Khiemnguyen

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Những xiềng xích của văn chương ngày xưa



NHỮNG XIỂNG XÍCH CỦA VĂN CHƯƠNG NGÀY XƯA

Ngô Tất Tố
(Tao Đàn, 1939)
Tuy nó đã là tai hại loài người rất nhiều, tôi vẫn khen cái thói chuyên chế của phương Đông thật là giỏi nhất gầm trời.
Những ông Louis XIV hay Alexandre le Grand dù đã nổi tiếng là bực tàn khắc ở Âu châu, song chưa thấm vào đâu với các vua của Tàu và của ta đời xưa.
Thật thế.
Cái chuyên chế của nguời phương Tây chẳng qua ch có chém giết, giam cầm, hay cấm tự do ngôn luận... những sự đó tuy có tàn bạo, mà nó chỉ là việc của một người trong một thời, chưa hẳn thành một chế độ. Đến như cái chuyên chế của người phương Đông, thì ngoài mấy món đó lại còn nhiều “đồ phụ tùng” tổ chức rất mầu  nhiệm, tinh vi, lưu truyền hết đời nọ sang đời kia, khiến cho kẻ bị áp chế mất hẳn đầu óc tự do, không biết là chuyên chế nữa.
Trong các đ phụ tùng ấy, khôn khéo nhất và đáng sợ nhất là những xing ch về văn chương.
Những bạn tân học chắc sẽ cho là chuyện quái gở và sẽ thương hại cho con nhà văn ngày xưa, khi mà các bạn coi hết bài này. Chính tôi là kẻ đã sống trong vòng xiềng xích ấy từ thuở lên sáu đến khi tuổi ngoài hai mươi, nghĩa là đời tôi đã quen với nó lắm rồi. Thế mà sau khoảng hơn hai chục năm khỏi sự trói buộc của nó, ngày nay, mỗi lúc nghĩ lại tôi vẫn giật mình đánh thót và lấy làm lạ rằng: sao trong lúc ấy, mình không bị tà bị tội?
Quả thật, đối với con nhà cử nghiệp ngày xưa, những xiềng xích của văn chương có thể cho là “lưới trời lồng lộng”, đụng đâu là mắc tội đấy, nếu họ vô ý một chút.
Tôi muốn bạn đọc được thấy chân tướng của nó một cách rõ ràng, nhưng không biết nên thuật từ đâu trước nhất. Vậy bắt đầu từ cái nạn “trường qui”.
Theo đúng qui luật nhà trường, thì trong quyển văn phải viết toàn bằng lốì chữ chân phương, ngang bằng, sổ ngay, không được đá thảo, cũng không chữ nào được thừa một nét hay thiếu một nét. Quanh dấu “giáp phùng”[1] cũng như quanh dấu “nhật trung[2] và các “hàng đầu”, “hàng vĩ[3], không được xoá, sót, móc, chữa. Nội trong quyển thi, tất cả xoá, sót, móc, chữa không được quá số mưòi chữ. Ai không giữ đúng lệ đó, tức là phạm vào trường qui, dù cho chữ tốt văn hay cũng bị đánh hỏng. Những người thiếu nết cẩn thận, giữ được khỏi phạm trường qui là sự rất khó. Vì vậy, ông Tú Xương sau khi được vào kỳ thứ ba, đã phải mừng r mà rằng:
Phúc nhà may được sạch trường qui
Được sạch trường qui, mà một tay danh sỹ phải cho là phúc của nhà mình, đủ biết sự ấy khó khăn thế nào.
Tuy vậy, nạn ấy cũng chứa khổ bằng cái nạn kiêng những chữ tên nhà vua.
Lệ này do Tần Thủy Hoàng đặt ra. Ông ta tên cái là Chính, khi lên ngôi vua, liền bắt thần dân trong nước phải kiêng chữ chính và đọc tránh là chữ chinh. Từ đó về sau, các vua của Tầu và Ta, ai cũng bắt chước. Chẳng nhng người ta bắt người trong nước không được đọc đến cái chữ tên mình, mà còn cấm hẳn chữ ấy, không cho kẻ nào dùng đến. Từ ngày tên người, tên đất cho đến tên loài cây cỏ, chim muông, hay các đồ dùng, cái nào nhằm với chữ tên nhà vua đều phải đổi đi hết thảy.
Củ sơn dược trong thuốc Bắc ta thưng gọi củ hoài sơn, lúc xưa tên là thự dự. Vì trùng tên Đức tôn nhà Đường, nó phải đổi làm sơn dự; ri vì kiêng tên Chân tôn nhà Tống, nó lại phải đổi ra làm sơn dược. Làng Lương Ngọc tỉnh Hải Dương, đời Lê về trước vẫn gọi là làng Huê đường. Đến đầu đời Nguyễn, một lần vì chữ huê phạm huý, làng ấy phải đổi ra Lương Đường, một lần nữa vì chữ dường lại phạm huý nốt, làng ấy lại phải đổi ra Lương Ngọc. Cái lệ kiêng tên nhà vua nghiêm khắc đến vậy.
Riêng vi những người cắp quyển đi thi, lệ ấy lại càng ngặt hơn, vì những kẻ này là kẻ đụng chạm với nó nhiều hơn.
Người ta chia nó ra làm hai thứ: trọng huý và khinh huý. Khinh huý là tên mẹ vua cha vua hay là bà cô, ông chú của vua. Trọng huý thì là tên vua.
Viết văn cũng như viết các thứ khác, được dùng những chữ khinh huý, nhưng phải viết thiếu một nét. Còn chữ trọng huý thì nhất thiết cấm đặc. Cần dùng phải kiếm chữ khác thay vào.
Trong triều Nguyễn, trọng huý là chủng, ánh, thì, nhậm, thật, đỏm v.v... khinh huý thì là hoa, đương, miên, hồng, ưng v.v... tất cả độ năm chục chữ trở lại.
Lúc sắp vào trường, quan trường đã có bảng yết các chữ huý ấy cho học trò biết. Những chữ khinh huý cố nhiên có thể viết theo nguyên hình mà bỏ một nét. Nhưng còn những chữ trọng huý đã bị cấm đặc, không được đọc, cũng không được viết, các ngài thử nghĩ trong bảng sẽ đề thế nào?
Người ta viết tách một chữ ra làm mấy mảnh. Thí dụ: chữ chủng thì viết: “Một chữ bên tả là “hoà”, bên hữu là “trọng” hay như chữ “thì thì viết: “Một chữ bên tả là “nhật”, hai hữu là “tự”. Cách viết ấy nên đem đổi sang chữ quốc ngữ, thì nó giống như thế này: “Một chữ, vần xuôi là ch, vần ngược là ung, dấu hỏi”; “một chữ, mẫu vận là th, tử vận là dấu huyền”. Học trò coi bảng, phải đam những mảnh chữ ấy chắp lại trong óc mình cho biết nó là chữ gì mà kiêng.
Người nào phạm vào khinh huý, nghĩa và viết chữ khinh huý mà không bỏ lại một nét, thì bị đóng gông phơi nắng ba ngày và suốt đời không được đi thi. Còn người nào phạm vào trọng huý, thì chẳng những mình họ phải tù phải tội, mà đến những ông huấn đạo, giáo thụ và đốc học là kẻ có trách nhiệm trong việc giáo dục của họ, cũng bị phạt bổng, giáng cấp, không được yên lành.
Tuy rằng triều Nguyễn trị vì chưa được mấy ngày, cái số chữ huý chỉ có mấy chục đó, nhưng giả sử không biết từ trước, đến lúc vào trường mới kiêng, thì đố ai kiêng cho được. Vì vậy, những lúc đi học, cha dạy con, thày dạy trò, đều phải chú trọng điều đó, làm cho học trò quen đi. Thế mà đến khi đi thi, thỉnh thoảng cũng vẫn có ngưi phạm huý.
Vậy mà nạn này lại còn giản dị. Cái nạn “khiếm đài”, “khiếm trang” mới phịền phức hơn nhiều.
Thế nào là “khiếm đài”?
“Đài” là sang giòng và viết cao lên. Khiếm đài tức là đáng lẽ phải viết cao lên mà lại viết như lối thường.
Theo lệ, trong quyển thi, đầu nó phải để một từng bỏ trắng vừa đúng ba hàng. Trên cùng gọi là hàng du cách, tức là ngoại hạng, để viết những chữ “thiên”, “địa”, “giao”, “miếu”; dưới đó là hàng thứ nhất, để viết những chữ “hoàng thượng”, “thánh thượng”, lại dưới nữa là hàng thứ hai, để viết những chữ thuộc về đức tính hay công việc của nhà vua. Khi làm văn “kim”, tức là thứ văn nói về hiện đại, chuyên để tán tụng nhà vua, thì theo lệ đó mà viết. Ví như gặp câu “đức hoàng thượng ta nay đem tư chất cường kiện của quẻ Kiền, coi vận hội hanh thông của quẻ Thái”, thì chữ “hoàng thượng” phải viết lên hàng thứ nhất, chữ “đem” phải viết lên hàng thứ hai, vì nó là chữ thuộc về công việc của nhà vua, chữ “tư chất cường kiện” cũng phải viết lên hàng thứ hai, vì nó là chữ thuộc về đức tính nhà vua.
Trái thế, ấy là khiếm đài, nhẹ thì bị hỏng, nặng thì còn phải tội nữa.
Thế nào là “khiếm trang”?
“Trang” là kính trọng. Khiếm trang nghĩa là thiếu sự kính trong đối vi nhà vua.
Khoản này không có lệ định rõ ràng, vì nó mông mênh không bờ, giấy mực không thể nói hết.
Nhưng mà trong khi tập văn, thày học đã phải dặn dò học trò từng li.
Hết thảy những chữ xấu nghĩa, không được đặt liền với những chữ chỉ về ông vua như là “hoàng”, “đế”, “quân”, “vương” chẳng hạn. Dù mà mấy chữ sau đó không nói v ông vua nào, cũng cứ phải kiêng như thế. Văn “kim” vậy, văn “cổ” cũng vậy.
Thí dụ câu “cách quân tâm chi phi”, nghĩa chính là “chữa lại điều trái trong lòng vuà”, không cố ý gì xấu cả. Thế nhung, chữ “cách” lại có nghĩa nữa là đấm, đạt nó liền với chữ “quân”, người ta có thể cắt nghĩa ra là “đấm vua”. Hay như hai câu “thẩn vũ bất sát, đế đức quảng phu”, nghĩa thật chỉ là “oai mạnh thiêng  liêng không cần giết ai, đức của nhà vua vẫn cứ lan rng”, chữ “sát” ở cuối câu trên không dính gì đến chữ “đế” ở đầu câu dưới. Nhưng hai chữ ấy đặt liền với nhau, người ta có thể cắt nghĩa ra là “giết vua”. Nhng trường hợp đều gọi là “trệ”,  cũng như “khiếm trang”.
Ấy là kể qua cho biết đó thôi. Chi tiết của lệ này còn có nhiều điều kỳ quc, muốn nói cho đủ, ít ra phải viết bằng một cuốn sách.
Các ngài đừng tưởng “khiếm trang” chỉ là tội thường, nó còn nguy hiểm hơn “phạm huý” nữa.
Viên Mai (danh sỹ đời Thanh), khi vào thi hội, gp bài “phú, đắc nhân phong tưởng ngọc kha”, ông ta muốn mô tả chữ “tưởng”, mới làm hai câu thích thực như vầy:
Thanh nghi lai cấm uyển,
Nhân tự cách thiên hà
Dịch ra tiếng ta thì là:
Tiếng, ngỡ từ vườn cấm
 Người, như cách bến Ngân
Như vậy thì có gì là phạm tệ? Chỉ vì chữ “nhân” ở câu trên chỉ v nhà vua. Gọi vua người, ấy là một cái tội lớn. Vì vậy, quan trường cho là “bất trang” nhất định đánh hỏng. Nhờ có viên Đại tư mã họ Cam hết sức bênh vực, mới được thoát nạn. Khoa ấy ông ta được đỗ Tiến sỹ, có làm bài thơ cám ơn viên Đại tư họ Cam. Bài thơ ấy và c đu đuôi truyện này, ông ta có chép vào tập Tiểu sương sơn thi phồng”.
Ông Đặng Dùy Trứ (người đi Tự Đức, ta vẫn gọi là quan Bình chuẩn, vì ông ấy đã có làm chức Bình chuẩn), khi đi thi hội đã đậu thứ Bẩy. Lúc vào thi đình, ông ta suýt chết chỉ vì bốn chữ “gia miêu chi hại” lỡ viết vào trong quyn thi.
Theo đúng nghĩa đen của nó, thì “gia miêu chi hại” chỉ có nghĩa là cái hại “của giống lúa tốt”. Bản ý ông Trứ trong mấy chữ ấy cũng chỉ định nói có thế, không động gì đến nhà vua. Chết vì hai chữ “gia miêu” lại trùng với tên quê nhà Nguyễn, người ta có thể cắt nghĩa ra là “cái hại của làng Gia  miêu”. Vì vậy, ông Hà Tôn Quyền, chủ  khảo khoa ấy, nhất định hạch về chỗ đó. Đáng lẽ ông Trứ phải kết án chém, may vì cha ông có công với nhà vua, cho nên chi bị đánh hỏng và bị cách tuột cử  nhân là cái khoa bảng ông ấy đã đậu từ trước. Trong bài thơ “điện thí đắc truật” gửi cho ông Nguyễn Đăng Giai in ở tập “Đặng Hoàng Trung thi sao”, ông Trứ có thuật chuyện này. Sau đó, ông ấy lại được ân xá, cho đi thi hương và rồi lại đậu thủ khoa.
Hai ông này tuy bị hú vía, nhưng còn được đậu. Đến như cái ca ông Khuất Duy Nhận mới đau đớn chớ.
Ông này cũng người về đi Tự Đức đã đậu cử nhân lại đậu tiến sĩ. Sau vì tội lệ sao đó, ông ta bị cách tất cả tiến sĩ cử nhân, nhưng mà lại được đi thi. Ông ấy đã thi thêm nhiều khoa nữa, song đều trượt cả. Đến khoa sau cùng, quan trường có ý thương hại, bàn nhau thế nào cũng lấy ông ấy vào ngạch tú tài, cho khỏi khổ thân ông già.
Kỳ thứ nhất hai bài kinh nghĩa văn của ông Nhận trôi chảy không sao. Đến kỳ thứ hai là một bài thơ và một bài phú. Theo đúng trường qui, mỗi trang của quyển thi chỉ được viết làm sáu giòng. trang đầu, giòng thứ nhất viết đầu bài thơ, giòng thứ sáu viết đầu bài phú, còn bốn giòng giữa thì để viết tám câu thơ, nhưng ít nhất cũng phải để giòng thứ năm được có ba chữ. Trái thế là thiệp tích. Rủi cho ông Nhận, viết chữ mau quá, mới đến nửa giòng thứ ba, đã gần hết sáu câu thơ. Còn hai câu nữa, không thể dàn ra cho đủ một giòng thứ tư và ba chữ ở giòng thứ năm. Ông ấy nghĩ ra một kế rất diệu, là, làm một câu thơ “kim” để nó có chỗ nói đến nhà vua, rồi lợi dụng cái chữ thuộc về vua đó mà sang giòng và đài lên đầu giòng, cho giòng thứ năm khổng phải bỏ trắng. Bài thơ khoa ấy đầu đề là “Tâm học uyển  nguyên hai câu thơ “kim” của ông Nhận như vầy:
Tâm kính trừng thanh hân ngưỡng thánh,
Khẳng giao vật dục luỵ ngô thân
Theo quy tắc nhà trường, chữ “thánh” phải sang giòng và viết lên hàng thứ, dù mà nó ở giữa câu. Như thế là tránh được cái tội “thiệp tích”. Nhưng lại khổ về chữ “ngô”. Hai câu ấy nghĩa như thế này:
Trong suốt gương lòng, mừng Thánh thượng,
Há cho vật dục bợn mình ta”.
trên đã nói “Thánh thượng” mà ở dưới còn nói “mình ta”, tức là bất  trang, người ta phê cho chữ “trệ”. Ông ấy lại bị hỏng. Oan  uổng biết chừng nào.
Lối văn khoa cử đã là một thứ hư văn vô dụng, có thể làm hư những người tập về nghề ấy. Lại thêm những xiềng xích quái gở như thế thì trong mấy nghìn năm biết bao nhiêu ngưi đã bị chôn sống vì nó?
Người ta thường trách các nhà văn học nước ta ngày xưa không phát minh được một điều gì để lại cho đời sau. Nhưng ở cái nước mà văn học bị nhiều xiềng xích đến vậy, con nhà văn tránh được khỏi tội đã phúc lắm rồi, thì giờ đâu mà nghĩ đến chuyện phát minh? Chúng ta chỉ khen các cụ kiên nhẫn sống ở cái nước như thế, mà vẫn không làm cách mệnh./.






[1] Dấu của quan trường giáp lề trang nhất và trang nhì.
[2] Du đóng giữa trang nhất.
[3] Hàng đầu giòng và hàng cuối giòng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét