Khiemnguyen

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Các thể loại báo chí thông tấn (phần 1)



NHỮNG VN Đ CHUNG VỂ THỂ LOẠI BÁO CHÍ

Dn đề
Th loại báo chí là một trong nhng hiện tượng phức tạp của hoạt động báo chí. Để hệ thống lý lun hoàn chỉnh và hoạt động thực tiễn thành thục là điều không ddàng.
Chúng ta biết rằng các sự kiện, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sng xã hội có mức độ giá trị khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình huống và mục đích cụ thể mà nhà báo hoặc bộ (ban) biên tập lựa chọn một thể loại thích hợp để chuyển tải ni dung nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng đúng thể loại báo chí có ảnh hưởng rất ln đến chất lượng và thành công của tác phẩm, vì không chỉ đơn thuần là xác định hình thức thể hiện mà trước hết nghiên cứu đối tượng, phân tích ni dung, phạm vi phản ánh và mục đích nhất định ca tác phẩm. Vì vậy, thông hiểu và sử dụng tốt thể loại báo chí s giúp người làm báo lựa chọn nhanh chóng hình thức trình bày bài viết, giúp công chúng tiếp nhận tác phẩm phong phú, đa dạng toà soạn dễ nhận diện được các thể loại để tổ chức trang báo, chương trình phát thanh, truyền hình, các website mt cách khoa học, phù hợp vi quan điểm và định hướng tuyên truyền của chế độ, của giai cấp.
Có thể nói, đối với công chúng thì họ không mấy quan tâm đến lý thuyết hay thực hành thể loại, mà quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm. Thậm chí một s giảng viên và nhà báo còn cho rằng thể loại là vấn để “cũ”, “lạc hậu”, “nhà báo cứ viết mà không cần học thể loại”... Tuy nhiên, phải nói ngay rằng đã là nhà báo chuyên nghiệp  thì chắc chắn phải am tường và sử dụng tốt thể loại báo chí.
Thể loại và thể loại báo chí là gì?
Dĩ nhiên còn nhiều tranh luận về khái niệm này. Nó đang tiếp diễn cả trong nước lẫn ngoài nước và chưa hoàn toàn thống nhất.
Chẳng hạn tiếng La-tinh, tiếng Pháp chữ “Genre” và tiếng Nga (?) nghĩa là loài, kiểu, giống và cũng có ý là bản chất.
Từ điển Bách khoa toàn tLiên Xô (năm 1985) cho rằng: Thể loại khái quát hóa những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách thể hiện tác phẩm ca mọi thòi đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới” (từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, M 1985, trang 431. bản tiếngNga).
Từ điển tiếng Việt (năm 1992) coi thể loại khuôn khổ, lối viết và hình thức viết.
Phần giải thích từ ngữ của Nghị định 51/2002/NĐCP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí nói: “tác phẩm báo chí là tên gọi chung cho tất cả các thể loại tin, bài, ảnh… đã được đăng, phát trên báo chí”.
ni lại hiểu nội hàm th loại như một kiểu tái hiện đi sống hiện thực, một cách tổ chức tác phẩm va mang tính quy luật loại hình vừa vận động phát triển.
Một s ý kiến quan niệm đơn giản rằng thể loại suy cho cùng là các phương pháp thu thập, xử lý tư liệu, hình thành tác phẩm v sự kiện, vấn đ, con người của đời sng xã hội nhằm đáp ứng hoạt động nghiệp vụ ca nhà báo.
Cũng định nghĩa nói thể loại là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đối ổn định của các tác phẩm được phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyn tải nội dung sự kiện, vấn đề, con người mang tính tư tưởng thẩm mỹ và ý đồ nhất định của người thể hiện...
Điều dễ nhn thấy là hầu hết các loại hình văn học, nghệ thuật đều có phân chia thể loại. Thí dụ trong văn học có các thể loại tự sự, trữ tình, kịch hoặc theo cách khác thơ, tiểu thuyết, kýkịch; trong âm nhạc có thính phòng, giao hưởng, ca khúc; trong hội họa có sơn dầu, sơn mài, sơn lụa, ký hoạ Nhìn chung, cách  gọiphân chia các thể loại để phù hợp với mức độ giá trị ca sự kiện, vấn đ, nhân vt cũng như ý đ, mục đích ca người thể hiện hoặc cơ quan báo chí.
Tổng hp những ý kiến trên, có thể hiểu thể loại báo chí là xã luận, bình luận, phỏng vấn, ghi nhanh, tường thuật, tin, phóng sự, điều tra… được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay.
Tiêu chí chung đ nhận diện th loại báo chí
Vấn đ này cũng còn phức tạp bởi chưa có sự phân giải rõ ràng và thấu đáo. Theo chúng tôi, có th đưa ra một sô tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí như sau:    
Thứ nhất, là khả năng nắm bắt hiện thực đời sống xã hội (chọn sự kiện, vấn đ, nhân vật nào... để phản ánh, hay nói cách khác là phản ánh cái gì trong thời điểm đó?
Th hai là mức độ phản ánh, phân tích, lý giải vấn đề của người viết (độ nông  - sâu; trước mắt - lâu dài...; chng hạn mức độ thể hiện thể loại tin sẽ khác với bình luận, xã luận, phóng sự…)
Thứ ba là năng lực trình bày, triển khai tác phẩm về vấn đề mà người viết lựa chọn (năng lực về tư duy, ngôn ngữ, cảm xúc và các công cụ khác hay còn gọi là phong cách cá nhân).
Thứ tư là mức độ ảnh hưởng và tác động của tác phẩm đối với công chúng, đi với xã hội trong thời điểm đó hoặc lâu dài, hay còn gi là hiệu qủa tác động. Điều này rất quan trọng, vì suy cho cùng vẫn là hiệu quả cuối cùng của tác phẩm và báo chí nói chung đối với cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội theo định hướng và mục đích nhất định.
Thứ năm là tác phẩm đó có tên gọi cụ thể, có tính lý luận, khoa học, có tiêu chí, được thực tiễn kiểm nghiệm và tồn tại tương đối ổn định trong đời sống thực tiễn báo chí.
Tt nhiên còn một số tiêu chí nữa mà các nhà báo, các nhà khoa học và những ai quan tâm có thể bổ sung và hoàn thiện thêm.
Như vậy, các tiêu chí chung là cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu và xác định từng thể loại báo chí cụ thể và mỗi thể loại lại có đặc điểm, tiêu chí riêng, có ưu thế, hạn chế riêng... để phát huy thế mạnh hoặc bổ sung cho nhau trong hệ thng thể loại báo chí nói chung.
(Xin mời xem tiếp phần 2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét