Khiemnguyen

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Vấn đề "Tự do ngôn luận" thời kỳ Pháp thuộc



Ngày 12/8/1936, Chính phủ Pháp ra sắc lệnh mới về báo chí do Tổng thng Lơbroong ký có tiếp chữ ký của Bộ trưởng Tư pháp Ruyca, Bộ trưởng Thuộc địa Mutê; ngày 17/9/1936, Xinvétxtơrơ thay mặt Toàn quyền Đông Dương Rôbanh, ký nghị định ban hành Đông Dương, sc lệnh có ba điều. Sau đây là điều 1 và điều 2:
"Điều 1: Trong các lãnh thổ Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên và Lào, việc công bố hay truyền bá bằng bất cứ biện pháp nào những tin tức sai lầm, những văn bản xuyên tạc và vu cáo đi với người khác vì cố tình mà làm gim lòng tin, sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến một năm và phạt tiền từ 100 đến 3.000 phrang hoặc một trong hai hình thức đó, khi ấn phẩm hoặc việc truy bá ấy dẫn tới làm rì loạn kỷ luật và đạo đức và các lực lượng lục quân, hải quân và không quân”.
"Điều 2: Những vi phạm điều trên sẽ bị đưa ra xử trưc tòa án tiểu hình".
Rất nhiều đơn gửi lên Toàn quyền xin phép ra báo đã bị bác. May lắm có tò nào được ra thì cũng qua một thời gian dài điều tra, xem xét… (Theo Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam – trang 64, 65).
Trong bối cảnh đó, báo chí Việt Nam đã có nhiều ý kiến đấu tranh với nhà cầm quyền, đòi quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Xin giới thiệu với các bạn một bài viết trên báo Ngày nay, số 47 năm 1937:

TỰ DO NGÔN LUẬN
CHƯA NÊN THẤT VỌNG

“Không thể cho báo chí quốc ngữ được tự do!” - Đó là lời ông toàn quyền Brévié tuyên bố với ông Nguyễn Văn Sâm, hội trưởng hội Báo giới Liên hiệp trong Nam.
Lần này thật không có thể lầm được nữa.
Ông toàn quyền cùa chính ph Binh dân, ông toàn quyền mà chúng tôi vẫn tin là dè dặt, thận trọng, đã rõ ràng cho chúng ta biết cao kiến về vấn đề quan hệ ấy.
Báo c quốc ngữ sẽ không dược tự do.
Báo chí sẽ kng th tiến bộ được, đành chịu cái số phận bun tẻ hiện thời, một số phn mỏng manh, bất trắc. Chính phủ sẽ tùy theo sở thích từng lúc, tùy theo cao hứng từng ngày, mà thi thố cái quyền sinh sát ca mình. Báo chí sẽ luôn luôn sống trong sự lo s cho cái tính mệnh ong, kiến, vàthế, sẽ không đủ tài lực, không đủ cam đảm để truyền bá tư tưởng mới, để soi đuốc văn minh, như người ta thường nói, vào những nơi tối tăm.
Báo chí sẽ không có thể gây nên dư luận, hay hay là đại diện cho dư luận được. Báo chí sẽ khỏng dám bày tỏ những nguyện vọng chân thành ca dân, sẽ kng dám chỉ trích hay đả động tới những điều lỗi, những sự sai lm của nhà đương cuộc.
Báo chi sẽ không có thể làm đủ được nhiệm vụ, không có thể chọn được thiên chức của mình.
Ông toàn quyền Brévié đã muốn thế, ông toàn quyền ca chính phủ bình dân, ông toàn quyn thứ nhất đã đem công lý và tự do của nước Pháp tự do đến cho ta.
Vì lẽ gi vậy? Theo ông, vi một lẽ rất gỉản dị: chính phủ ch có phương phép ấy là màu nhiệm để kiểm soát báo chí, để dẫn báo chí vào con đường quang minh.
Chúng tôi hiểu ông lắm. Ông sợ những điều lạm dụng, ông lo báo chí sẽ là nơi trú chân của sự vu khống, ca sự dọa nạt đ ăn tiền.
Nhưng đối với những điều đáng bỉ ấy - những điều ta thấy trọng hết thảy báo giới hoàn cầu, kc báo giới các nước văn minh - không phi ch có phương pháp kia là màu nhiệm. Không phải chỉ có để cho chính phủ quyền cho phép và đóng cửa báo mới có thể ngăn cản được sự dọa nạt ăn tiền và vu khống.
Là vì còn có pháp luật. Chúng tôi thành thực mong chinh phủ tuyên hành một đạo luật phạt rất nặng những sự b ổi có thể xảy ra trong làng báo. Hin gi bên Pháp, hai nghị viện cũng đương lo tìm phương trừ sự lạm dụng mà vn giữ được sự tự do cho báo chí. Cluing tôi tưởng thi hành đạo luật sắp ra ấy cũng đủ ngăn phòng những điều ôug lo sợ.
Thản hoặc cho là chưa đủ nữa, chúng tôi cũng không h phàn nàn, nếu chính phủ muốn lập một đạo luật chặt chẽ hơn. Miễn là báo chi chúng tôi được chút ít bảo đảm cho sinh mệnh của mình. Thi dụ như đem chế độ báo giới bên Tunisie áp dụng ở đây. Theo chế độ y, một t báo cũng có thể bị đóng cửa, nng quyền đóng cửa ấy, không phải ở chính phủ, mà ở tòa án.
Chúng tôi chỉ muốn có nơi để tự bênh vực lấy quyền lợi, để khỏi phải ân hận không biết tại sao bị thu giấy phép, không biết vì cớ gì còn sống sót.
Báo chúng tôi bằng chữ quốc ngữ, mà hội đồng chính phủ hầu hết không biết tiếng Annam, nên đành phi dựa vào những bài dịch; mà dịch tức là làm lạc nghĩa di. Hơn nữa, Hội đồng chính ph ch biết tới những mu văn, không có ý kiến gì v toàn th một tờ báo, nên không th nào định đoạt một cách công minh được.
Chúng tôi chỉ muốn rời bỏ cái chế độ khắt khe như vậy. Chế độ ấy khiến chúng tôi không dám thành thực. Dân gian và chính ph nhân đó đều bị thiệt thòi. Thí dụ như về đạo luật lao động mới ra tháng trước. Báo chí chữ quốc ngữ không dám đem bàn một cách công nhiên, không dám tỏ lòng nhiệt, cũng ch vì cái chế độ chúng tôi đương chịu đựng.
Vậy, kết luận, đã có lời tuyên bố đáng ngán kia ca ông toàn quyền, chúng tôi vẫn còn mong, mong sẽ có ngày nếu khòng được hn quyn tự do, báo chi cũng sẽ sống một đời quang đãng hơn. Chúng tôi mong ông toàn quyn sẽ nghĩ lại, và sẽ đồng ý với ông Justin Godart, đồng ý với Tiểu ban thuộc địa ở Hạ nghị viện Pháp, và sẽ đồng ý với chúng tôi.

Hoàng Đạo
(báo Ngày nay, số 47, ngày 21 Février 1937)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét