Từ
bước tiến tới của báo giới Việt Nam
đến những vết biến thiên của quốc văn trên trang báo, chí
|
Hoa Bằng
|
Sau cuộc Nga, Nhật chiến tranh (1904 -1905), ở xứ ta, khoảng năm 1907-1908, nổi dậy cái phong trào ruồng khoa cử, chuộng quốc văn. Báo chí quốc văn lần lượt “khai sinh” vào “sổ” ngôn luận từ đó.
Trước đây độ 34 năm, làng báo Việt Nam hãy còn như “con nhà hiếm”. Toàn xứ lác đác mới có vài tờ báo do chính phủ lập ra, chỉ có tính cách là những tờ công báo, làm cơ quan rao truyền công việc cai trị của nhà nước.
Trong Nam, có tờ Gia Định báo (lối năm 1865) của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, là một tên lính tiên phong trong đội quân báo chí xứ này. Sau đến những tờ Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn cũng đều là những tay kỳ cựu cả.
Ở Bắc kỳ, hồi đó, trừ mấy tờ báo viết bằng chữ Pháp do người Tây chủ trương như Courrier d’Haiphong và Avenir du Tonkin, về phần người Nam mới chỉ có một tờ Đăng cổ tùng báo viết bằng chữ hán và tờ Đại Nam đồng văn nhật báo có một phần viết bằng quốc văn.
Tờ Tùng báo do ông Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút (1908) chính là những “nhát cuốc khai khoang” trong làng báo quốc văn ở Bắc kỳ.
Sau đó, những tờ Đông dương tạp chí và Trung Bắc tân văn mới dần dần lơ thơ mọc trong địa hạt
báo giới Nam việt.
Thời gian qua. Làng báo ta nay đã ngày một “đa đinh” và có vẻ sầm uất, thịnh vượng hơn trước.
Dựa vào báo chí, ta nhận thấy trong vòng hơn 30 năm nay, quốc văn
đã biến
thiên nhiều lắm.
Có thể chia làm từng thời kỳ để đánh dấu những vết biến
thiên ấy.
Thời kỳ phỏng theo củ pháp và văn thể tàu.
Đó là thời kỳ đầu tiên của làng báo
ta. Trong những cây bút quốc văn bấy giờ, trừ một vài nhà đặc
tây học viết vần theo lối tự nhiên, giản dị nhưng không kêu ra, hầu hết các nhà báo có nho học đương thời đều viết theo văn thể tàu cả. Từ cú pháp đến điệu văn, họ
đều rập theo lối tàu. Đồng thời họ lại gieo giắc vào quốc văn những thành ngữ và điển tích trong sách chữ hán: Nhạn sa, cá lặn; ngắm gió, cợt giăng; bạn với Lưu Linh; con thuyền Xích Bích...
Còn các tân văn tiểu thuyết? Hầu hết là dịch theo tiểu thuyết tàu mà đăng lên báo. Bấy giờ họa hoằn mới có một “sản phẩm” như cuốn Trần Hưng Đạo vương truyện của ông Phan Kế Bính. Nhưng nội dung truyện này, từ hành văn cho đến bố cục, lại theo đúng
hệt khuôn sáo của tàu.
Thời kỳ thâu thái những danh từ mới
Từ năm 1907 trở đi, sau những cuộc cổ động đổi mới, người mình chịu ảnh hưởng của những cuốn sách do các nhà
tiên tiền trong nước viết bằng chữ hán như Văn minh tân học sách, Nam quốc giai sự, Nam quốc vĩ nhân truyện, Quốc dân độc bản thượng biên và hạ biên (sách trường
Bác cổ số A. 174) đã bắt đầu làm quen với các danh từ mới: bán khai, thực dân, giệt chủng, kinh tế, lập hiến chính thể, cộng hòa chính thể…
Hồi Âu chiến trước (1914 -1918), tờ Nam Phong ra đời (N. P. số 1 ra ngày ler Juillet 1917) lại tiếp tục làm công việc truyền bá danh từ mời ấy. Việc làm này của Nam Phong có ảnh hưởng rộng hơn, vì đã có tờ báo làm cơ quan, lại lấy tiếng mẹ đẻ làm lợi khí, nên những danh từ về triết học, khoa học, văn học được “nhập cảng” khá nhiều.
Thời kỳ lượm lặt thành ngữ và mô
phỏng cú pháp của văn Tây
Trên tờ Thực nghiệp dân báo, người ta đã mạnh bạo ứng dụng những thành ngữ trong pháp văn, như: nói vịt, xây lầu bền
Y-pha- nho.., có khi
lại theo lối tây
mà đặt chữ nếu, chữ dẫu ở đầu câu phụ đi theo sau câu chính.
Thời kỳ cải cách thể văn xuôi
Trước hết, tờ Đông Tây của Hoàng
Tích Chu, có thể văn xuôi,
nhất là lối văn viết báo thường hay chú trọng
về lối biền ngẫu đối nhau: chữ lựa cho thật trọi, vế gióng cho thật cân. Đọc lên, người ta thấy có âm điệu kêu ròn vì khéo hòa hiệp bằng trắc, như đọc một bài tứ lục.
Hồi năm 1926, Hoàng Tích Chu từ
Pháp về nước nhà, mang theo cái hoài bão cải cách lối văn viết báo. Trước Ngọ báo, sau Đông Tây (vào khoảng 1932), Tích Chu đã
mạnh bạo
thực hành lối văn xuôi mới: viết
theo điệu văn tây từ
ngữ thể đấn cú pháp. Vì Tích Chu đi cực đoan, nên câu văn không khỏi nhấm nhẳn gióng một và lấc cấc. Nhưng sau cuộc cải cách ấy, văn giới và báo giới không phải không
chịu ảnh hưởng. Một
chứng cớ: từ đó, lối văn đối nhau
dần dần “khuất bóng” trên các mặt báo.
Thời kỳ cải cách văn vần
Từ năm 1933, đi kèm vời những tiếng hài hước trào phúng, lối thơ mới, tức thể thơ tự do,
được thành lập. Lối thơ này chịu ảnh hưởng rất nhiều của thơ Pháp, nên từ cách dùng chữ, đặt câu, đến lối ngừng hơi và gieo vần, có thể nói, hoàn toàn theo tây cả. Trong
phái thơ mới, trừ một số ít có
chân tài đáng kể ra,
phần nhiều đã lạm
dụng cái danh nghĩa “thơ tự do” mà làm
cho nó thành tản văn hóa với những chữ cầu kỳ không đúng nghĩa và những ý rỗng tuếch nhưng
ngớ ngẩn, vu vơ... Dẫu vậy, nhờ có cuộc cải cách văn vần này, thơ ca ta nay đã đỡ sáo, đỡ bó buộc, đỡ chật hẹp, và thêm vào những ý mới, lời đẹp và giọng êm.
Báo giới ta cũng đã tiến bộ! Quốc văn ta cũng đã trải nhiều
bước biến thiên.
Cuộc đời là một cuộc tiến. Có tiến mới sống còn được. Báo giới và quốc văn
cũng phải chuộng một công lệ ấy.
Làm cho quốc văn ngày một tiến, ngày một đến được tận thiện, tận mỹ, công việc
ấy, trách nhiệm ấy đương
trút trên vai
chúng ta và những người sau chúng ta./.
|
Tri Tân tạp chí
(Số 20, ngày 24 Octobre 1941)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét