Khiemnguyen

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Tản Đà - Ngô Tất Tố - Phan Khôi họa thơ trên kinh Nhiêu Lộc



                                                  Lý nhân Phan Thứ Lang
Những năm 20 - 30 một số nhà báo, nhà thơ... đất Bắc và Trung đã rủ nhau vào trong Nam để thay đổi không khí, vì họ nhận thấy trong Nam Kỳ có những ông chủ có lòng hào hiệp và hay chiêu hiền đãi sĩ.
Trong số nhà báo, nhà thơ ngay từ năm 1920 vào Nam đi đầu là cụ Phan Khôi, Tản Đà, Ngô Tất Tố... mà tờ báo Thần Chung của ông Diệp Văn Kỳ là tờ báo chiêu hiền đãi sĩ các nhà báo, nhà văn... tứ xứ. Mỗi khi ông Diệp Văn Kỳ tìm cách gặp gỡ thăm hỏi rồi mời đi nhà hàng chiêu đãi rượu Tây hảo hạng và mời cộng tác viết cho tờ Thần Chung. Vì thế không ai nỡ từ chối mỹ ý của Diệp Quân.
Tờ Thần Chung, của Diệp Văn Kỳ xuất bản số đầu năm 1929, và chỉ sống được một năm đến số 344 thì đình bản (năm 1930). Lúc đó cụ Phan Khôi đang cộng tác với Thần Chung nhưng cụ đành trở về đất Bắc để cộng tác với tờ Nam Phong của Phạm Quỳnh. Nhưng cũng không bao lâu vì sự bất đồng chính kiến về đường lối chủ trương của tờ Nam Phong nên cụ Phan Khôi lại lặng lẽ từ giã Nam Phong. Ngoài ra cụ còn cộng tác viết cho tờ Thực Nghiệp Dân Báo của ông Bùi Huy Tín, một nhà doanh nghiệp đất Bắc. Tờ Thực Nghiệp Dân Báo sống đến năm 1924 thì đình bản vì tờ báo này chỉ là tờ báo của một số các nhà doanh nghiệp tư sản chủ trương.
Năm 1921, Hội Tương Tế Thương Mãi và Kỹ Nghệ Bắc Ky đứng tên tờ Hữu Thanh xuất bản môt tháng hai kỳ và cụ Phan Khôi, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Nguyễn Mạnh Bổng, Đào Trinh Nhất, Ngô Đức Kế và nữ sĩ Đạm Phương đã góp mặt. Trong thời kỳ này, những năm 20 nhiều người biết đến cụ Phan Khôi do cuộc bút chiến giữa cụ Phan Khôi và Hải Triều đăng trong tờ Hữu Thanh sau cũng đình bản.
Sống tại miền Bắc làm báo bấp bênh quá, các cụ Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Tản Đà lại khăn gói đưa nhau vào Nam lần nữa xem sao. Vào tới Sài Gòn cụ Phan Khôi viết cho tờ Lục Tỉnh Tân Văn và tờ Nam Trung Nhựt Báo do ông Nguyễn Văn Của làm chủ nhiệm và ông Lê Hoàng Mưu làm chủ bút. Ta cũng nên biết tờ tuần báo Lục Tỉnh Tân Văn là tờ báo sống lâu nhất. Số đầu xuất bản năm 1907 đến năm 1943 mới đình bản vì cuộc chiến tranh Nhật - Pháp xảy ra tại Đông Dương. Ngoài ra cụ Phan Khôi còn cộng tác thường trực cho tờ Phụ Nừ Tân Văn do bà Nguyễn Đức Nhuận (tức Cao Thị Khanh, vợ của nhà văn Nguyền Đức Nhuận đã tạ thế năm 1968 tại Sài Gòn). Chính trong thời gian những năm trên các sinh hoạt văn giới trong Nam sôi nổi và đẹp nhất, vì nhiều nhà báo, nhà thơ tên tuổi đất Bắc đều vào cả trong Nam làm báo.
Trong thời gian làm báo ở đất Sài Gòn - Gia Định những năm 20 - 30 có một giai thoại về văn nghệ rất thú vị giữa các cụ Phan Khôi, Tản Đà, Ngô Tất Tố, Bùi Thế Mỹ, Tùng Lâm Lê Cương Phụng diên trong một đêm trăng trên cầu Bông.
Chúng tôi giở chồng báo cũ thấy tờ Xuân Lạp Trường năm Canh Tuất (1970) xuất bản tại Sài Gòn có bài viết của nhà báo lão thành Nguyễn Bá Thế viết về giai thoại trên như sau:
“Ông Tú Phan Khỏi ít khi làm thơ. Nhưng khi hồn thư nhập điệu cụ thơ... cũng độc đáo như tài múa bút trình bày hay trình luận một vấn đề gì với độc giả bốn phương. Còn ai chẳng biết chính ông là người khởi xướng phong trào thơ mới với bài “Tình già” và bao nhiêu bài khác của ông như bài Viếng mộ Lê Chất, Dân qua đình công, Chơi cảnh tầm vu... thảy đều là những bài có vần hiếm, tứ lạ đáng cho làng thơ nhắc nhở.
“Chinh cụ Ngô Đức Kế vẫn khen tài thơ của ông, khi họ Phan cảm khái làm bài thơ trao tặng các vị chí sĩ đi đày Côn Đảo. Và quyển “Chương Dân Thi Thoại” ra đời, đã nói lên ông Phan Khôi rất biết thưởng thức những áng thơ hay, chứng tỏ con người ông vẫn có hồn thơ lai láng.
“Thế nhưng, trong đời ông Phan khôi, đã có lần vì chuyện thơ mà ông... tháo mồ hôi hột, khiến phải cột túi thơ, tự hứa tởn tới già. Chính ông đã thổ lộ tâm trạng ấy qua một bài thơ cảm Xuân trong tuổi ba mươi:
Cột túi thơ xuân tởn tới già,
Đến nay có chén mới bùng ra.
Thật nhanh như biến Tết rồi Tết,
Ra quái gì đây ta với ta.
Lọ phải được như hoa cỏ mới,
Đã đành vui với vợ con mà.
Thơ Thần rượu Thánh ăn ai tá?
Chất đông lên đầu chục chẵn ba.
Vì đâu ông đã phải than dài: “Cột túi thơ Xuân” và ngao ngán “Thơ thần rượu Thánh ăn ai tá?
“Khoảng năm 1929, cuối tháng Chạp cụ cử Tùng Lâm. Lê Cương Phụng họp với Phan Khôi, Bùi Thế Mỹ, Ngô Tất Tố và thi sĩ Tản Đà, tổ chức một tiệc rượu thanh đạm trên chiếc thuyền cập bến gần cầu Bỏng, cùng nhau ngâm vịnh làm vui, có cảm tưởng như Tô Đông Pha chơi dòng Xích Bích ngày xưa.
“Vả lại, trong lúc năm cùng tháng tận, cái Tết Nguyên Đán sắp đến càng giục lòng các vị văn hào, thi bá ấy chạnh niềm tưởng nhớ quê nhà miền Trung, Bắc, khiến ai nấy đều ngùi cảm chuốc chén giải sầu, lấy thi văn làm phương tiện di dưỡng tính tình. Giữa lúc Phan Khôi và các bạn đang say men rượu hương thơ, bỗng nghe tiếng rao lảnh lót, dư âm vang trên sông vắng:
Ai ăn nem nướng hôn!
“Một chiếc thuyền con đang thung dung lướt nước đến thuyền của các vị tao nhân mặc khách. Trên thuyền, một cô gái trẻ đẹp mặn mà duyên dáng, khẽ cúi đầu chào Phan Khôi và mọi người.
Thưa quý ông, em nghe danh quý ông, em rất hâm mộ. Nhân em cũng võ vẽ biết làm thơ, có được một đôi bài, nay xin trân trọng trao hầu quý ông, mong nhờ chỉ dạy cho những điều sai vụng.
“Thật là một thú vị bất ngờ. Nhà thơ Tản Đà vừa toan nói gì, ông Tú Phan Khôi chừng như đã khêu động hồn thơ, nhanh nhẩu khuyến khích:
Cô chớ ngại. Anh em chúng tôi sẵn lòng nhuận sắc, nếu nhận thấy cô có tài ả Tạ nàng Ban.
Cô gái trên sông hóm hỉnh:
Xin đa tạ. Rất mong được quý ông duyệt lãm.
Vừa nói cô gái vừa trao cho ông Phan Khỏi một mảnh giấy, rồi cáo từ, bơi thuyền đi một mạch.
Ông Tú Phan Khôi và các bạn không khỏi lấy làm lạ nhìn nhau như hỏi ý: “Cô gái ấy là ai? Thơ thẩn ra sao đây?”. Ông Lan Đình Bùi Thế Mỹ cười nói:
“Người đẹp làm thơ, nào hãy cứ đọc xem, hẳn là lời cũng phải đẹp chứ. Có thế mới “văn tức là người”.
Ông Tú Phan Khôi mở giấy ra xem. Khi đọc xong, mặt ông bỗng biến sắc. Các bạn lấy làm lạ:
Phan Khôi rầu nét mặt:
Chúng ta gặp tay có bản lãnh rồi. Các ông hãy xem đây thì biết.
Một người tiếp lấy, đọc lên để cùng nghe:
“Chiều hôm thơ thẩn dưới cầu Bông,
Chợt thấy giang san luống ngại ngùng.
Tả ngạn Phan công đền khói lạnh,
Hữu giang Lê tướng mộ rêu phong.
Thuyền tình du tử buồm đang thuận,
Rạp hát ca nhi trống điểm thùng.
Già chết cái thân, trai chết óc!
Biết ai thầy thiếp, biết ai, chồng?
Chết nỗi, lời thơ mỉa mai chết người chứ chẳng chơi. Rõ là chê trách đám tao nhân, mặc khách lúc bấy giờ sao lại sống say chết mộng, chẳng lưu ý gì đến non sông. Kia xem: “Tả ngạn Phan công đền khói lạnh, Hữu giang Lê tướng mộ rêu phong. Đền thờ cụ Phan Châu Trinh được xây cất gần đây (bên chợ Đa Kao) Lăng Ông Bà Chiểu (cụ tả quân Lê Văn Duyệt) cũng sờ sờ trước mặt, thế mà ai nỡ quên đi công nghiệp gây dựng non sông của cụ Thượng công, tấc lòng ái quốc của cụ Tây Hồ? Sao chỉ biết nhởn nhơ cuồng nhiệt trong những cảnh tọa lạc, khi mà đất nước đã bị lệ thuộc vào người!
“Thuyền tình du tử buồm đang thuận,
Rạp hát ca nhi trống điểm thùng”.
“Rạp hát ca nhi” ở đây, chỉ về rạp Cao Đồng Hưng vùng Bà Chiểu lúc ấy. Mà “thuyền tình du tử” vừa cười cợt chiếc “thuyền thơ” của ông Tú Phan Khôi và các bạn, lại cũng nói rộng ra những ai dửng dưng thuyền tình, với ý tứ mỉa mai sâu sắc lạ.
Do đó, trong bài thơ nhấn mạnh hai câu kết thúc cực kỳ chua chát:
“Già chết cái thân, trai chết óc,
Biết ai thầy thiếp, biết ai chồng?
“Dòm quanh xã hội, ngùi tưởng thời thế lúc bấy giờ, thân già thì không còn trông mong gì ở họ làm chuyện lấp bể vá trời, người trẻ thì thương thay hầu hết đều chết óc, bởi sa ngã trong hoa vật dục, chỉ còn là cái giá áo túi cơm! Bảo sao thân gái chắng hờn não ruột: “Biết ai thầy thiếp, biết ai chồng?”.
“Câu kết vô cùng tuyệt diệu. Đọc xong toàn bài, ai nấy đều ngẩn ngơ, tự vấn lương tâm mà hổ thẹn và kinh phục trang đài các đã thêu dệt nên những vần thơ trác lạc, cảnh tỉnh những ai ai.
“Ồng Tú Phan Khôi thở ra, ai nấy cũng đăm chiêu nghĩ ngợi. Rồi không ai bảo ai, tất cả đều ra khỏi khoang thuyền, tìm lại bóng dáng cô gái bán nem nướng. Nhưng thuyền cô gái đã khuất xa.
“Quả thật cô gái bán nem nướng có phải là tác giả bài thơ trên đây không? Nếu đúng như thế, đáng khâm phục và đáng tiếc cho tên họ chẳng để đời được rõ mà chiêm ngưỡng. Bằng như đó là thơ của một khách văn nhân ẩn danh, mượn tay cô gái bán nem nướng trao cho ông Tú Phan Khôi để thức tỉnh những hồn thơ ủy mị, giá trị bài thơ trên đây vẫn không kém phần sâu sắc.
“Sau đó ít lâu một nữ sĩ khác - tình cờ dong ruổi, cũng họ Phan nghe biết chuyện cô gái bán nem nướng đưa thơ trêu cợt ông Tú Phan Khôi, bèn lém lỉnh họa lại với ý hài hước:
“Tương tư đầu bạc trắng như bông,
Thấy cảnh xuôi tay luống chạnh lòng.
Công nghiệp sử ghi đành Nguyễn thị,
Côi bờ ai giữ bởi Lê công.
Vài anh bạch diện như con cóc,
Mấy chị thanh lâu tợ cái thùng.
Buồn lại Nam Hưng kêu nước uống,
Tìm ông “Phan sót” lấy làm chồng”.
Lại chết ông tú họ Phan! Bài nguyên xướng “Già chết cái thản, trai chết óc, biết ai thầy thiếp, biết ai chồng. Bài họa dí dỏm bảo đích danh! “Buồn lại Nam Hưng kêu nước uống, tìm ông Phan sót ấy làm chồng”. Nam Hưng là một tiệm cà phê ở chợ Bà Chiểu mà ông Tú Phan Khôi và các bạn văn thường lui tới. Chà! Cái danh từ “ông Phan sót” mới ý nhị biết bao. Phái rồi, họ Phan đã lừng lẫy về đường cách mạng, tiếng tăm ái quốc, qua những tên tuổi lớn: Phan Đình Phùng, Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh. Và tất cả các cụ Phan ấy đều đã từ trần. Giờ đây chỉ còn ỏng Tú Phan Khôi kia đích là ông Phan sót, kể cũng đáng yêu lắm, há chẳng đáng lây làm chồng. Tựu trung, cả hai bài thơ đều có tính cách đùa dai, ông Tú Phan Khôi nhỉ?”.
Trên đây là đoạn hồi ký về giai thoại các bài thơ, nhà báo trên nửa thế kỷ trước đã có cái thú vui tao nhã, chiều chiều thuê thuyền đi trên dòng sông từ cầu Bông tới Thị Nghè. Trong lúc ngồi thuyền các nhà thơ, nhà văn đã uống rượu và sáng tác thơ văn. Những năm trước thời đó, dòng sông chảy qua khu cầu Kiệu, cầu Bông, cầu Thị Nghè... còn sạch, nước trong vắt, cứ đến chiều tối ban đêm đều có những chiếc thuyền tam bản nhỏ đi lại trên sông bán đồ nhậu, nào rượu, bia, hột vịt lộn, nem, khô mực, cháo... cho những khách du thuyền đi chơi trên sông ngắm trăng dạo mát. Cảnh thanh bình và đẹp ngót thế kỷ trước nay đã không còn. Ngày nay nếu ta có đi qua cầu Bông, cầu Kiệu... chỉ thấy lòng sông ngầu đục với rác bẩn. Mùi tanh hôi xông lên, và chẳng có con thuyền nào dám lai vãng nữa.
Nhân thể nhắc chuyện cụ Tú Phan Khôi, ở đây chúng tôi cũng xin nhắc lại những bút danh mà cụ Phan Khôi đã dùng để ký trong các báo, ngoài bút hiệu Chương Dân, cụ còn ký là Tú Sơn. Chữ Tú lấy chữ Pháp “Tout”, chứ không phải Tú tài, còn chữ Sơn không phải là núi, mà cùng lấy ở chữ Pháp ra. Cả hai chừ là “Tout seul” có nghĩa chỉ có một mình, hiểu theo nghĩa “độc lập,; cũng được, hay “cô độc” cũng được. Cũng vì tính cụ Chương Dân hơi ngang ngang và cũng tự kiêu nên nhà thơ Tú Mỡ năm 1933 (Quý Dậu), có bài thơ chế giễu, châm chọc Tản Đà và Chương Dân, chúng tỏi xin trích hai câu để bạn đọc cho vui và cùng để kết thúc bài viết này:
“Ru quốc dân một mớ thơ sầu, mơ màng tiên, cuội, trời, trăng, khiến niên thiếu liền miên bả lả.
0 kim, nệ cổ, đã từng phen nắm đuôi ngựa Phan Khôi”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét