Khiemnguyen

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Xã hội hóa truyền thông - hay câu chuyện về cái mới của thông tin

Vừa đọc bài viết của một vị không thuộc giới báo chí viết về báo chí. Lâu nay khi nói về báo chí truyền thông, người ta hay nói về những chức năng nọ kia với những thuật ngữ cả kỹ thuật và chính trị xã hội rất đẹp đẽ và ko dễ hiểu chút nào. Vậy nên đọc bài viết của vị này thấy đơn giản và dễ hiểu. Đại khái báo chí là người trung gian chuyển thông tin về cái mới đến cho công chúng. Công chúng là người tiếp nhận thông tin, người ta cần và chỉ cần cái gì mới, cái mà người ta chưa biết mà thôi. Vậy nên nói chức năng của báo chí bao nhiêu cũng đủ, nhưng nói một câu cũng đủ rẳng báo chí phải truyền đạt cái mới đến công chúng. Câu chữ của lý luận hay nói về chức năng và nhiệm vụ... kẻ viết dòng này đã lọ mọ tìm hiểu xem chức năng là cái gì, thấy thằng tàu nó giải thích chứ không định nghĩa rằng chức năng nghĩa là cái gì đó sinh ra hay tồn tại nhằm để làm gì, ví dụ như cái nồi sinh ra để nấu cơm... thế mà thôi. Chứ vẽ vời ra thì nó còn là vật dụng trang trí, nếu nó đẹp, để khoe khoang hay khẳng định giá trị nếu nó đẹp, độc hay đắt... Sẽ hoa hết cả mắt nếu như mô tả quả nhiều về cái nọ cái kia tích cực hay không tích cực, nhưng nghĩ và xem xét đơn giản thì cái nồi chỉ là cái nồi à nó chỉ dùng để nấu cơm mà thôi.
Vậy cho nên kẻ viết này cũng thấy đơn giản hơn nhiều để nghĩ về chức năng của báo chí đơn giản như chức năng của cái nồi vậy, nó sinh ra để đưa thông tin mới, phục vụ, bán, cho, tặng... những thông tin đó tới công chúng. Nói nhanh và nói gọn như thế.
Hôm qua trao đổi với một người bạn về xu hướng truyền thông hiện đại, có nhiều quan điểm được nêu lên qua lại với nhau, nhưng để tìm được một tiếng nói chung là khó khăn, bởi cách tiếp cận vấn đề của hai người có những khác biệt khá cơ bản. Đã nói đến xu hướng là nói về một điều gì đó có tính phổ biến, được nhiều người hưởng ứng và theo đuổi. Xu hướng mang tính hiện đại tức là nó cập nhật được những gì đặc trưng nhất mang hơi thở và năng lực của ngày hôm nay và ngày mai. Đó là cách nói rất chuẩn chỉ về lý luận (?). Nhưng xét đến cùng, nếu như cái nồi sinh ra chỉ để nấu cơm thì người ta chỉ quan tâm đến cơm như thế nào thôi, còn cái nồi xét đến cùng cũng chỉ là cái công cụ. Đành rằng con người trong sự tiến hóa và phát triển luôn gắn với sự phát triển của các loại công cụ, nhưng mục tiêu của sự phát triển ấy cũng luôn chỉ hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà thôi. Đã là nhu cầu của con người thì vấn đề cốt lõi lại mang tính bản năng thuần túy, con người là con người nhất, nhân văn nhất là con người sống đúng với mình, với nhu cầu của mình.
Mời các bạn xem lại hai bức ảnh, của hai giai đoạn phát triển của báo chí:
Từ đầu thế kỷ 20:
Và gần một thế kỷ sau:
Hai bức ảnh, hai không gian khác nhau, nhưng có một điểm chung là tất cả đều tập trung vào phản ánh bằng những công cụ hiện đại đường thời. Cái nồi dùng để nấu cơm trong cả hai trường hợp này là dùng máy ảnh, máy ghi hình để nấu một nồi cơm bằng hình ảnh phục vụ công chúng. Con người đi từ khách quan đến nhận thức chủ quan thông qua những hình ảnh thu nhận được và nhận thức nó, hiểu nó. Vậy nên từ ngàn xưa các cụ đã nói trăm nghe ko bằng một thấy... mắt chưa thấy, tai chưa nghe thì cái đầu chưa tin.
Vậy ên xu hướng truyền thông hiện đại phải nói gọn gàng là xu hướng của việc thỏa mãn nhu cầu nghe - nhìn của công chúng. Truyền hình, phát thanh và báo mạng ko phải vì thế mà lên ngôi mà phải nói rằng, vì nó thỏa mãn nhanh nhất với khả năng tiếp nhận của công chúng, dễ làm họ tin nhất (có thể là như vậy thôi) cho nên khả năng đó quyết định vị trí và chỗ đứng của xu hướng này trong giai đoạn hiện nay./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét