kh khạo. Hình như chốn thôn quê là một cái thế giới khác, người thôn quê, việc thôn quê không ai thèm bàn nói tới.
Họ yên trí nơi thành thị là chốn thiên đường lạc quốc. Họ quả quyết kéo nhau đi. Nhà có người làm việc nhà nước thì mong tiếp dắt anh em đi theo, nhà có con đi học thì mong có một chỗ làm, giá tìm được chỗ mà cần phải bán điền địa dinh cơ để lo chạy họ cũng cam lòng, trong nhà đã có người đi làm thì cha mẹ vợ con trông cả vào đồng lương tháng, ngồi rồi, ăn dưng, tự lấy thế làm mãn nguyện. K có anh em họ mạc ra ngoài thì tìm tới nương tựa để mưu cuộc sinh nhai, bỏ cái năng lực của mình về việc ruộng nương cấy cày, theo đuối những công việc mà xưa nay chưa từng biết, khiến cho cái sản nghiệp cũ bị điêu tàn, mà cái cơ nghiệp mới chưa gây dựng được. Vì đấy mà nơi thành thị càng ngày càng lâm vào cái cảnh đông đúc chật hẹp, chốn thôn quê thì vắng vẻ, điêu tàn. Trước cái tình trạng ấy, nêu không có gì cứu vãn cho cuộc sinh hoạt của người thôn quê thì nơi thành thị không thể nào bớt được cái nạn nhân mãn thất nghiệp, rồi nhân vật lộn với sự đói, no, ấm, lạnh mà gây nên những tội ác gớm ghê.
Vì cái hiểm tượng trong xã hội như vậy, chúng tôi muốn cho dân quê có một cuộc sinh hoạt tốt tươi đầy đủ, chúng tôi muốn cho dân quê có cái sinh thú đặc biệt ở nơi đng ruộng thôn trang khiến cho người thôn quê sẽ nhận chọn lấy cái hạnh phúc, cái lạc thú của mình không phải ở nơi xa lạ. Muốn cho lời nói được thực hiện, việc làm có kết quả, chúng tôi mong chính phủ ban bố cho một cuộc giáo hoá đại đồng để nâng cao trình độ dân trí khuyến khích bảo trợ những công nghệ thực nghiệp trong làng. Nói tóm lại thì chúng tôi mong chính phủ ly dân quê làm gốc, muốn cho dân Việt Nam được tiến hoá mau thì trước hết phải chăm lo bi đp cho phn gc đã, mà việc bồi đắp ấy, thì công cuộc mở mang dân trí, cứu vãn dân sinh là cái phương pháp duy nhất vậy.

Đạm Hiên
Thời vụ, số 1, 1938

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét