Khiemnguyen

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Phu trạm - những người bảo đảm thông tin, liên lạc trong thời phong kiến

Làm việc ở dịch trạm là một số cu-li (công nhân - tiếng Pháp) và Nho sĩ trong vùng. Họ được chia thành phu phen, lính gác, phu trạm chạy bộ hay chạy ngựa, coi ngựa, thư lại và trưởng trạm. Họ được miễn trừ thuế và quân dịch, được trả công nhật bằng gạo. Theo một thông ngôn ở Tòa Khâm sứ thì các cu-li được trả lương tháng là 5 tiền (0,40fr). Chính phủ nhượng cho họ một khoảnh đất để làm nhà và vài thửa ruộng nhỏ để trồng lúa hoặc khoai. Họ luôn trong tình trạng sẵn sàng lên đường bất cứ giờ nào kể cả ngày hay đêm.

Thư lại của trạm có vai trò phân công lần lượt từng người. Một thân cây khô đục lõm dùng làm trống. Khi gọi ai, viên thư lại gõ vào cái trống mấy tiếng theo nhịp đã định trước. Từ xa có thể nghe được tiếng gõ này và các cu-li phải bỏ việc trên đồng chạy ngay tới nhận nhiệm vụ.

Công việc ở trạm gồm chuyên chở quan lại và hành lý của họ, khí tài của quốc gia và trước hết là vận chuyển thư từ, công văn. Sự trung thành trong vấn đề vận chuyển là điều rất cần thiết bởi họ có tên trong trạm và sẽ bị trừng phạt rất khắt khe. Nhân viên thư trạm đeo môt cái chuông nhỏ ở thắt lưng. Họ còn mang thêm một cái cờ An Nam nhỏ để trên đường chạy việc nếu cần dừng hoặc xin ưu tiên họ sẽ phất cờ lên.

Tổ chức này có từ thế kỷ IX và luôn cung cấp dịch vụ tuyệt vời. Họ đã vận chuyển thư tín cho chúng ta trong khắp nội địa An Nam và vẫn vận hành trơn tru.

Ở Bắc kỳ, phu trạm là những cu-li do mỗi làng cử ra như là một nghĩa vụ nộp tô. Ở Trung kỳ, họ được tổ chức theo kiểu nhà binh. Các cu-li ở trạm được gọi là lính, trưởng trạm gọi là đội.

(Nguồn: Du ký Trung kỳ - trên đường cái quan)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét