Khiemnguyen

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Ngàn năm thương hoài một bóng hình ai...



Ở HAY ĐI

dòng người bỏ làng ra đi nhưng lại có dòng người trở về làng với biết bao trăn trở “ở hay đi”.
“Nhưng còn một hạng người nữa, một hạng người khá đông trong xã hội,... ấy là những hưu quan, công chức, nghiệp chủ, thương gia nơi thành thị, hoặc những người hẩm vận lổ thời, lúc vãn niên hoặc vì sinh kế, muốn quay về chốn quê cha đất tổ để an hưởng tuổi già... Nay vì cảnh ngộ phải về chốn quê nhà đất cũ... Họ nhận thấy cái gì cũng chướng tai nghịch mắt... Đã có nhiều người có chí khí hăng hái, quyết đem công tâm nhiệt huyết ra, đem tài năng kiến thức... để bồi bổ cho chốn tử phần thành một cái cảnh tượng “nhật tân nguyệt dị”(l), gây cho dân thôn được sống một cuộc đời thảnh thơi sáng sủa.
Muốn đạt tới cái mục đích ấy thì phải khao vọng, vì chốn hương thôn “vô vọng bất thành quan”(2)...; thế là phải đem tiền của vết theo làn sóng thịt xôi. Muốn giữ lấy chức vụ trong dân phải đem tiền đút lót, ganh địch với những kẻ bò bướu, nhẫn nhục với những kẻ ngu hèn. Nhưng muốn cầu lấy thực sự, thì lại còn một đoạn nữa rất gồ ghề khúc khuỷu là lúc thi thố cái chí hoài bão của mình. Lấy thịt xôi, tiền bạc mà chinh phục lòng dân là một việc dễ, nhưng lấy tài năng lịch duyệt mà chinh phục cái thói nhân tuần cổ hủ, cái tập tục lưu truyền thì rất khó.
Một thân đúng giữa ba luồng lửa, tự thấy mình bơ vơ trống trải, không ai hiểu thấu, không ai hộ vệ.
Bởi cái tình cảnh buồn rầu thất vọng như vậy nên gần đây những người thức giả trong dân đã xu hướng về cái phương kế bưng tai bịt mắt, họ không phấn đấu không hàng phục, nhưng không can thiệp vào nữa. Như thế cũng vị tất đã yên thân, không có của thì họ khinh miệt... Nếu có của ăn của để thì họ tìm cách vay mượn, sách nhiễu, chẳng chịu lun ngọt nhạt thì cái cơ nghiệp của mình chỉ kết liễu bằng mấy chĩnh rượu ngang, hay một chai rượu lậu giấu trong vườn đất nhà mình, bằng không thì chỉ vài mẻ cướp đêm cướp ngày thì cũng hết. Thế thì ở hay đi?
Ấy cái tình cảnh của một hạng người đương bị giam hãm trong cái hoàn cảnh xấu xa nhơ bẩn như vậy... Dân quyền vốn là trọng, nhưng cái trình độ dân quê hiện nay chưa xứng đáng được hưởng cái quyền ấy, vì họ chỉ biết đổi lá thăm lấy bữa rượu, kẻ đã mất cơm rượu để mua chuộc cử tri, lại trông vào túi lũ dân đen mà bù lại, cứ thế mãi không chọn được người hay...


Đạm Hiên
Thời vụ, số 19, 1938

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét