Khiemnguyen

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên


Nhân chuẩn bị kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu của cá nhân và góp phần cùng các bạn tìm hiểu tài liệu chính thức về ngày lễ trọng của người cầm bút, chúng tôi xin trích dẫn một số nội dung liên quan đến sự ra đời và hoạt động của báo Thanh Niên (trích từ cuốn Tổng quan Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam).
Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, tư tưỏng lý luận cách mạng vô sản được truyền bá vào Việt Nam qua báo Le Paria của Hội Liên hiệp thuộc địa, L’ Humanité của Đảng Cộng sản Pháp, Inprekorr của Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc, phái viên của Quốc tế Cộng sản và là uỷ viên Bộ Phương Đông của Quốc tế được c đến Hoa Nam để trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam và một s nước Đông Nam Á.
Cùng với việc m lp, kết nạp đoàn viên mới, Ngưi chủ trương xuất bản báo Thanh niên, ra số 1, ngày 21/6/1925. Đây là một phương thức hoạt động hoàn toàn mi lạ: vừa tổ chức, huấn luyện, vừa ra báo. Những đoàn viên thanh niên cộng sản chỉ biết đến hình thức tuyên truyền miệng, kết nạp đoàn, chưa từng nghĩ đến xuất bản, viết và in báo.
Về danh nghĩa, lức đầu báo không công b là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào, thực tế là cùa Thanh niên cộng sản đoàn, vể sau, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (thường gọi là Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội) ra đi, báo Thanh niên được gọi là cơ quan của Tổng bộ Hội Thanh niên xuất bản cho đến cuôi năm 1929, khi Hội kết thúc vai trò lịch sử của minh.
Măng sét báo Thanh niên in trên đầu trang 1, chạy ngay từ trái sang phải vẽ ngôi sao năm cánh, bên trong ngôi sao viết s báo, rồi đến hai chữ Thanh niên - chữ Hán, và Thanh niên - chữ Việt. Hàng dưi, về bên phải có ngày ra của s ấy. Tất cả những chữ trên đều đặt trong khung kẻ trang trọng[1].
Toàn bộ các trang báo được viết trên giấy sáp, bằng bút thép nhọn. Các số phần nhiều là 2 trang, có số 4, 5 trang. Mỗi trang thưng chia làm 2 cột, mỗi dòng trong một cột là 8 - 9 chữ viết to dễ đọc. C trung bình của tờ báo là 18 x 24cm.
Báo in xong phần lớn được gửi về trong nước theo đường dây bí mật. Một s được gửi đến các tổ chức của Hội Thái Lan, Trung Quốc, người Việt yêu nước Pháp và đến Quốc tế Cộng sản. Các bài viết dùng từ Annam (chưa dừng từ Việt Nam), Những chữ d, c, ph, ngh... được thay bằng z, k, f, ng...
Chiếc máy in mà Bác dùng để in tờ Báo Thanh Niên đầu tiên

Bản in có số lượng ít, đôi khi bị mất trên đưòng chuyển về nước, nên ít cơ s nhận được báo đều đặn, đầy đủ. Nhiều nơi đã tổ chức chép tay thành nhiều bản để truyền nhau đọc. Thậm chí có nơi, đã là hội viên 3 năm mà chưa được đọc một tờ báo Thanh niên nào[2].
 Cơ quan mật thám của Pháp để nhiều công sức theo dõi, truy tìm các đưng dây chuyển báo, đánh vào các cơ sở của Hội, ngầm đưa tay sai vào nội bộ Hội để bí mật ăn cắp báo, tổ chức dịch ra chữ Pháp để nghiên cứu, đôì phó. Trong kho lưu trữ của Pháp hiện Aixăng Prôvăngxơ, có bộ sưu tập khá đầy đủ báo Thanh niên, được dịch ra chữ Pháp toàn văn những bài quan trọng, còn những bài khác chỉ tóm tắt nội dung chính yếu.
Những tổ chức, đảng phái khác, những người biên tập và quản lý các tò báo xuất bản công khai trong nưóc, không được nhìn thấy báo Thanh niên xuất bản bí mật, nhiều lắm chỉ nghe tên báo qua câu chuyện nhỏ to với nhau.
Thấy ảnh hưởng của báo Thanh niên ngày càng lớn, đã có người tự nhận là cơ quan, chi nhánh của đảng mình. Báo Le Paria xuất bản Pari, số 38, tháng 4-1926, đưa tin: Ở Quảng Châu, từ tháng 7 năm vừa qua đã xuất bản bằng chữ Việt và chữ Hán, mỗi tuần 2 kỳ, báo Thanh niên, cơ quan của chi nhánh châu Á Đảng Việt Nam độc lập".
Trần Văn Chỉ, một sinh viên Việt Nam viết trên báo Le Drapeau rouge, xuất bản ở Pari, ngày 18-2-1927: Đảng Việt Nam độc lập có 2 t báo, một ỏ Pari là L' Ame annamite và một Trung Quốc là Thanh niên của Nguyễn Ái Quc.
Việc nhận báo Thanh niên là cơ quan của đảng mình, nhằm mục đích gây uy tín cho đảng của họ, một đảng tập hợp nhiều khuynh hướng chính trị phức tạp, không có ảnh hưởng trong người Việt Pháp bao nhiêu và đa phần đang bế tắc, đứng bên bờ vực tan rã.
Báo Thanh niên có hai thi kỳ phát triển: thời kỳ thứ nhất, từ số 1 đến số 88, do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo biên tập, in, phát hành. Tháng 4-1927, Nguyễn Ái Quốc chuyển vào hoạt động bí mật, rời Quảng Châu, báo Thanh niên bắt đầu thời kỳ thứ hai, do Tổng bộ Hội Thanh niên chỉ đạo. Trong thực tiễn vận động của phong trào yêu nước và phong trào công nhân có những vấn đề mi nảy sinh, phản ánh vào nhận thức của những người lãnh đạo các cấp bộ Hội, kể cả Tổng bộ. Đến cuối năm 1929, báo Thanh niên ngừng xuất bản[3].



[1] Đây là nói tới măng sét một s tò báo gốc, biết được qua bản chụp. Còn những t khác, măng sét có thay đổi không thì chưa rõ, vì không có bn chụp, chỉ biết nội dung các bài qua bản dịch ra chữ Pháp của cơ quan mật thám Pháp hoặc dịch lại t tiếng Pháp sang tiếng Anh của người nghiên cứu và luận án khoa học.
[2] Xem Đảng Cộng sn Việt Nam; Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.1, tr. 373.

[3] Báo Thanh niên ra số cuối củng là s bao nhiêu, ngày, tháng, năm nào, đến nay chưa được xác định rõ. Hunh Kim Khánh viết trong sách: Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam: giai đoạn trước khi giành chính quyền (1925 - 1945), Canada, 1972 (tiếng Anh) cho rẳng báo Thanh niên ra được tất cả 208 số, tính đến tháng 5-1930 (tháng 5, được tác giả đánh dấu hi, đặt trong ngoặc đơn, trang 70, có ý là còn ng vực). Ở đây có sự không hợp lý và mâu thuẫn, trang 83 viết: đã giải thể tổ chức Hội Thanh niên. Tố chức không còn mà báo lại vẫn xuất bản?
Một tun báo xuất bản Hà Nội mi đây viết: báo Thanh niên xuất bản đèn ngày 12/2/1930. Điu này chưa rõ.
Ở Aing Prôvăngxơ, trong kho lưu trữ cùa Pháp, có bn dịch ra chữ Pháp đến số 197, ngày 26/11/1929, không có văn bản nào nói đây là số cuối cùng hay còn tiếp tục xuất bn đến bao giờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét