Khiemnguyen

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Nhà văn Tô Hoài qua đời

Tác giả của tập truyện 'gối đầu giường' với biết bao nhiêu thế hệ độc giả 'Dế mèn phiêu lưu ký' đã qua đời sáng nay, 6/7/2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Nhà văn Tô Hoài.Nhà văn Tô Hoài.
Sinh ngày 27/9/1920, Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh ra tại quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, Hà Nội trong gia đình thợ thủ công. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.
Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi. Tác phẩm gần đây nhất của nhà văn là tập truyện Ba người khác.
Còn những tập sách đã đi sâu vào lòng người đọc như Cát bụi chân ai, Chiều chiều...
Điều đáng tiếc là chau ko có dịp được gặp nhà văn Tô Hoài mặc dù có rất nhiều điều kiện. Cách đây hơn tuần, cháu đã bàn với cô bạn về việc viết một kịch bản phim tài liệu về ông để có dịp đến thăm ông... Vậy mà ko kịp rồi. Trên giá sách của cháu, nếu sách của một tác giả có lẽ nhiều nhất là sách của ông. Vừa chiều qua cháu đọc bài viết của ông về những ngày cuối cùng của Nguyễn Tuân, trong đó có đoạn: "Tôi đến chơi nhà, Nguyễn Tuân đứng dậy mở cánh cửa chớp, rồi lấy ra một chai cô nhắc năm sao trong đám hành lý mới về. Một chút nắng chiều đông nhợt nhạt còn rớt lại ngoài cửa sổ, đung đưa như miếng lụa hoa cau bị xô rách. Không ai nói một câu về mấy ngày Matxcơva vừa qua mà bỗng chốc đâu có thể quên ngay, dẫu cho không có gì vui buồn đến gợi nhớ. Một lúc lâu, Nguyễn Tuân mới rầu rầu nói: Chẳng ở đâu bằng ở nhà, cái khách sạn nhà tớ, cậu ạ. Không biết thế có phải cái nản chí của người già bạc đến hết cả lông mới nghĩ quẩn thế chăng.
Lại còn không biết sao nữa! Chẳng qua đây chỉ là lão giang hồ tự hỏi, tự hận. Cái đau của một người cả đời ham đi mà rồi dần dần không đi đâu cứ quanh quẩn, bức bối, bực dọc, dằn vặt. Trải mãi gió bụi, mái tóc càng thưa thêm. Tâm sự và tóc. (Cao Bá Quát)".
Bước chân giang hồ của một đời người, một đời viết... cuối cùng cũng đi vào hư vô, như ông đã viết trong Cát bụi chân ai rằng:" Vết chân người lẫn chân con kỳ đà in vân vân trên cát"./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét