Khiemnguyen

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Phong cách tác phẩm - phong cách tác giả (phần 2)



2. Thể loại và phong cách thể loại
Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ “qui luật loại hình của tác phẩm. Ứng với một nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể”.
Thể loại tác phẩm văn học cho người đọc biết phương thức tái hiện đời sống và hệ thống các phương tiện, biện pháp thể hiện tương ứng. Trong thể loại tác phẩm văn học, bao giờ cũng có sự thống nhất qui định lẫn nhau của đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn.
Mỗi một thể loại tạo ra một kênh giao tiếp với bạn đọc. Nói đến thể loại là nói đến một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật. Thể loại tác phẩm văn học hình thành trong lịch sử văn học trên cơ sở lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm. Cuộc sống luôn vận động, biến đổi, đổi mới các kênh giao tiếp, bởi vậy thể loại tác phẩm văn học không chỉ đơn giản là sự lặp lại các yếu tố loại hình mà luôn vận động biến đổi cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của con người trong các thời ḱỳ, các giai đoạn cụ thể. Sự hình thành và phát triển của thể loại gắn liền với sự phát triển của văn học qua các giai đoạn, nó đáp ứng nhu cầu xă hội, nhu cầu văn hoá và trải qua sự trải nghiệm trong sáng tác của các nghệ sĩ để rồi cuối cùng hình thành nên những thể loại tương đối ổn định.
Trong mỗi thể loại tác phẩm văn học, có các yếu tố ổn định, truyền thống lại có các yếu tố đổi mới do tiến trình văn học và tài năng của nhà văn đóng góp.
Như vậy, thể loại văn học thể hiện các qui luật phản ánh đời sống và tổ chức tác phẩm tương đối bền vững, ổn định, đă được hình thành trong thực tiễn sáng tác. Nhưng mặt khác, thể loại cũng được tái sinh đổi mới để đáp ứng với nội dung hiện thực. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đă chỉ ra rằng: “Thể loại có thể ra đời rất sớm nhưng phải đến một giai đoạn lịch sử nhất định nó mới được định hình và trở thành một tiếng nói mới mẻ của nghệ thuật và tạo dựng được phong cách của nó”. Phong cách thể loại chính là những đặc điểm riêng biệt độc đáo của mỗi thể loại. Mỗi một thể loại trong quá tŕnh hình thành đều tạo nên những đặc điểm của thể loại, nhưng qua tài năng sáng tạo của những người nghệ sĩ, thì những đặc điểm của thể loại ấy lại có thêm những nét đặc sắc mới và in dấu ấn của sự sáng tạo riêng của những người nghệ sĩ tài hoa ấy. Cùng là thơ Đường luật nhưng thơ Đường luật của Hồ Xuân Hương khác với thơ Bà huyện Thanh Quan, là truyện thơ Nôm nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du đă vượt xa rất nhiều các truyện thơ Nôm khuyết danh cùng thời, cùng là truyện ngắn nhưng truyện ngắn Thạch Lam khác với truyện ngắn của Nam Cao hay truyện ngắn Nguyễn Công Hoan v.v... Những điểm khác nhau ấy tạo nên phong cách nghệ thuật cho mỗi thể loại, tạo sự đa dạng phong phú cho nền văn học dân tộc.  
 3. Quan hệ giữa phong cách tác giả và phong cách thể loại
Chúng ta biết rằng phong cách có nhiều cấp độ khác nhau: có phong cách tác phẩm, thể loại, trào lưu, thời đại v.v...nhưng thực tế qua các công trình nghiên cứu về phong cách, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu dường như mới chỉ tập trung nghiên cứu phong cách tác giả - phong cách cá nhân mà chưa có sự quan tâm thích đáng đến phong cách thể loại. Thực tế sáng tác của các nhà văn cho thấy, phong cách cá nhân là sự thể hiện độc đáo phong cách chung của thời đại. Ở mỗi nhà văn, tài năng văn học thường bộc lộ, thể hiện rõ trên một thể loại nào đó. Có người sáng tác văn xuôi thành công nhưng viết thơ lại không hay, có người thành công trong truyện ngắn nhưng lại thất bại trong tiểu thuyết v.v... Tất nhiên với những nghệ sĩ đa tài, họ có thể sáng tác thành công trên nhiều thể loại, song bao giờ cũng có một thể loại kết tinh tài năng của họ. Khi đó người nghệ sĩ không chỉ đóng góp cho sự phát triển của văn học dân tộc, làm phong phú, đa dạng cho nền văn học dân tộc mà bằng những tác phẩm xuất sắc của mình, họ còn đóng góp cho sự phát triển của thể loại, đưa thể loại lên đến những đỉnh cao. Đó là Hồ Xuân Hương với thơ Nôm Đường luật, Nguyễn Du với truyện thơ Nôm, Nguyễn Đ́nh Chiểu với thể loại Văn tế v.v...
Với những nhà văn tài năng, giàu sức sáng tạo, họ không chỉ in đậm cá tính độc đáo của mình trên những trang viết mà còn đóng góp cho sự phát triển của thể loại, tạo cho những thể loại vốn đă định hình và phát triển từ trước có thêm những nét mới mẻ, tạo sự đa dạng, phong phú, cho những thể loại tưởng như đă xơ cứng đi với những đặc điểm riêng biệt của nó.
Phong cách thể loại cũng có mang những đặc điểm của phong cách nhà văn, nhưng những nét phong cách ấy sẽ thể hiện trên một thể loại và chịu sự quy định của đặc điểm của thể loại ấy./.
     Nguồn: langthangtrenmang.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét