Khiemnguyen

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Tác phẩm của Ngô Tất Tố trong thời kháng chiến chống Pháp




BUỔI CHỢ TRUNG DU


Ngô Tất Tố
(Văn nghệ, số Mùa Xuân, 1949)
Mặt trời tiết cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn suơng, từ lừ nhô lên ngàn cày trên dày đồi núi lẹt xẹt. Bầu trời dần dần tươi sáng. Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. Trước cơn gió hiu hiu, sóng vàng cuồn cuộn ni trong đng ruộng. Hương vị thôn quê, đầy vẻ quyến rũ, ngào ngạt trong mùa lúa chín.
Từ các làng xóm, từ các ấp trại, từ các túp nhà linh tinh trên sườn đồi, người và người, và gồng gánh thúng mủng, và bị quai, tay nải, và ba lô nữa, dài lũ ngắn, lần lượt dồn lên mấy con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chích chích, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói chuyện léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ăng ca con chó bị lôi sau si xích sắt, bộ mặt buồn rầu sợ sệt, y như những tên Việt gian bị giải đi đường.
Suơng tan, nắng rõ. Bóng người lần lần theo các thứ tiếng, tiến đến khu rừng trên một trái đồi.
Trong lúc tích cc đề phòng cuộc tấn công thu đông của giặc, bao nhiêu ph xá đều triệt để tản cư, người ta cũng cần có chỗ tụ họp chốc lát, để trao đổi mua bán.
Không có mệnh lệnh, cũng chẳng ai hẹn ước với ai, nhưng khác hn nhiu cuộc khai hội, ai cũng đi rất đúng giờ. Khoảng bảy giờ sáng, trên đồi đã đông nghìn nghịt. Chợ họp sớm, để tránh sự khủng bố dã man của những pít-phay hung bạo.
Màu nâu, màu chàm, màu đen, màu vàng ka ki, các thứ qun áo trà trộn dưới bóng cây. Chỉ thiếu quần trắng phớt phơ và áo tím, áo xanh sặc sỡ.
Không ai nói to, cũng không ai nói nhiều. Những luồng phái âm của hàng nghìn cái miệng đủ làm cả khu rng ầm ầm.
Nứa và nứa, củi và củi. K bán vô số bó củi, hoặc đứng hoặc năm, vô số nứa dạng thng hai chân, ưỡn ẹo tựa dưới gốc cây, hoặc sàm sạp ngả trên mt đất. Địa hạt của nứa và củi chiếm cả một giải cổng chợ. Thành phố đã san thành bình địa, thôn quê cũng như đồi núi, nhà ca tiếp tục mọc lên. Sự nghiệp đi bộ càng phát triển, hàng quà, hàng bánh càng khuyếch trương, nứa ci đương là những thứ cn dùng của thời đại. Bởi vì nó là vật liệu trọng yếu trong sự ăn và sự ở.
Hôm nay ít củi, ít nứa, nguời ta nói thế. Là vì mùa gặt đã bắt đầu, dân củi, dân nứa phần nhiều biến thành thợ gặt, gặt lúa còn đắt công hơn đi lấy củi ly na.
Bên cung ít hơn bên cầu, hàng hoá tự nhiên lên giá. Các ông bán củi, bán nứa tha hồ làm cao, tha hồ nắn bóp và tha hồ chủng chẳng với khách mua.
Dù sao, có nứa có củi mà mua, còn là vinh hạnh. Hà Nội hiện thời, kiếm không thể ra một cây nứa, giá củi đt như v quế, và cũng không có mà mua. Giặc Pháp luôn luôn huy động từng đội cơ giới kéo đến các làng gần chúng, dỡ đình, dỡ chùa, dỡ nhà người ta, chở về để đun và đốt lò máy. Đoạn tuyệt nứa củi, cũng đủ cho chúng điêu đng.
*
Lồng vuông, lng tròn, lồng cao, lồng thấp, lồng trái hồng, lồng trái vả, tng quây vành cót lớn bằng cái nong. Khu hàng gà vịt đủ các kiểu lồng, nhiều thứ trung châu không có.
Chúng nó kề lưng nhau, giáp vách nhau, gối lên nhau, chng lên nhau, sắp thành hai dẫy thườn thượt. Vậy mà vẫn còn là ngắn. Trước kia vào khoảng tháng ba, tháng tư, cũng ở chỗ này, trên là trời, dưới thì gà vịt Trong đó vịt chiếm đến chín phần mười. Vịt bóc trng, vịt thục thóc, vt đẻ, vịt chéo cánh... không thiếu một hạng nào. Nếu cứ đếm đầu mà nh số vịt phải nhiều gấp hai gấp ba số người trong chợ. Vịt tuy nhiu, bán vn chạy và giá vẫn cao, by đồng một con vịt bóc trứng, vịt đẻ một đôi sáu chục đồng? Trứng vịt đến một đồng tám quả. Hồi ấy nuôi vịt phát tài như đi buôn lậu, cho nên vùng này đã ni phong trào chăn vịt. Bất kỳ ông đâu, quanh nhà ông phải có vịt. Bất kỳ ông đi đâu, ra đường là gặp vịt. Trong ao, trong sông, trong ruộng, trong ấp trại, không có ch nào không có vịt. Một người nông dân đã gọi là cuộc loạn vịt, và rt lo cho sự sng của người. Anh ta cũng có nuôi vịt. Theo con s của anh ấy đã tính, thì số thóc một ngày nuôi trăm con vịt đẻ trứng, nếu làm ra gạo, có thể đủ mươi người ăn. Các hạng vịt khác, tuy không ăn tốn đến thế, nhưng mỗi ngày, một vùng nuôi hàng triệu vịt cũng phải hao hụt bao nhiêu tấn thóc. Lương thực bị vịt chia sẻ như vậy, ch trong mấy tháng, người ta sẽ phải đói lây. Anh ta nói vậy. Mới nghe tưởng như có lý nhất là người nông phu, họ biết lo xa như vậy, nhiu người dễ tin là đúng. Nhưng thời gian đã chứng thực: Sự lo xa của anh ta chỉ là cái lo trời đố”. Hiện nay loạn vịt đã chấm dứt, mấy tháng vừa qua giá gạo vẫn trung bình, người vn không ai bị đói. Những nhà nuôi vịt đều nhăn như bị, có người lỗ vốn mấy vạn đồng. Phiên này, vịt chợ vẫn rẻ, mấy hàng vịt con, ch ngồi rau ráu nhìn nhau, chẳng ma nào hỏi đến.
*
Đnh đi, trung tâm của chợ là khu hàng vi, hàng xén. Đấy là hai dẫy lều mới, theo hình thước thợ quắp lấy ngọn đồi.
Các bà, các cô hàng vải, hầu hết là người đường xuôi, nhưng không phải người Hà Nội, vì lúc bán hàng, đều không có ging đặc biệt của các bà, các cô Hà Nội. Trừ những thứ xanh đỏ loè loẹt, các thứ cần thiết cho dân quê, đều không thiếu mấy: chéo go, láng thâm, dường bâu, sồi thâm, sồi mộc, vải nâu, vi trắng, vải màu chàm… gì cũng có. Tuy là mùa rét sắp đến, khách mua cũng không lấy gi làm đông. Thế nhưng, giá hàng vẫn cao vòn vọt. Nhất là giá bông. Một cái ct bông áo cộc, cân lên chưa đày lạng rưỡi, người ta phải chuốc đến sáu chục đồng. Điều đó, như muốn t cáo nạn khan bông của địa phương này. Thật vậy, ở vùng ấy, có khi đi hai ngày đuờng không gặp một cây bông nào. Các nhà canh nông min này hình như thâm thù loài bông, không muốn cho nó nẩy n.
Quang cảnh hàng xén, không được sầm uất như hàng vải. Giang sơn của gian hàng chỉ bằng chiếc chiếu. Đó là chưa k những hàng bày mt, ngồi ở van đường. Tuy thế cần mua thc gì cũng vẫn có đ thức ấy, nếu ông không mua nhng xa xỉ phẩm. Hi các tạp hoá thứ nào cũng vẫn vững giá bình thường,  riêng có giấy bút thì đắt thái thậm: bút chì hạng bét, mỗi cái sáu đng, giấy tây hạng vừa phải ba mươi ba đồng một tập. Một bà nhà quê vừa cởi ruột tượng vừa than: “Bán một gánh thóc, mua được cái bút và mấy tờ giấy còn tha vài đồng, vừa đủ mua quà cho con. Thế là sào lúa đi đi. Kế thì cũng đáng ái ngại, song cũng đáng mừng. Đi thóc gạo lấy i tờ, nhà nông hồi trước đâu có thế.
*
Gạo cũng như thóc, dồn cả lại khu cuối chợ. Đó là sản phẩm chính quy ca hạt này. Thị trường không rộng lăm. Người bán cũng thưa, nhưng giá thóc gạo xuống như đổ tường. Từ phiên trước đến phiên này, mỗi gánh sụt hn mười lăm đồng bạc. Là vì lúa sớm đã gặt, trừ một số ít người tản cư, ít nhà đong gạo ăn, cho nên, người bán tuy ít, vẫn là nhiều hơn người mua. Những hàng thóc hàng gạo đều ngồi rời rợi trông đôi quang thúng, thấy ai đi qua cũng mời. Bà nào may mắn, bán được chạy tay, lúc đếm tiền, nét mặt tần ngần như người mất cắp: Thóc gạo hạ, công gặt vẫn bảy, tám đồng một ngày, nhà nông thật khóc giờ, mếu giở.
Mía không phải mía, củi không phải ci. Nguời ta bán những cái gì mông mốc, đo đỏ, vàng vàng chặt đoạn ngắn như tấm mía, bó lại từng bó lớn bng cái chĩnh, bó nằm, bó đứng, ngổn ngang chất cả gian hàng.
Thưa ông, em bán v ăn trầu. Bà hàng vừa nói vừa mỉm cười: Đây là vỏ cáo, đây là vỏ triếu, đây là vỏ quai hòm, kia là vỏ mấu, vỏ xen, vỏ khoai, v chay, vỏ quạch.... Sau khi giới thiệu khắp luợt, bà hàng tiếp: em cũng còn thiếu vài thứ vỏ nữa. Nếu muốn buôn đủ mặt hàng cũng phải to vốn lắm. Mi bó vỏ này, vốn mua đều phải từ bốn chục trở ra....
Khu vc hàng vỏ khá rộng. Lều nào lều ấy, hàng hoá đều xếp la liệt, y như nhng xưởng củi nh. Tiếp đó, khu hàng lá trầu và hàng cau tươi cũng kéo hi dãy thẳng đẵng, hàng nào cùng đầy ngồn ngộn. Thế mà phiên nào cũng vậy tan chợ là hết veo. Thì ra những bộ răng đen của các bà, các cô vùng này mỗi phiên chợ phi nhai đến mấy tấn trầu v. Cán bộ phụ vận cũng như cán bđời sống mới, còn là khổ với anh em chú Tân Lang.
Keng! keng! Keng!
Keng! Kẻng! Keng!
Tà vẹt đường sắt giật giọng đánh ba tiếng một. C chợ cuống quýt lộn xộn, chen nhau, đẩy nhau, xáo lên chân nhau, ngã sp ngã ngửa. người bỏ cả quang gánh. Có người đổ hết tương mắm. Chạy ra hầm, chy ra chân đi, chạy đến bờ ruộng. Núp vào gc lúa, núp vào chân gò, nm la nằm liệt, nm ngang, nằm dọc. Nhiều người run cầm cập.
Như đám lá khô trước con bão lớn, chợ sạch ngoét không còn người nào. Thúng mủng, nồi niêu, b lng chng khp nơi.
Tiếng động cơ mi lúc mỗi lớn. Hai chiếc đa-cô-ta từ từ hay đến trên chợ, rồi từ từ bay qua chợ.
“Máy bay tiếp tế”.
Một hồi tà vẹt báo yên chưa dứt, người các ng tới tấp chạy v, tất cả đi tìm đồ đạc ca mình lúc nãy b lại trong chợ. Những bà hàng vải hàng xén lóp ngóp từ dướì hầm trong lều nhô lên ging như một lũ quỷ sứ đương trong động chui ra.
Chợ cũng vãn, ai mua đã mua rồi, ai bán đã bán rồi. Người ta tn mác ra v. Các bà cụ già vừa đi vừa nguyền rủa Cha con mẹ nó, làm cho người ta hú vía”.
Cha con mẹ nó, chợ búa người ta mua bán với nhau, việc gì cũng bắn cũng ném bom.
Tiếng chửi theo các toán người ra khỏi chợ, ri chia đi các ngả trong thung lũng./.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét