Khiemnguyen

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Chạy chọt việc làm nay và xưa...



(Nguyễn Bùi Khiêm) Chuyện chạy chọt vào làm việc trong các cơ quan nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp của nhà nước đã âm ỉ tự bao lâu nay và nó bùng lên khi một quan chức của Hà Nội nói thẳng ra tại một cuộc họp cấp thành phố, rằng người ta phải bỏ ra cả trăm triệu đồng để vượt qua kỳ thi công chức… Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc đã điều tra và làm rõ rằng chả làm gì có chuyện đó. Chả biết nói gì, đành post lên đây một bài báo vừa đọc được về một chuyện cách đây 74 năm.
CHIẾC GHẾ HƯƠNG SƯ ĐÃ THÀNH MỘT MÓN HÀNG ĐU GIÁ
Nhà nước muốn tránh sự “sao nhãng” và sự “suy suyển” về số lương tháng của hương sư, nên đã bắt các làng có trường học phải nộp đủ số lương trong một năm tại Nông khố Ngân hàng cho nhà giáo tự lên lĩnh lấy. Duy còn một sự kén chọn thầy giáo thì nhà nước để quyền cho hương hội các xã được tự quyền tìm lấy người hợp tình hợp ý cho khỏi có sự xung đột của hai bên, tưởng thế cũng là hợp lẽ lắm; không ngờ vì cái quyền ấy mà chiếc ghế hương sư ngày nay có nhiều nơi đã thành một món hàng đấu giá của tổng lý và nha lại. Họ không cần tìm người học khá, nết tốt để làm khuôn vàng thước ngọc cho con em, họ ch cốt vụ lợi cho túi tham không đáy, dựa vào quyền kén chọn để đem người trong vây cánh của mình, hay người có tiền nhiều lễ tốt đã chịu luồn lọt đút lót cho họ.
Một tờ sức của quan trên đưa về hương hội làng nào cho phép lập trường, hay tới tai các nhà giáo hay những người trí thức chưa thành nghiệp gì, vẫn còn nằm khàn ăn báo đợi cơ hi, tưởng không có thứ điện tín nào nhanh chóng bằng. Trong tổng ngoài huyện, ông nào cố tình liên lạc với một người nào trong làng ấy là đã tìm mánh khoé để dấp danh ứng tuyn. Các ông cựu tổng lý, các ông tân học lỡ thời, các ông nhà Nho mạt vận đều tự nghĩ mình co chút học thức các ông con một, nhà giàu cũng muốn có chút danh phẩm trong làng trong tổng, ngần ấy ông làm cho chiếc ghế hương sư trở nên cao giá. Muốn tranh lấy lợi, muốn cầu được vinh, các nhà mô phạm ở thôn quê phải qua đoạn đường quanh co khúc khuỷu, luồn lọt vào ông chánh ông lý, ông tiên chỉ, ông chánh hội, cùng những người có quyền thế ăn nói trong làng, để nhờ bênh vực dàn xếp cho. Sự bênh vực dàn xếp ấy, muốn cho có kết quả tốt, tất phải cạnh tranh nhau bằng tiền. Ông thì khấn toàn ban hương hội là mấy chục, và sửa rượu mời dân, ông thì xin khoán trắng một món tiền và tự giảm mỗi tháng lương mấy đồng. Mỗi ông đứng một phe, mỗi phe định một giá bí mật với nhà mô phạm. Cuộc điều đình dàn giá với dân xong, lại còn đến lượt nha lại nữa. Mảnh bằng, sức học dù có giá trị cũng phải có món chi kiến khá hậu, để rào dập lối khiếu nại của bên địch với mình. Quan đã bẩm cho, lại bắt theo lên tỉnh, vào hầu quan Thượng, quan Đốc, quan Kiểm hay quan Huấn, quan Giáo. Cái công trình chờ đợi thực là vất vả khó nhọc mà sự phí tổn cũng chẳng ít, bấm số lương mỗi năm thượng số 120p mà phải lo lót chạy chọt đã mất quá nửa rồi.
Lại một nỗi khốn cho nhà giáo nữa là nếu làng được giấy phép mở trường trước khi dựng sổ dự toán chi thu thì còn may, bằng sổ dự toán làm rồi thì đành phải dạy không cho đến sang năm mới có lương, nhà giáo muốn giữ chỗ cho bền để hòng bù lại sự phí tổn khó nhọc, tất nhiên phải vay mượn mà chi dùng trong thời kỳ ấy.
 Ấy cái cảnh khó khăn cực nhục của nhà giáo ở thôn quê là thế. Chúng tôi tin sự học vị tất đã là một viên thuốc bách giải, nhưng chính phủ chưa tìm được phương kế nào khá hơn, thì hãy nên lưu tâm đôn đốc sự học của dân quê chúng tôi không đến nỗi thua kém ở nơi thành thị, chúng tôi cũng biết ở thành thị vì thiếu trường mà trẻ em bị cái khổ đi xin học, nhưng ngoài trường công ra, còn có nhiều trường tư thục, chứ ở chốn thôn quê, các nhà giáo đã bị cái khổ đi xin dạy, thì thầy không đủ tiền mở trường, trò không đủ tiền nộp học phí đ thầy. Bởi thế nên ở thôn quê khó lòng m được một ngôi trường tư thục xứng đáng. Vậy chúng tôi mong rằng chính phủ đã giữ lấy trách nhiệm khai hoá cho dân tất cũng mong xét tới trình độ dân mà không đến nỗi thẹn, dân chúng tôi nhờ công giáo hoá cũng không đến nỗi tủi. Muốn như vậy thì việc dựng trường, việc chi lương, việc kén thầy dạy, chúng tôi thiết tưởng do sự chủ trương của hương hội các làng là những cơ quan đã hủ nát, thì không bao giờ thành hiện được.
Nguồn: Báo Thời vụ, số 72, năm 1938

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét