Khiemnguyen

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Người làm văn




Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu
 Tôi đương viết v người xem văn, không nh câu thơ ca ông Đỗ Thức, thành ra bài ấy phải tạm nghỉ. Nay tôi viết bài đây, là tôi tạm đứng vào cái địa vị người làm văn đ cùng các bạn làm văn ta cùng nghĩ ngợi ra sao vy.
Trong các bạn làm văn, chuyên nói v những người làm quốc văn. Trong những người làm quốc văn, chuyên i về những người hiện thế.
Hiện nay xã hội ta, người làm văn có th chia làm ba hạng:
Một là những người có thì giờ thanh nhàn mà làm chơi thành văn như các ông giáo học các trường, các ông làm việc ở các sở, các nhà dật ở thôn quê, các bậc văn hào trong nữ giới, ngẫu nhiên cảm xúc mà viết ra bài văn, lai cảo cho các nhà báo, đó là một hạng người phong lưu thứ nht trong văn gii hiện thời.
Hai là những người làm văn in ra thành cuốn, hoặc luận thuyết, hoặc tiu thuyết, hoặc thơ ca, trưc là muốn dự một phần chiếu trong làng văn, sau nữa cũng có tính về phần lời lỗ.
Ba là các người làm văn trong báo giới, ăn lương của tòa báo mà viết văn.
Tôi nay hiện là người làm văn trong báo giới vậy xin trước nói chuyện cùng các bạn làm văn trong báo giới.
Các bạn làm văn trong báo giới ta, so vi hai hạng người đã nói trên trong làng văn, thời chúng ta kém vẻ thanh cao, nhưng cũng hơn b trách nhiệm. Cái chỗ thanh cao mà ta kém thời ta t biết với nhau, không cn đem nói rõ ở trên tờ báo, còn như bề trách nhiệm thời tôi trộm nghĩ như sau đây:
Các báo quán đã là một đạo quân tiên phong trong trận tiến thủ của xã hội, thời phàm các người viết văn trong báo giới đều là một tên lính trong đội tiên phong. Oai nghiêm thay! hùng dũng thay! một ngọn bút sắt tung hoành có quan hệ đến vận hội của đồng bào hai mươi lăm triệu. Vậy thời trước khi chúng ta cầm ngọn bút mà viết một bài văn xã thuyết, thời đàm, vận văn, tiu thuyết, đều nên phải hết lòng trân trọng, tưởng như có mấy trăm nghìn độc giả đứng chung quanh. Những người độc giả kia mỗi người mỗi việc, cũng không ai có nhiều thì giờ mà xem xét kỹ về tờ báo, quyển tạp chí mà trích những chỗ hay chỗ dở làm chi, nhưng nếu có một người xét thấy chỗ không phải của chúng ta, thời tc là chúng ta có lỗi với người đó. Dầu đối với những người không xét ti, mà chúng ta có những chỗ không phải thời cũng là chúng ta lừa gạt được họ mà thôi. Nếu chúng ta có lỗi với nhiều người, hoặc lừa gạt được nhiều người độc giả, thời cái trách nhiệm lính tiên phong thực ta có phụ, mà cái giá trị của báo quán còn ra chi.
Cho nên trong bạn làng văn, ai đã đ thân vào báo gii, tuy là cái thì giờ eo hẹp, cái cảnh ngộ khó khăn, song cũng phải gng sức thực lòng đ làm hướng đạo cho công chúng. Cái trách nhiệm càng to bao nhiêu, cái tâm tư càng phải tế bấy nhiêu, ấy là chúng ta tự trọng cái địa vị ca chúng ta mà cũng là chúng ta trọng đãi các độc giả trong xã hội vậy.
Về sự viết văn, chúng ta nên phải tế tâm, mà về cách lập thân chúng ta lại càng nên phải trì thủ. Vì cái tâm lý của các độc giả trong xã hội đối vi một bài văn khinh trọng có ít mà đối vi người viết bài thời khinh trọng nhiều hơn.
Nay ví như có một bài văn hay, đăng ở một tờ báo không biết là của ai, thời xã hội c biết ở vănkhông có thiên khinh thiên trọng, nếu như nghe biết bài văn ấy là của một bậc nhân, một nhà đạo đc như cụ Phan Sào Nam, cụ Phan Tây Hồ, thời bài ấy lại có giá trị thêm, lại nếu như nghe biết bài văn là của một người xưa nay vô phm hạnh, hoặc mại quốc bất lương, thời bao nhiêu cái hay trong bài văn còn chăng có ít vậy. Trước mắt chúng ta đây, tưởng đã thấy có người, học vn hơn chúng, tài năng hơn chúng, mà chỉ vì cách lập thân ám muội không minh bạch ra bao nhiêu những văn chương của người ấy viết ra đó, hay hay d, chúng cũng coi bng thừa. Đó tuy là cái bụng không công bng của người xem văn mà cũng là cái luật tự nhiên của xã hội. Và cứ chính lý mà nói, tự mình không thương nưc mà viết ra những lời ái quốc, tự mình vò phẩm hạnh mà viết ra những giọng luân thường, vậy thời đ lừa gạt ai. Du có lừa gạt được ai chăng, ắt cũng có ngày bại lộ vậy. Nguy lâm thay mà sự lắm thay. Cho nên các bạn làng văn trong báo gii ta không nhng phải tế tâm về sự viết văn; mà lại cn phải nên trì thủ về bên hạnh kim.
Trở lên hai điều là tôi nghĩ về cái đạo của các bạn làm văn trong báo giới ta tự đối với mình hoặc nên có như thế, còn đối với các bạn độc giả cùng những người trong xã hội, có nhiều người xem tờ báo, quyn tạp chí mà nói rằng chẳng có gì! lại người viết giấy cho một tòa báo kia nói rng các ông chủ bút ch cốt viết cho đầy giy. Các lời biện luận đó tuy chưa hẳn đã là có giá trị, nhưng chúng ta cũng đều nên lưu tâm. Vì chúng ta có quyền viết văn thời những người xem văn cũng có quyền bình luận. Sự bình luận đó mà là phải, thời c lệ cho chúng ta thực nhiều, sự bình luận đó mà là do một người không hiu văn, thời cũng không hại chi cho ta mà cũng là c l cho chúng ta càng thêm gắng sức c công vậy. Cho nên các bạn làm văn trong báo giới, đi với những lời bình luận của độc gỉa chỉ nên giữ một thái độ rất ôn hòa.
Cái thái độ ôn hòa thời đ đi vi những lời bình luận của công chúng mà cái thái độ nghiêm chỉnh thời đ đi với những điều tội ác trong quốc dân. Nghĩ cho vận nước gặp phải khi chưa khá, việc đời lắm nỗi thương tâm, hung ác tà gian sùng cao phú quí. Trong xã hội đã không có công lý thời ngoài pháp luật nên lấy ngọn bút làm chỉn chu.
Chúng ta may được đ thân vào báo giời cầm quyền phủ việt của quốc dân, thời phàm các loại hung nhân phải trọng pht nghiêm hình đ h lòng cho công chúng. Một sự hình pht đó, tuy cũng là bất đắc dĩ, song mà có b cu cho thể đạo nhân tâm thực chẳng ít, thời chúng ta cũng không th được khoan dung. Đó cái chức trách ca chúng ta đối vi quc dân, còn như cái tình đồng bào đồng chng cùng nhau, thời như sao vẫn có như sao vậy.
My nhời thô thiển, các bạn làm văn trong báo giới ta nghĩ sao?

Đông Pháp thời báo
Số 641 (29, 30/1927)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét