Khiemnguyen

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Phong cách tác phẩm - phong cách tác giả (phần 1)



1. Khái niệm phong cách
Phong cách tiếng Hy Lạp cổ là “stylos” nghĩa là một cái que vót nhọn để viết trên các tấm bảng đã phủ nến”. Ban đầu, các nhà văn La Mă dùng từ trên theo lối hoán đổi để chỉ ra các đặc điểm của lời văn viết của một tác giả nào đó. Sau này, khái niệm phong cách đă được dùng rộng răi, phổ biến, không chỉ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống như kiến trúc, điện ảnh, thời trang...
Đầu thế kỉ XX, thuật ngữ phong cách đă được quan tâm sâu sắc. Ở Liên xô cũ, viện sĩ M.B.Khrápchencô đă dành khá nhiều công sức nghiên cứu vấn đề này. Trong cuốn: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, ông đă thống kê và đưa ra đến gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Hê Ghen trong cuốn Mĩ học tập 1 cũng chỉ ra rằng: “Phong cách nói chung bao hàm tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định. Chủ thể này sẽ biểu lộ trong phương thức biểu đạt, trong cách nói năng”. Ông khẳng định: “Hạt nhân của phong cách nghệ thuật là tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định”.
Ở nước ta, măi những năm 80 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu về phong cách mới được chú ư đến. Cuốn Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên (1984) đă đưa ra định nghĩa: phong cách “Là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Không phải nhà văn nào cũng tất yếu có phong cách”; “Phong cách không chấp nhận sự chóng phai mờ, nhưng phải lặp đi lặp lại một cách đổi mới”. 
Cuốn 150 thuật ngữ  văn  học do Lại Nguyên Ân biên soạn, Từ điển thuật ngữ văn học do tập thể các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) cũng nêu lên khái niệm phong cách.
Tác giả Phương Lựu khi viết cuốn Lý luận văn học cũng đă khẳng định: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như­ nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ được thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú. Nó đòi hỏi trước hết nhà văn phải đem lại tiếng nói mới cho văn học”.
       Như­ vậy, dù diễn đạt dưới những hình thức khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng: Điểm cốt lõi, yếu tố quyết định tạo lên phong cách nghệ thuật của nhà văn là tính độc đáo thể hiện trong sáng tác.
Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, bằng thực tiễn sống của nhà văn. Nhà văn muốn tạo cho mình phong cách riêng trước hết phải có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật độc đáo, và có phương thức thể hiện độc đáo phù hợp với nội dung của nó. Bởi vì sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện phù hợp với cách nhìn độc đáo đối với đời sống sẽ tạo nên “diện mạo riêng biệt” trong sáng tác của nhà văn và đó chính là phong cách của người nghệ sĩ.
Nh­ư vậy, căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách tác giả là những yếu tố thể hiện sự độc đáo trong sáng tác của nhà văn, thể hiện tài năng của người nghệ sĩ. Phong cách có thể được biểu hiện ở nội dung tư tưởng, cách nhìn, cách khám phá hiện thực của nhà văn. Cách nhìn ấy sẽ chi phối đến thế giới nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ...tức là chi phối đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nhà văn Pháp Mácxen Pruxt đă viết: “Đối với nhà văn (...) phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cách nhìn”. Cái nhìn hay thế giới quan chính là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách người nghệ sĩ. Nhà văn Nguyễn Tuân đă nhấn mạnh: “Mỗi người viết có một cái vision (nhãn quan) riêng, nó sinh ra phong cách”.
Nói tóm lại: Phong cách chính là những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính chất thống nhất và tương đối ổn định được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người. Phong cách nhà văn vừa thống nhất, ổn định vừa luôn vận động biến đổi qua mỗi giai đoạn, mỗi chặng đường sáng tác, nó chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan: môi trường, xă hội, thời đại. Tuy vậy, yếu tố độc đáo mang tính chất thẩm mĩ - hạt nhân của phong cách nhà văn vẫn ổn định, bền vững và vẫn thường xuyên lặp lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét