Khiemnguyen

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Tản văn là tản văn!

ĐI TÌM THUYẾT GIỚI VỀ TẢN VĂN BÁO CHÍ


TẢN VĂN LÀ TẢN VĂN
(Rút từ tập Tản văn và truyện ngắn Giả Bình Ao[1])



Nguyễn Bùi Khiêm


Bạn có nằm mơ cũng chẳng nghĩ tới, thời đại bây giờ là thời đại thích hợp với thể loại tản văn. Tản văn dễ biểu hiện tâm tư nhất, mà tâm tư bây giờ lại phong phú hơn bất cứ lúc nào, có phấn chấn, có trầm lắng, có lành mạnh, có đồi bại, xúc động, lạnh lùng, hoan hô, phản đối... mâu thuẫn mỗi ngày một đan xen, nhiều tầng nhiều lớp, tâm tư thì càng phong phú sinh động.
Thật vậy, lâu nay tản văn bị ghẻ lạnh. Bạn khỏi cần cảm kích quá, cũng không cần thở ngắn than dài, oán trời được ư, lo đất được ư, bản thân nó đã mất chân tình, thì sao lại trách người đời vô tình! Một vị đại gia xuất hiện, học trò trong thiên hạ có hàng vạn hàng vạn, đại gia có thể làm cho học trò được lợi, đại gia cũng có thể khiến học trò bị tổn thất. Nghệ thuật lúc thịnh lúc suy, đó là thời thế mà. Quét sạch lá úa cành khô, sửa lại rào dậu, thu vén ruộng vườn. Điều cần có lúc này là cả gan và cả lực. Nhớ kỹ: bất kỳ một vị đại gia nào, bất cứ một tác phẩm có tên tuổi nào, khi bạn học tập anh ta, bạn phải kéo anh ta xuống dưới chân bạn. Đó không phải là ngông cuồng, mà chính là biết cái mạnh của họ, biết chỗ yếu của họ, lấy cái tinh thần cốt lõi, loại bỏ lông da (tr11).
Bạn luôn buồn phiền, tầm quan trọng của tản văn không bằng tiểu thuyết. Nhưng bạn lại viết non non nước nước, phong hoa tuyết nguyệt hết bài này đến bài khác. Tản văn lẽ nào chỉ là trò vụn vặt để người ta tiêu khiển? Chỉ là thuật chơi chữ giở đi giở lại? Hừ, bạn đáng thương đã bỏ tản văn vào trong khoang, thì sao tản văn không thể nhốt bạn lại. Xin đừng làm văn chương trên danh lam, xin đừng làm văn chương trên thắng cảnh, bạn hãy đi vào cuộc sống thường ngày, để đời sống thường ngày đi vào tản văn. Chân văn mới là tân văn, tân văn mới là kỳ văn.
Có lẽ bạn đã quen dùng khẩu khí ăn to nói lớn, dùng văn tự nổi trội bất ngờ. Xin hỏi, bạn có ngụ ý to lớn không? Bạn đã quen với to tát, nổi trội của bạn, người đời cũng đã quen phù hoa của bạn, những cái vĩ đại mà trống rỗng sẽ làm đụng độ đến sứt đầu mẻ trán. Nhưng ngược lại, sao lại viết ngọt ngào như vậy? Khéo như vậy? Bạn không rõ lắm đâu! Khéo lắm sẽ làm bạn can trở nên kênh kiệu, vàng vọt, nhỏ bé.
Nhà viết tiểu thuyết có thể dùng giọng tản văn văn viế tiểu thuyết, thì tại sao bạn không thể dùng cách viết tiểu thuyết để viết tản văn? Quả thật, tản văn không phải lấy miêu tả nhân vật làm mục đích, song có lý do nào lại bắt con người phải đứng ngoài cửa tản văn? Nhưng bạn lại lầm rồi, cho rằng tình tiết đơn giản là tản văn, tình tiết phức tạp là tiểu thuyết, biên tập đành phải đưa tản văn của bạn vào trong dấu riêng của tiểu thuyết, đành như thế mà thôi. (tr12).
Điều quan trọng hơn của tản văn vẫn là chi tiết, thậm chí còn tinh hơn tiểu thuyết, tài, thức, học, so với bất cứ môn nghệ thuật nào đều kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Cảm thụ chân thực, ngâm ngợi thưởng thức độc đáo, ngụ ý sâu xa, không phải nhờ vào thiên tài bịa chuyện, không phải dựa vào trờ chơi từ vựng xanh xanh đỏ đỏ, sự thực đã chứng minh tản văn không cần luận điệu của đời sống là vô tri biết chừng nào.
Người khác cứ nhắc đi nhắc lại câu nói cũ: "hình tản thần không tản". Tản văn chú trọng nhất là kết cấu chặt chẽ, song lại phải nhẹ nhõm thoải mái. Xin giữ lại không gian, để trống lại những chỗ chơi trò úm của bạn. Nghệ thuật là nghệ thuật của biểu hiện, chứ không phải đòi bạn tái hiện; kỹ xảo là kĩ xảo không khoe khoang.
Đã nói hàng trăm lần, ngàn lần, không được chỉ khi sáng tác bạn mới là nhà nghệ thuật, mà mỗi giờ mỗi khắc trong đời sống, bạn đều phải nhớ trách nhiệm của mình, nhưng trên lĩnh vực bồi dưỡng chất bổ nghệ thuật, bạn làm kém quá, kém lắm. Bạn phải hiểu rõ, vạn sự vạn vật đều có thể đi vào văn pháp, hiểu đến tận cùng đạo lý của sự vật sẽ nghĩ ra nhiều điều kì diệu. Cứ làm như thế, bạn khỏi phải buồn không có góc độ mới và kết cấu mới.
Có thể nói, chịu không nổi quạnh vắng, chịu không nổi cô độc là nhược điểm chí mạng nhất của bạn. Một cuốn “Tây du ký” lẽ nào không thể gợi ý cho bạn "lấy kinh phải lòng thành, trừ quái phải dùng sức" ư? Đạo lý của nghệ thuật, có cái có thể nói ra, có cái không thể nói ra. Đạt Mâ có thể quay mặt vào tường 10 năm, sao bạn không nuôi chí đi tìm chân lý nghệ thuật chỉ hiểu ý chứ không thể nói ra? Phải khiêm tốn, có lòng khiêm tốn bao la rộng mở, bạn sẽ có tự giác cao độ, mà không rơi vào ăn đong, gặp sao nói thế, hải tĩnh, bình tĩnh, yên lặng quan sát vạn vật tự nhiên, bạn mới có lòng tự tin hiểu thấu đáo bản chất sự việc, mà không rơi vào phù hoa loè loẹt bên ngoài. (tr13).
Bạn có thể thử xem, ôm tạp chí lưu hành, mà đi tìm kiếm những tinh hoa, tiếp thu những cốt lõi, hay bỏ công dốc sức đi tìm những phương pháp tương tự tương thông với văn học của phái hiện đại phương Tây trong nghệ thuật cổ điển TQ. Nghệ thuật hoà nhập tương thông với nhau trên thế giới, khác biệt chỉ là biểu hiện không giống nhau do khí chất dân tộc quyết định mà thôi. So sánh và tìm tòi tự những chỗ tương thông tương tự của chúng có lẽ là một lối thoát có thể biểu hiện tốt nhất tâm tư và đời sống của người TQ hôm nay./. (tr14).



Nguyễn Bùi Khiêm




[1] Giả Bình Ao sinh năm 1953 là một nhà văn đặc sắc đương đại của Trung Quốc. Giả Bình Ao có sở trường là viết tản văn (Trung Quốc gọi tản văn là để phân biệt với vận văn và biên văn). Những bài viết không phải thơ, từ, ca, phú, khúc, v.v... thì đều gọi là tản văn. Nhưng ngày nay, tản văn mọi người ưa đọc, ưa viết có phạm vi hẹp hơn nhiều, thông thường chỉ loại mỹ văn, tiếng Trung Quốc gọi là "nhứ ngữ tản văn" (tản văn thủ thỉ tâm tình). "Ngõ ngũ vị" là một tản văn được coi là bài mỹ văn xuất sắc tiêu biểu cho thể "tản văn Bình Ao". Những bài tản văn của ông mang đậm nét văn xuôi truyền thống và đầy tính triết lý phương Đông. Trong thời kỳ văn học mới kể từ năm 1977, tản văn của Giả Bình Ao được xếp ngang hàng với tản văn của những bậc tiền bối như Ba Kim, Tôn Lê, Tông Phác...và với những người cùng lứa như Trương Khiết, Vương Anh Kỳ, Trương Thừa Chí, Sử Thiết Sinh, Dư Thu Vũ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét