Khiemnguyen

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Làm báo ở Hội nghị Genève



Cách đây đúng 40 năm, sau chiến thắng Điện Biên Phủ Hội nghị quốc tế về Đông Dương đã được triệu tập tại Genève (Thụy si). Ngày20/7/1954, bản Hiệp định được ký kết chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Đó là một thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân Việt Nam. Kỷ niệm 40 năm sự kiện này, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức một cuộc họp mặt giữa những người đã tham dự Hội nghị nhằm khuyến khích việc thu thập tài liệu và viết hồi ký lịch sử. Xin giới thiệu một vài mẩu hồi ức của một nhà bào đã có mặt tại Genève 40 năm trước.
Việt Minh đầu tiên trên đất Thụy Sĩ
Tháng 2/1954, các nước lớn thỏa thuận họp Hội nghị Genève về Triều Tiên và Đông Dương. Ở Điện Biên Phủ, trận đánh đi vào giai đoạn quyết liệt. Tháng 4/1954, phái đoàn đàm phán của ta do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã đến Bắc Kinh để chuẩn bị, sẵn sàng đi Genève khi có lời mời chính thức. Điều cần làm ngay là cử người đi tiền trạm để thu xếp cụ thể và nắm tình hình, tạo điều kiện cho phái đoàn có thể làm việc ngay khi đến Genève.
Tôi được cử đi làm nhiệm vụ đó. Lúc bấy giờ, tôi làm phóng viên Việt Nam Thông tấn xã đồng thời cũng là đặc phái viên báo Nhân Dân, đã trải qua ba, bốn, năm hoạt động ở nước ngoài biết một số ngoại ngữ. Lấy danh nghĩa nhà báo để đến Genesve trong lúc Hội nghị Genève về Triều Tiên sắp khai mạc là cách làm thích hợp nhất. Đề phòng khó khăn, trên quyết định lấy một đồng chí nữa cùng đi. Anh Nguyễn Văn Đặng, học lớp Mác - Lênin với tôi ở trường Đảng Trung Quốc và đang là phụ giáo ở trường đó được chọn đóng vai nhà báo cùng tôi lên đường.
Đến Praha, chúng tôi dựa vào anh Nguyễn Văn Hướng (Đại biểu sinh viên) và anh Nguyễn Việt Dũng (Đại biểu thanh niên) để thu xếp đoạn đường tiếp theo đến Genève. Theo lộ trình, chúng tôi dừng tại Zurich, chuyển máy bay khác đi Genève, dự kiến đến nơi khoảng 5 giờ chiều. Đề phòng bất trắc, các anh Hướng, Dũng cho chúng tôi ăn bữa cơm trưa thật no rồi đưa chúng tôi ra sân bay. Máy bay cất cánh muộn. Đến Zurich thì máy bay đi Genève đã cất cánh rồi. Chúng tôi lúng túng, chưa biết xử trí thế nào thì thấy một hành khách đùng đùng đến chỗ đại diện hàng không Thụy Sĩ lớn tiếng phê phán hãng này đã làm lỡ việc của ông ta. Là nhà báo, ông ta phải đến kịp dự phỉên khai mạc Hội nghị quốc tê về Triều Tiên, ông ta nói không thể nằm chờ ở Zurich đến ngày hôm sau được. Đại diện hàng không lịch sự xin lỗi, nói có thể thu xếp đi tiếp Genève hoặc ngay chiều hôm đó bằng chuyến xe lửa tốc hành, hoặc vào 3 giờ sáng hôm sau bằng chuyến máy bay đầu tiên. Theo gương ông bạn nhà báo, anh Đặng và tôi cũng lên tiếng “cự nự” nhưng nói nhẹ nhàng thôi và chọn cách đi vào sáng sớm hôm sau. Hãng máy bay thu xếp cho hai chúng tôi ăn bữa cơm chiều, sau đó đề nghị bố trí cho chúng tôi đi chơi thành phố. Chúng tôi tìm cách thoái thác, vẫn ngồi nghỉ ở sân bay, cứ vài giờ lại đi uống cà phê không mất tiền!
Sáng sớm hôm sau (26/4) chúng tôi đến Genève. Sân bay vắng vẻ, không có ai đón sẵn. Có số điện thoại của đoàn nhà báo Trung Quốc, tôi điện báo cho bạn. Bạn xin lỗi, nói chiều hôm qua đi đón không gặp, sáng nay chưa có tin gì nên không có mặt sân bay. Chừng nửa giờ sau, bạn đến, đưa chúng tôi về khách sạn Angleterre bờ nam hồ Leman. Nghỉ ngơi và ăn sáng xong, chúng tôi đi bộ đến trung tâm báo chí, một tòa nhà kính nhiều tầng nằm trên bờ nam hồ Leman, để làm thủ tục lấy thẻ nhà báo. Mấy cô nhân viên người Thụy nhận giấy tờ của chúng tôi, xem xét chăm chú, xong thì thầm trao đổi với nhau rồi báo:
“Mời các ông đi chơi một lát, quay trở lại sẽ lấy thẻ. Chúng tôi đi dạo quanh hồ, khoảng gần 1 tiếng đồng hồ rồi quay lại. Từ cổng tiến vào đã thấy lố nhố bên bàn thủ tục rất nhiều nhà báo chụp ảnh, quay phim... đang chờ đón. Thì ra mấy cô nhân viên Thụy Sĩ đã dàn cảnh, hẹn chúng tôi quay lạỉ để thông báo cho đám săn tin. Chúng tôi bảo nhau cứ phớt tính, làm thủ tục bình thường, nhận lấy hai tấm thẻ nhà báo trong lúc họ bu quanh quay, chụp đủ kiểu và đặt nhiều câu hỏi “phỏng vấn” chúng tôi, Tôi nói: chúng tôi là nhà báo như các bạn thôi. Có gì chúng ta trao đổi chứ “phỏng vấn” không thích hợp.
Lấy xong thẻ nhà báo, anh Đặng và tôi về khách sạn. Định đi nằm nghỉ một lát thì có chuông điện thoại. Phóng viên Paris Match mời tôi xuống để chụp ảnh. Anh ta nói lúc nãy đã chụp nhiều nhưng lộn xộn quá chụp không tốt, nay chỉ muôn chụp một số ảnh đẹp cho báo kỳ tới. Tôi đành thỏa mãn yêu cầu của anh ta. Chiều hôm đó và mấy ngày sau, chúng tôi được nêu lên trang đầu các báo và tạp chí với những tít giật gân: “Quan sát viên Việt Minh đến Genève!”, “Việt Minh đầu tiên trên đất Thụy Sĩ”. một tờ tuần báo còn đi xa hơn, mô tả cả ngôi nhà của quan sát viên Việt Minh ngoại ô Genève với cổng sắt rỉ kêu cót két mỗi khi có chiếc xe cửa kín ra vào... cửa sổ đều che rèm đỏ. Chủ nhà người thấp bé, da tái xanh vì bệnh sốt rét dày vô... Những chi tiết bịa trên chắc hấp dẫn sự tò mò của người đọc phương Tây trong lúc mà tin chiến cuộc Điện Biên Phủ đang chiếm trang đầu của hầu hết các báo Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Mỹ...
Tin chiến thắng Điện Biên Phủ đến Genève.
Mấy ngày đầu Genève, trên danh nghĩa chúng tôi là nhà báo theo dõi hội nghị quốc tế về Triều Tiên. Hằng ngày chúng tôi đến trung tâm báo chí nơi tụ họp khoảng 2.000 nhà báo các nước, đông nhất là các nhà báo phương Tây, trong đó một sô lớn là Pháp, gồm các báo lớn thủ đô Paris và các báo địa phương sát biên giới với Thụy Sĩ. Vấn đề Triều Tiên bế tắc và sắp kết thúc, không mấy ai quan tâm nữa nhưng nhà báo vẫn đông ngạt trung tâm báo chí vì hội nghị quốc tê về Đông Dương gắp khai mạc trong bối cảnh trận đánh ở Điện Biên Phủ đang vào giai đoạn quyết định.
Qua mối quan hệ nhà báo với nhau, chúng tôi thường tiếp xúc với các bạn đồng nghiệp Trung Quốc và từ đó với bộ phận hậu cần của đoàn đại biểu Trung Quốc để thu xếp nơi ăn chốn ở của đoàn ta. Công việc của chúng tôi về mặt đó không có gì nhiều hoặc phức tạp vì phần lớn do các bạn Trung Quốc gánh cho hết, chúng tôi chỉ lo sao cho phù hợp với yêu cầu của đoàn ta. Ngôi nhà được chọn, tôi nhớ là một khu nhà nhỏ nằm trên đồi ò bờ bắc hồ Leman. Sau này, khi hội nghị về Triều Tiên kết thúc, đoàn ta chuyển đến ngôi biệt thự của đoàn Triều Tiên Versoix ngoại ô Genève trong một khu vườn bên bờ hồ Leman.
Hằng ngày tôi đến trung tâm báo chí, làm công việc của một phóng viên săn tin, viết bài, đồng thời thông báo cho các nhà báo anh em bè bạn những thông tin cần biết về tình hình Việt Nam mà cái đỉnh hấp dẫn là chiến sự ở Điện Biên Phủ. Trọng tâm quan hệ của chúng tôi là với các nhà báo Pháp: ngoài các phóng viên báo Humanité - Pierre Hentgès, Pierre Courtade (tác giả tiểu thuyết Sông Đà - La Rivière noire), Madeleine Riffaud, chúng tôi có quan hệ tốt với phóng viên các báo tiến bộ của Pháp như Hector de Gallard báo Observateur, bà Genviève Tabouis báo Le Figaro... Sau khi đoàn đại biểu ta do anh Phạm Văn Đồng đến Genève, ta có chủ trương tổ chức một cuộc gặp mặt với nhà báo Pháp để giải thích cho họ hiểu chính sách của ta đối với tù binh và thương binh Pháp đang là đầu đề mà nhà cầm quyền Pháp do Laniel và Bidault cầm đầu đang lợi dụng xuyên tạc để kích động tình cảm của người Pháp chống chúng ta. Tôi có nhiệm vụ liên hệ để mời các nhà báo Pháp dự cuộc gặp mặt và họ đều vui vẻ nhận lời. Sáng ngày 7/5/1954, báo chí đã liên tục có những dòng tít lớn ở trang nhất về tình hình nguy ngập của quân viễn chinh Pháp Điện Biên Phủ. Đến trưa, khoảng 1 hoặc 2 giờ gì đó (tức 7, 8 giờ tối ở Việt Nam; ta giải phóng Điện Biển Phủ vào lúc 17 giờ 30 phút một bầu không khí khác thường bao trùm các phòng họp ở các tầng nhà trung tâm báo chí. Các nhà báo nhốn nháo chạy về các buồng làm việc, hoặc thì thầm tìm hỏi ở nơi công cộng nên tôi tìm đến phòng làm việc của báo Humanité. Tôi vừa bước vào đóng cửa lại thì anh Pierre Courtade ôm chầm lấy, hôn hai má và nói: “Chúc mừng! Chúc mừng mày! Chúng mày đã hạ được Điện Biên Phủ. Lúc nãy thấy mày ngoài hành lang nhưng không tiện hôn mày trước mặt bọn chúng nó” Các bạn khác trong buồng chen nhau đến ôm hôn nồng nhiệt và cho tôi xem những mẩu tín nhanh (flash) về Điện Biên Phủ. Tôi điện thoại về phái đoàn. Anh em cho biết mới được tin qua các đài, chưa có tin chính thức của Chính phủ ta.
Liền sau đó, khi tôi sắp rời trung tâm báo chí, bà Geneviève Tabouis thay mặt các nhà báo Pháp nói với tôi là không thể dự cuộc họp mặt với người phát ngôn phái đoàn ta như đã nhận lời. Tôi nói chúng tôi thông cảm và hẹn sẽ thu xếp một cuộc gặp khác.
Về trụ sở phái đoàn ta thấy nhà báo đã đến vây quanh rất đông. Phía ta tỏ thái độ lịch sự nhưng không tuyên bố gì. Buổi tối, được tin chính thức, đoàn ta và các đại biểu Lào Itsala, Khmer Issarak tổ chức một tiệc nhỏ ăn mừng chiến thắng. Báo chí hôm sau nói: “Tại trụ sở phái đoàn Việt Minh, cửa vẫn đóng im ỉm, bên trong nghe thấy tiếng chạm cốc và tiếng vỗ tay”.
Chiều ngày 8/5, Hội nghị quốc tế về Đông Dương khai mạc. Bidault, Ngoại trưởng Pháp dẫn đầu đoàn Pháp mặc áo quần đen, thắt cà vạt đen, đến dự trong tư thế ủ rũ./.
                                                                                                          Ngô Điền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét